Bộ GTVT “tước” quyền chủ đầu tư hàng loạt dự án của ngành đường sắt
Bộ GTVT vừa “tước” quyền chủ đầu tư các dự án vốn ngân sách, vốn ODA đã giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam. Trong đó có dự án đường sắt tai tiếng vì nhận hối lộ của JTC và dự án “đội” vốn 300 triệu USD.
Quyết định chuyển chức năng chủ đầu tư một số dự án đầu tư trong lĩnh vực đường sắt được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) áp dụng đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Cục ĐSVN.
Hàng loạt dự án đường sắt ĐSVN đang thực hiện và chuẩn bị đầu tư vừa bị Bộ GTVT “tước” quyền làm chủ đầu tư
Với Tổng Công ty ĐSVN, Bộ GTVT chuyển chức năng của 7 dự án đang thực hiện mà Tổng Công ty này giữ vai trò là chủ đầu tư. Trong đó có dự án đầy tai tiếng trong vụ nhận hối lộ 80 triệu Yên của nhà thầu JTC Nhật Bản. Đó là Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1, vay vốn Nhật Bản; Dự án xâu dựng đường sắt độ thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 2 (bao gồm dự án 2A và 2B), vốn vay Nhật Bản. Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TPHCM (44 cầu), vốn vay Nhật Bản;
Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai, vốn vay ADB AFD DGTPE; Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Vinh – TPHCM, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 1), vốn vay Trung Quốc; Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (giai đoạn 1), vốn vay Trung Quốc; Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội – Vinh, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 2), vốn vay Cộng hòa Pháp.
Video đang HOT
Có 6 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bị Bộ GTVT “tước” vai trò chủ đầu tư với Tổng Công ty này, gồm: Cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân, dự kiến vốn vay Nhật Bản; Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TPHCM (giai đoạn 2) với 56 cầu, dự kiến vốn vay Nhật Bản; Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Vinh – TPHCM, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 2), vốn vay Trung Quốc; Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (giai đoạn 2), vốn vay Trung Quốc;
Dự án Cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM, dự kiến vốn vay Trung Quốc; Dự án đường sắt Trảng Bom – Hưng Hòa, bao gồm 2 dự án thành phần vận hành độc lập: Đường sắt Trảng Bom – Dĩ An, đường sắt Dĩ An – Hưng Hòa, dự kiến vốn vay Nhật Bản.
Đối với Cục ĐSVN, Bộ GTVT “tước” quyền chủ đầu tư các dự án đã giao cho Cục này, trong đó có 3 dự án đang đầu tư và 2 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, trong số này có Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc và đang phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thêm 300 triệu USD, cũng liên quan đến Dự án này Cục trưởng Cục ĐSVN từng bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đình chỉ công tác vì có phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành GTVT.
Dự kiến, Bộ GTVT sẽ sớm sáp nhập Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc Cục ĐSVN) và Ban quản lý các dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty ĐSVN) để chuyển ban này về trực thuộc Bộ GTVT.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Đường sắt Việt Nam cổ phần hóa hàng loạt công ty trực thuộc
Đảng ủy Tổng công ty ĐSVN vừa ban hành Nghị quyết số 12-NQ/ĐU về Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Đướng sắt Việt Nam, trong đó quyết định cổ phần hóa Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.
Theo đó, Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ được cổ phần hóa thành 2 công ty cổ phần. Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi 2 công ty hạch toán phụ thuộc thành 2 Công ty TNHH MTV Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong năm 2014 để các công ty TNHH MTV Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn hoạt động từ 1/1/2015. Việc chuyển đổi này sẽ hoàn thành trong năm 2015 để các công ty CP Vận tải ĐS Hà Nội và Sài Gòn hoạt động từ 1/1/2016.
Đường sắt Việt Nam sẽ cổ phần hóa hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc
Đối với Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quyết định sáp nhập Xí nghiệp Cao su đường sắt vào Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; tách Nhà máy Xe lửa Gia Lâm ra khỏi Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và chuyển thành công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoàn thành trước ngày 31/12/2014.
Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An và Công ty TNHH MTV Xe lửa Gia Lâm thành 2 công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An và Gia Lâm trong năm 2015 để 2 công ty cổ phần này hoạt động từ 1/1/2016.
Đối với các công ty bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, cổ phần hóa 20 công ty quản lý kết cấu hạ tầng ĐS thành 20 công ty cổ phần bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (trong đó có 15 công ty cổ phần bảo trì cầu, đường sắt và 5 công ty cổ phần bảo trì thông tin tín hiệu đường sắt). Việc chuyển đổi thực hiện trong năm 2015 để các công ty cổ phần này hoạt động từ 1/1/2016.
Đối với các đơn vị sự nghiệp như: Trường cao đẳng nghề Đường sắt, Trung tâm Y tế đường sắt và Báo Đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu xây dựng phương án tổ chức và cơ chế hoạt động phù hợp.
Theo đó, từ năm 2015, Trường cao đẳng nghề Đường sắt là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tự đảm bảo 50% chi phí hoạt động thường xuyên và từ năm 2020 tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm Y tế đường sắt tự chủ về tài chính, hoạt động độc lập từ 1/1/2016. Tổng công ty và các đơn vị trong Tổng công ty đặt hàng để Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác y tế thông qua hợp đồng kinh tế. Báo ĐS là đơn vị sự nghiệp có thu, tự cân đối kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên từ 1/1/2016.
Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo rà soát, nghiên cứu và đề xuất việc thoái vốn của Tổng công ty tại các công ty cổ phần tư vấn, xây dựng cơ bản xuống dưới 30% vốn điều lệ trong tháng 9/2014 để xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty cũng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty chỉ đạo hoàn thiện đề án "Tổ chức, quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia" để trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trong tháng 7 này.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Xót xa cảnh mẹ sinh con khi biết mình... sắp chết Ôm chặt đứa con còn đỏ hỏn vào lòng, chị chỉ biết cúi gằm xuống để cố giấu đi gương mặt biến dạng của mình mà khóc. Căn bệnh ung thư đã vào giai đoạn cuối khiến chị chỉ còn sống bằng giây, bằng phút nhưng 3 đứa con thơ dại không biết sẽ ra sao? Bước vào căn phòng nhỏ với ánh...