Bộ GTVT tán thành đề xuất xếp hạng di tích cầu Long Biên
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội với nội dung thống nhất đề nghị xếp hạng di tích lịch sử – nghệ thuật cấp quốc gia cầu Long Liên, trên tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
Trước đó, Bộ GTVT nhận được công văn của UBND thành phố Hà Nội đề nghị bộ này nghiên cứu, cho ý kiến về việc xếp hạng cầu Long Biên là di tích lịch sử – nghệ thuật quốc gia. Sau khi xem xét, Bộ GTVT đã thống nhất với đề nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Cầu Long Biên – cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội và do Pháp xây dựng (1899 – 1902). Cầu Long Biên cũng từng là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông vào thế kỷ 19.
Từ khi được xây dựng đến nay, cây cầu đã chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, chịu sự tàn phá nặng nề của bom đạn qua 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Cầu Long Biên trở thành chứng nhân lịch sử, dấu tích văn hóa lịch sử đặc biệt về sự đấu tranh bất khuất của người Thủ đô. Hình ảnh cây cầu vắt qua sông Hồng đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam nói chung và biết bao thế hệ người dân Thủ đô.
Quang Phong
Video đang HOT
Theo Dantri
Ảnh tuần qua: Di dời một biểu tượng của lịch sử - văn hóa?
Suốt tuần qua, dư luận, báo chí nhắc nhiều đến cây cầu Long Biên lịch sử của Hà Nội. Bởi đang có phương án di dời cầu cũ, xây cầu mới. Việc di dời một di tích lịch sử, một hồn văn hóa, một biểu tượng kiến trúc khiến lòng người nôn nao...
Cầu Long Biên - hồn của Hà Nội, biểu tượng lịch sử của Việt Nam - vào thời điểm mới xây dựng là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình quan trọng nhất của vùng Viễn Đông. (Ảnh cầu Long Biên trong bộ sưu tập của Albert Kahn, chụp năm 1915)
Người cựu chiến binh bên mộ đồng đội ở Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên - Hà Giang. Đồng đội của ông là một trong hơn 1.700 liệt sỹ đã đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới. (Ảnh: Hữu Nghị)
Khánh thànhtòa nhà trung tâm hành chính bề thế trị giá 1.400 tỷ đồng của tỉnh Bình Dương, cũng là khu chính trị - hành chính tập trung đầu tiên trên cả nước. (Ảnh: Trung Kiên)
Vị thiền sư nổi tiếng tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) - Thiền sư Như Trí sau khi mãn duyên độ sinh, ngài nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại hay còn gọi là toàn thân xá lợi cho đời sau. Trong ảnh, thi hài thiền sư Như Trí được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa, giấy dó (Ảnh tư liệu)
16 hộ dân người Cơ tu ở thôn Bút Tưa, xã sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam đã đập nát hết nhà cửa, bỏ làng ra đi, bỏ lại nhiều đồ vật, vật nuôi chỉ vì trong làng có người "chết xấu"(tự tử). (Ảnh: Đông Phước Hồ)
Cổng chính trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được "trấn yểm" bằng một núi đá để "hóa giải" chuyện xấu. Người dân huyện Nghi Xuân muốn vào giải quyết công việc phải đi qua cổng phụ. (Ảnh: Dũng Sinh)
Vụ cháy cực lớn xảy ra tại Công ty len Hà Đông (Hà Nội), thiêu rụi cả kho hàng rộng gần 3.000m2. (Ảnh: Tiến Nguyên)
Người đàn ông làm nhà, sinh sống trên ngọn cây duốisuốt 3 năm nay để ca nghiện ma túy. (Ảnh: Công an nhân dân)
Hình ảnh Sa Pa những ngày băng tuyết khiến nhiều người ngỡ ngàng, tưởng như đang ngắm một quang cảnh làng quê Châu Âu. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)
Loài sen khổng lồ với đường kính lá có thể lên đến 2,5m, "chở" được người nặng 80 -90kg qua sông (Ảnh: Nguyễn Hành).
Hoàng Yến (tổng hợp)
Theo Dantri
Vì sao Phu Văn Lâu bị đổ sập? Chiều 15/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mình đã mời hội đồng gồm những chuyên gia và lãnh đạo các sở XD, KHĐT, UBND tỉnh, Sở Văn hóa để đánh giá nguyên nhân Phu Văn Lâu bị đổ sập. Kết luận bước đầu của Hội đồng về nguyên nhân gây nên sự cố là do công trình đã có...