Bộ GTVT thanh tra hoạt động vận tải bằng xe khách tại 7 tỉnh
7 tỉnh sẽ bị thanh tra là Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đăk Lăk và Kiên Giang. Hoạt động thanh tra tập trung vào việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh xe khách và hoạt động của bến xe khách trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Huyện – Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) – cho biết thông tin này chiều 3/5. Việc thanh tra được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
“Công tác thanh tra này nhằm chỉ ra những việc làm được để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật; sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động kinh doanh bến xe ôtô khác” – ông Huyện nhấn mạnh.
Thanh tra vận tải bằng xe khách tại 7 tỉnh
Nội dung thanh tra tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Đối với Sở Giao thông Vận tải sẽ thanh tra việc cấp phép kinh doanh vận tải khách bằng ô tô, mở tuyến, công bố tuyến; bổ sung khai thác tuyến, cấp phù hiệu xe, sổ nhật trình chạy xe…
Đối với đơn vị quản lý khai thác, kinh doanh bến xe khách, thanh tra Bộ sẽ tập trung vào việc có đảm bảo các điều kiện hoạt động của bến hay không; thực hiện quy định về giá dịch vụ tại bến xe, thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước.
Bên cạnh đó, với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô tuyến cố định liên tỉnh, đoàn thanh tra sẽ tập trung kiểm tra điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh; nơi đỗ xe theo quy định, thiết bị giám sát hành trình, quản lý lái xe nhân viên phục vụ, kê khai, niêm yết giá cước và thực hiện thu giá cước.
Video đang HOT
Cũng theo ông Huyện, những năm qua, ngành vận tải hành khách phát triển nhanh, hình thức vận tải nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh doanh tham gia đa dạng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể hộ gia đình nên mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Kết quả cuộc thanh tra 6 tỉnh thành về hoạt động vận tải cho thấy, các Hợp tác xã có vài xe nên đa số gom góp số xe này vào để chạy, chủ xe kiêm luôn cả tài xế, hợp đồng lao động chỉ là trên giấy tờ…
“Những tồn tại nêu trên đã tác động xấu đến chất lượng dịch vụ vận tải và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe ôtô khách gây ra trong thời gian gần đây.” – ông Huyện cho hay.
Chánh Thanh tra Bộ cho rằng các cuộc thanh tra ngành vận tải sẽ đưa hoạt động kinh doanh vận tải hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông đồng thời loại bỏ các công ty nhỏ, không cho chạy tuyến đường dài.
Nói thêm về sự cần thiết phải tiến hành thanh tra, ông Thạch Như Sỹ – Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT – cho hay, hiện nay quản lý xe và lái xe vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong công tác quản lý phương tiện, nhiều đơn vị cho thuê xe và chỉ làm dịch vụ vận tải chứ không phải là hoạt động vận tải vì không có bãi, đội ngũ theo dõi quản lý…
Được biết, qua thanh tra tại 5 tỉnh thành với 49 doanh nghiệp vận tải thì có tới 26 đơn vị có số danh sách lái xe không phù hợp với hợp đồng lao động.
Ngoài các nội dung thanh tra nói trên, trong đợt này, Thanh tra Bộ GTVT cũng sẽ chú trọng đến việc lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) của các doanh nghiệp kinh doanh xe khách. Nếu hộp đen lắp trên xe không thể hiện 6 dữ liệu bắt buộc về tốc độ, hành trình, thời gian làm việc của lái xe, số lần dừng đỗ, đóng mở cửa… sẽ không cho xe đó khai thác trên tuyến.
Về đợt thanh tra các đơn vị thử nghiệm và cung cấp hộp đen được tiến hành từ 3-2013, ông Huyện cho biết một vài ngày sẽ công bố kết quả. Tuy nhiên, đến nay đoàn thanh tra đã đề nghị thu hồi giấy phép 2 nhà cung cấp hộp đen vì cung cấp thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn; đồng thời yêu cầu 2 đơn vị này thu hồi các thiết bị đã lắp đặt để điều chỉnh, bổ sung các thông số kỹ thuật đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cũng có 2 đơn vị cung cấp hộp đen bị yêu cầu hiệu chỉnh các hộp đen đã lắp đặt cho các doanh nghiệp vận tải trong vòng 3 tháng rồi mới cho phép tiếp tục cung cấp thiết bị.
Thanh tra Bộ Giao thông cho biết, thời gian thanh tra hoạt động vận tải khách và bến xe dự kiến thực hiện đầu tiên ở Quảng Ninh từ 3/5, tháng 12 kiểm tra tại Đắk Lắk, tháng 8 tại Kiên Giang; các tình Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa sẽ thực hiện thanh kiểm tra trong vòng 2 tháng từ tháng 8 đến cuối năm 2013.
