Bộ GTVT “trảm” 9 nhà sản xuất lắp hộp đen!
-”Qua đợt thanh tra, Thanh tra Bộ GTVT đã rút giấy phép hoạt động của 9 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) ra thị trường..”, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết.
9 nhà sản xuất hộp đen “lởm”
Đánh giá về việc sản xuất thiết bị hộp đen của các đơn vị qua đợt kiểm tra lần 4, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT cho rằng, hầu hết các DN vận tải đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định lắp đặt thiết bị hộp đen. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn cố tình vi phạm các quy định đã đề ra về chất lượng hộp đen.
Chỉ trong thời gian 1h đồng hồ tại Bến xe Giáp Bát, đoàn thanh tra kiểm tra ngẫu nhiên hiện trường 3 xe thì 2 xe của Công ty CP phát triển công nghệ điện tử MID Việt Nam (MID) không trích xuất được bất cứ thông tin nào, 1 xe có thông tin nhưng không đầy đủ; máy chủ xử lý báo cáo theo các tiêu chí của Bộ GTVT gần như bị tê liệt, mất hàng chục phút cũng không thể trích xuất được thông tin…
Các đơn vị cung cấp thiết bị hộp đen có nhiều sai phạm tiếp tục bị Bộ GTVT thanh kiểm tra xử lý.
Tương tự, kiểm tra hộp đen trên xe khách BKS 18N-1266 do lái xe Triệu Văn Hoà của Công ty CP Vận tải Đức Lượng, không niêm yết hướng dẫn sử dụng trên xe, không trích xuất được thông tin tại thời điểm hiện tại, kết quả in chỉ ra dòng chữ duy nhất “không có dữ liệu”; xe khách BKS 18B-00162 có thiết bị hộp đen cũng không trích xuất được thông tin, thậm chí, kỹ thuật viên của Công ty MID lên thao tác nhưng cũng không trích xuất được ra kết quả.
“Đoàn kiểm tra chỉ cần nếu phát hiện thêm 1 vi phạm nữa thì sẽ thu hồi giấy phép hoạt động của MID”. ông Sỹ cho biết.
Tiếp tục kiểm tra xe 35N-8177, 35N-8671 của Công ty CP vận tải ô tô Ninh Bình có lắp thiết bị hộp đen của đơn vị sản xuất Công ty CP HC-Phát triển công nghệ Smart Parking, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị giám sát hành trình lắp trên 2 phương tiện này dù trích xuất được các thông tin nhưng lại không có dữ liệu trong 30 ngày.
Video đang HOT
Ông Sỹ cho biết, qua đợt thanh tra này lực lượng Thanh tra đã “lật tẩy” hàng loạt vi phạm của các nhà sản xuất bằng cách “phù phép” tem chứng nhận hợp quy, có dấu hiệu lừa đảo và không trung thực với khách hàng.
Cụ thể, thiết bị của Liên danh sản xuất lắp ráp thiết bị giám sát hành trình Công ty CP GPS Track Việt Nam và Công ty CP Phát triển công nghệ Hà An có hệ thống dây chuyền sản xuất bị đình trệ, phần cứng không đúng với quy chuẩn đăng ký với Bộ GTVT, trích xuất thiếu dữ liệu, không có dịch vụ duy trì chăm sóc sản phẩm sau bán hàng…
Thanh tra Bộ đã quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của 2 đơn vị trên.
Dừng cấp phép để loại bỏ DN sản xuất thiết bị rởm
Khẳng định trên thị trường có quá nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp thiết bị chỉ chạy theo lợi nhuận không quan tâm đến chất lượng, ông Nguyễn Văn Huyện cho rằng, cần loại bỏ bớt những nhà cung cấp thiết bị hộp đen không tốt, đồng thời loại bớt &’cò’ trung gian (các đại lý bán hàng) để nâng cao chất lượng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
“Trong tổng số 52 đơn vị đăng ký sản xuất thiết bị GSHT với Bộ GTVT thì đoàn kiểm tra đã thu hồi giấy phép hoạt động của 9 doanh nghiệp do vi phạm các quy định. Đối với các đơn vị sản xuất, cung ứng hộp đen còn vướng các lỗi nhỏ Bộ GTVT cho thời hạn 3 tháng để khắc phục, nếu không hoàn thành Bộ sẽ thu hồi giấy phép’, ông Huyện cho hay.
Ông Huyện cho biết thêm, mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký văn bản quyết định dừng cấp phép đơn vị sản xuất hộp đen để quản lý, theo dõi các nhà sản xuất. Chỉ khi nào trên thị trường thiếu sản phẩm hộp đen lắp đặt cho các đơn vị vận tải thì Bộ mới cấp phép mở rộng thêm.
Liên quan đến việc hậu kiểm, theo dõi các nhà sản xuất thiết bị giám sát hành trình sau khi lắp đặt cho đơn vị vận tải, theo ông Huyện, đến ngày 15/10 tới, các nhà xe lắp đặt hộp đen phải có trách nhiệm gửi thông tin dữ liệu báo về trung tâm dữ liệu của Tổng cục Đường bộ với tần suất 1 phút/lần.
Thanh tra Bộ GTVT cũng đã yêu cầu tất cả các Sở GTVT địa phương phải báo cáo có số lượng nhà cung cấp thiết bị GSHT và giao cho Sở theo dõi chính những nhà sản xuất này nhằm phân cấp quản lý, theo dõi.
