Bộ GTVT vẫn bỏ ngỏ quy định về các loại xe tự lái, xe kinh doanh
Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến sửa Luật Giao thông đường bộ (GTĐB). Tuy nhiên, vấn đề rất được quan tâm là phân biệt và quản lý các loại xe kinh doanh và không kinh doanh vận tài, các loại xe tự lái… theo công nghệ mới còn đang được “bỏ ngỏ”.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi vẫn để ngỏ quy định về các loại hình vận tải như Grab để nghĩ cách quản lý sao cho phù hợp. Ảnh:TL
Trong dự thảo luật, tại Chương IV quy định về “Phương tiện giao thông đường bộ” chỉ ghi: “Nghiên cứu, bổ sung việc phân loại để nhận biết, quản lý xe kinh doanh và xe không kinh doanh vận tải, về quy định liên quan đến tài khoản của chủ phương tiện”. Đồng thời cũng sẽ bổ sung quy định về xe tự lái, quản lý xe máy điện và xe đạp điện.
Tuy nhiên, các quy định này chưa được đề cập cụ thể hơn trong khi đây là vấn đề quan tâm hàng đầu vì luật quy định thế nào sẽ dẫn đến quản lý các phương tiện theo hướng đó.
Kinh doanh vận tải là việc chở người, chở hàng nhưng quy định cách chở người, chở hàng thế nào là kinh doanh vận tải lại lúng túng và chưa rõ.
Video đang HOT
Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến lần đầu về dự luật sửa đổi diễn ra tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) hôm 27-8, rất nhiều ý kiến cho rằng, quy định mới của luật cần nhất là phân biệt được các loại hình vận tải mới. Như ý kiến của ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, luật hiện hành quy định 5 loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Nhưng hiện tại những loại hình như Grab… lại chưa được định danh. Dẫn đến các điều kiện kinh doanh giữa taxi truyền thống và xe hợp đồng điện tử như Grab, Uber (trước đây) không bình đẳng. Dự thảo hiện tại cũng quy định: kinh doanh vận tải là việc chở người, chở hàng nhưng quy định cách chở người, chở hàng thế nào là kinh doanh vận tải lại lúng túng và chưa rõ.
Một đại diện của Công ty FPT đề nghị luật sửa đổi cần có quy định về phương tiện giao thông thông minh. Hiện nay, FPT đã có xe tự lái do doanh nghiệp đăng ký bản quyền nhưng mới chỉ vận hành trong khuôn viên của công ty. Muốn đi xa hơn phạm vi ngoài trụ sở cho phương tiện này vẫn phải chờ quy định của bộ.
Ngay cả vật thể bay (drone) hiện hãng Amazon và một số hãng thời trang lớn đã đưa vào làm phương tiện giao hàng cũng cần có hàng lang pháp lý. Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Logistic Việt Nam cho rằng, trên thế giới có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những phương tiện vừa đi trên bộ, vừa đi dưới nước hoặc phương tiện tham gia giao thông đường bộ lại có thể giao hàng như drone đã nói ở trên. Do đó, bài toàn quản lý với tầm kiểm soát xa tốc độ biến đổi không ngừng của công nghệ phải được Bộ GTVT nghiên cứu thật kỹ, tránh những lỗ hổng lớn như hiện nay.
Theo thesaigontimes
Xe Grab có thể phải gắn mào 'taxi điện tử' trên nóc
Lái xe Grab phải cung cấp cho hành khách các thông tin về doanh nghiệp, họ và tên lái xe, số giấy phép lái xe, số điện thoại...
Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến dự thảo lần 4 Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô. Điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là nhiều quy định áp dụng với các loại xe sử dụng hợp đồng điện tử, tính tiền thông qua phần mềm (xe Grab), có nội dung giống như taxi truyền thống.
Theo đó, xe hợp đồng điện tử phải có phù hiệu "XE TAXI" gắn trên kính xe, niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định, có hộp đèn với chữ "TAXI ĐIỆN TỬ" gắn cố định trên nóc xe.
Dự thảo yêu cầu phần mềm kết nối để giao dịch với hành khách phải có thông tin về doanh nghiệp quản lý như tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế; thông tin về lái xe như họ tên, hạng giấy phép, số giấy phép lái xe, số điện thoại; thông tin về xe như biển kiểm soát, nhãn hiệu và sức chứa, năm sản xuất.
Cùng với đó là các thông tin về chuyến đi như điểm đến, thời gian; hành trình; cự ly chuyến đi; thông tin về giá cước và số tiền khách phải trả.
Để kiểm soát doanh thu và thuế của taxi công nghệ, Bộ Giao thông yêu cầu đơn vị kinh doanh phải gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng, đồng thời gửi thông tin về Tổng cục Thuế. Phần mềm đặt xe phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử, đăng ký với Bộ Công thương, thông báo với Sở Giao thông nơi cấp phép kinh doanh.
Với doanh nghiệp kinh doanh đồng thời theo hình thức taxi truyền thống (đồng hồ tính tiền) và công nghệ (phần mềm tính tiền), có thể lựa chọn gắn mào "taxi" hoặc "taxi điện tử".
Theo giải trình của Bộ Giao thông, việc bổ sung quy định xe taxi tính tiền thông qua phần mềm là "TAXI ĐIỆN TỬ" nhằm khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải; đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị taxi truyền thống và taxi công nghệ.
Ngoài ra, qua công tác kiểm tra với xe hợp đồng điện tử, cơ quan chức năng đã phát hiện có nhiều tồn tại như doanh nghiệp không cung cấp danh sách lái xe và số phương tiện, một số đơn vị có giấy phép kinh doanh vận tải nhưng không xin cấp phù hiệu cho xe, lái xe không có hợp đồng lao động... Do đó, Bộ Giao thông cho rằng cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp và lái xe.
Cả nước có 866 đơn vị vận tải với hơn 36.800 phương tiện tham gia thí điểm hợp đồng điện tử. Trong đó TP HCM có 506 doanh nghiệp, 3 nhà cung cấp phần mềm, với 21.600 xe. TP Hà Nội có 354 đơn vị vận tải, 7 nhà cung cấp phần mềm, với hơn 15.000 xe.
Hiện xe hợp đồng điện tử chỉ được gắn phù hiệu nhỏ trên xe, không có mào trên nóc nên cơ quan chức năng và hành khách khó phân biệt với taxi truyền thống.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Thứ trưởng Giao thông muốn siết quản lý thuế của Uber, Grab Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng việc quản lý tài chính của cơ quan nhà nước với Uber, Grab còn mật mờ, gây tranh cãi. Tại dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, Bộ Giao thông Vận tải muốn bổ sung quy định cho...