Theo Dantri
Nạn "chặt chém" khách du lịch: "Chỉ có ở Việt Nam!"
"Tôi đã đi rất nhiều nước trên thế giới nhưng không thấy nơi nào có nạn "chặt chém" như ở Việt Nam, đó là điều đáng xấu hổ. Chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để quảng bá du lịch, thế nhưng chúng ta đã mất tất cả....".
Đó là chia sẻ xen lẫn những bức xúc của ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc Kinh doanh của TransViet Travel khi nói về một số vụ chặt chém tiền của khách du lịch nước ngoài mới xảy ra tại Hà Nội.
Theo ông Đạt, để tình trạng này xảy ra là do việc quản lý chưa chặt chẽ, do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để giải quyết vấn đề.
"Mỗi khi có sự việc xảy ra thì các ngành rốt ráo triển khai ra quân, xử lý, thế nhưng cũng chỉ được dăm ba ngày rồi đâu lại vào đó, điều này không khác gì "bắt cóc bỏ đĩa" - ông Đạt cho hay.
Nhóm "nữ quái" Bờ Hồ quây du khách nước ngoài để "ăn chặn" tiền
(ảnh minh họa: Hữu Nghị)
Cũng theo ông Đạt, chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền của để quảng bá du lịch, để đưa du khách về với Việt Nam. Nhưng khi đến Việt Nam rồi, du khách nước ngoài phải đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những kiểu làm ăn chộp giật, nạn nhân của những vụ lừa đảo ăn tiền... thì họ sẽ có ấn tượng xấu về con người và đất nước chúng ta, họ mất cảm tình và không còn muốn đến với chúng ta nữa. Như vậy là bao nhiêu công sức và tiền của quảng bá đều... bỏ biển.
"Những vụ việc được đưa lên báo chí chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đã và đang xảy ra đối với khách du lịch. Ví như nạn móc túi khách nước ngoài trên phố cổ Hà Nội diễn ra công khai lâu nay, nạn chèo kéo mua bán đồ lưu niệm làm phiền du khách... nhưng các đối tượng vẫn lọt lưới pháp luật." - ông Đạt phân trần.
Hành động "chặt chém" du khách không chỉ có ở Hà Nội mà đang xảy ra ở khắp các điểm du lịch hiện nay, thậm chí người "chịu trận" còn là những người có "chức danh" hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc Truyền thông Công ty Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam cho biết: "Tôi đã từng bị chặt chém khi đi taxi ở Hà Nội nên rất hiểu. Là người Việt chúng ta còn bị sốc chứ nói gì đến du khách nước ngoài. Đây thực sự là điều đáng xấu hổ đối với bạn bè quốc tế".
Mồm năm miệng mười "đòi" tiền du khách. Đây là hành động đáng xấu hổ, làm mất hình ảnh của du lịch Việt Nam ( ảnh minh họa: Hữu Nghị)
Lý giải việc các đối tượng lừa đảo, móc túi tập trung vào du khách nước ngoài, theo ông Mẫn là do tâm lý của các đối tượng này nghĩ người nước ngoài dễ lừa và họ sẽ không dám phản ứng gì trên đất khách quê người.
"Trước khi đi du lịch ai cũng sẽ tìm hiểu kỹ về nơi mình sẽ đến, tìm hiểu về văn hóa, cách sống, các dịch vụ... Đặc biệt, không thể nghĩ rằng du khách nước ngoài mù mờ về mệnh giá tiền Việt mà lừa họ, bởi trước khi đến Việt Nam họ đã tìm hiểu về tiền tệ, họ đổi tiền và biết cách chi tiêu. Nếu như họ không phản ứng ngay khi bị lừa thì khi về nước họ cũng sẽ gửi thư hoặc có phản hồi với các đơn vị quản lý..." - ông Mẫn cho hay.
Theo ông Mẫn, du lịch Việt Nam đang bắt đầu xây dựng được thương hiệu (trong sự so sánh với các nước trong khu vực) nhưng về tính cạnh tranh thì vẫn chưa tạo được sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Vì vậy, để thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam cần phải xúc tiến nhiều nội dung như quản lý, ẩm thực, dịch vụ... Và những hành động xấu gây ấn tượng không tốt cho du khách đã tạo tác dụng ngược đối với nỗ lực quảng bá du lịch quốc gia.
Theo Dantri
"Lách" luật bằng mũ bảo hiểm dành cho... người cưỡi ngựa Một số đơn vị sản xuất vừa bị phát hiện có hành vi "lách" luật hòng qua mặt cơ quan chức năng, "biến tấu" ra loại mũ bảo hiểm (MBH) dành cho... người cưỡi ngựa, người đi bộ. MBH dành cho người cưỡi ngựa và đi bộ bày bán trên thị trường được làm bằng nhựa cứng và lót một lớp vải, không...