Vũ Điệp
Theo VNN
Thanh tra phát hiện nhiều lái xe khách là... "con nghiện"
Hàng loạt vi phạm từ tốc độ, không lắp thiết bị giám sát hành trình, chở quá tải, nghiêm trọng hơn là nhiều lái xe sử dụng ma túy... tại nhiều tỉnh, thành đã được đoàn thanh tra Bộ GTVT phát hiện.
Ngày 22.8, đoàn kiểm tra của Bộ GTVT đã có kết quả thanh tra đột xuất hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định tại Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Báo động lái xe khách sử dụng ma túy (ảnh minh họa - một vụ tai nạn giao thông).
Cả ba tỉnh tai nạn giao thông đều tăng (?!)
Theo kết quả của đoàn kiểm tra, tình hình TNGT trên địa bàn 3 tỉnh đều tăng. Tại Khánh Hòa, trong 7 tháng năm 2013 đã tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2012. Toàn tỉnh xảy ra 162 vụ TNGT, làm chết 133 người, bị thương 147 người, tăng 27 vụ (20%), tăng 53 người chết (66,3%), tăng 41 người bị thương (38,7%)..
Tại Ninh Thuận cũng tăng cả 3 tiêu chí trong 7 tháng. Cụ thể đã xảy ra 70 vụ TNGT, làm chết 77 người, bị thương 50 người. So với cùng kỳ năm 2012 tăng 21 vụ, tăng 25 người chết, tăng 2 người bị thương. Tại Bình Thuận, trong 8 tháng năm 2013 đã xảy ra 695 vụ TNGT, làm chết 20 người, bị thương 618 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 238 vụ, tăng 51 người chết (tăng 34,2%).
Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT, Phó đoàn kiểm tra - cho biết, qua kiểm tra hoạt động vận tải tại 3 tỉnh đã xuất hiện tình trạng các DN, HTX kinh doanh vận tải không quản lý phương tiện, giao xe cho lái xe quản lý tất cả các khâu như duy tu, bảo dưỡng, thậm chí khoán trắng phương tiện cho lái xe tự quản.
Tiếp đến các DN, HTX vận tải quản lý nhân viên phục vụ trên xe rất lỏng lẻo, không ký hợp đồng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Bộ phận theo dõi điều kiện về ATGT không hoạt động hoặc hoạt động hình thức.
Vấn đề theo dõi, quản lý thiết bị giám sát hành trình, nhắc nhở lái xe khi vượt quá tốc độ, kiểm tra an toàn phương tiện, phân tích đánh giá về ATGT hầu như không được thực hiện.
Đặc biệt, qua kiểm tra vi phạm tốc độ của các phương tiện tại 3 tỉnh này trong 7 tháng có 125/167 thiết bị giám sát hành trình được kiểm tra vi phạm tốc độ (chiếm 76,68%), tốc độ vượt trên 80km/h là 11.272 lần. "Xe khách 79B-006.66 của HTX Hòa Bình vi phạm 889 lần, vi phạm tốc độ cao nhất là 128km/h" - ông Sỹ ví dụ.
Sẽ phạt tiền và thu hồi giấy phép kinh doanh
Đây là khẳng định của ông Thạch Như Sỹ. Theo ông Sỹ, qua kiểm tra 15 DN, HTX kinh doanh vận tải đã phát hiện 8 DN thiếu điều kiện kinh doanh, chiếm 55,33%; 7 đơn vị thiếu đăng ký, niêm yết chất lượng dịch vụ vận tải tại bến xe và trên phương tiện, chiếm 46,66%. Trong đó có 9 xe vi phạm của 5 đơn vị về thiết bị giám sát hành trình.
Đoàn kiểm tra cũng đã giao thanh tra sở GTVT của 3 tỉnh trên phạt hành chính mức tiền dự kiến là 107.300.000 đồng. Ngoài ra, cũng kiến nghị thu hồi 3 giấy phép kinh doanh vận tải của 3 đơn vị, trong dó Khánh Hòa 2 đơn vị, Ninh Thuận 1 đơn vị; thu hồi sổ nhật trình và phù hiệu chạy xe tuyến cố định 19 phương tiện của 6 đơn vị.
Ông Sỹ cũng cho biết thêm, Bộ GTVT cũng đã đề nghị, yêu cầu UBND của 3 tỉnh này chỉ đạo sở GTVT, CA tỉnh tăng cường kiểm tra, tuần tra kiểm soát đối với phương tiện vận tải khách, hàng hóa, trong đó tập trung vào các vi phạm như không lắp thiết bị giám sát hành trình, chở quá khổ, quá tải, chạy quá tốc độ, lái xe sử dụng chất ma túy, không chấp hành đúng giấy phép kinh doanh...
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải của 3 tỉnh trên phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đột xuất với đội ngũ lái xe, kiên quyết loại những lái xe có hành vi sử dụng chất ma túy điều khiển phương tiện giao thông.
Theo Lao động
Bộ trưởng Thăng dọa cách chức GĐ Sở GTVT Hải Phòng CSGT được doanh nghiệp mời nhậu, nạp tiền điện thoại để bỏ qua lỗi vi phạm; Thanh tra đang làm việc thì lãnh đạo tỉnh, cán bộ trung ương gọi điện can thiệp. Đó là tình cảnh diễn ra lâu nay, vừa được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến giữa Ủy ban ATGT Quốc gia với các tỉnh, thành phố. Hội nghị...