Bộ GTVT ra “tối hậu thư” đề nghị Hà Nội dẹp bỏ tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu
Sau chuyến thị sát tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu, gầm đường cao tốc trên địa bàn TP. Hà Nội của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), lãnh đạo Bộ GTVT chính thức có văn bản yêu cầu TP. Hà Nội tăng cường quản lý, dẹp bỏ việc “xẻ thịt” sai quy định.
Liên quan đến loạt bài phản ánh tình trạng “xẻ thịt” cầm cầu cạn đoạn Pháp Vân – cầu Thanh Trì, gầm đường cao tốc trên cao đoạn Pháp Vân – Linh Đàm mà báo Dân trí đăng tải từ ngày 27/2/2013 đến nay, ngày 17/4/2013, Bộ GTVT đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND TP. Hà Nội tăng cường quản lý, có biện pháp bảo vệ mặt bằng gầm cầu, gầm đường cao tốc, cùng một số nút giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô.
Bộ GTVT yêu cầu TP. Hà Nội sớm xóa sổ tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu gây
bức xúc dư luận trong suốt thời gian dài mà không bị xử lý
Văn bản của Bộ GTVT yêu cầu TP. Hà Nội nhanh chóng chấn chỉnh công tác quản lý, du tu, bảo dưỡng các công trình đường bộ. Trong đó, Bộ GTVT nhấn mạnh Thành phố cần có kế hoạch quản lý – sử dụng gầm cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, nút giao Pháp Vân – Đường cao tốc trên cao theo đúng quy định, không được tổ chức kinh doanh trông giữ phương tiện, rửa xe, sữa chữa xe, xây dựng nhà xưởng, kho bãi tại những khu vực nêu trên.
Đối với việc “xẻ thịt” gầm đường cao tốc trên cao đoạn Pháp Vân - Linh Đàm , Linh Đàm - cầu Dậu mà báo Dân trí nhiều lần phản ánh, Bộ GTVT yêu cầu TP. Hà Nội cần phải giải tỏa trước 30/5/2013.
Trước đó, ngày 7/4/2013, Thanh tra Bộ GTVT đã phối hợp cùng Sở GTVT Hà Nội tiến hành thị sát những khu vực gầm cầu bị biến thành các điểm trông giữ phương tiện đang gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Sau chuyến thị sát thực địa, Thanh tra Bộ GTVT phát hiện hàng chục nghìn m2 đất gầm cầu được phân chia thành từng lô, được ngăn cách bằng hàng rào lưới sắt để cho thuê kinh doanh làm điểm trông giữ xe, sửa chữa ôtô, rửa xe ôtô như báo Dân trí đã nêu và Công an TP. Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP. Hà Nội.
Bộ GTVT yêu cầu giải tỏa các bãi trông xe đoạn Pháp Vân – Linh Đàm trước ngày 30/5/2013
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT đề nghị TP. Hà Nội giải toả các điểm trông giữ xe dưới chân các gầm cầu, tiến hành trồng cỏ nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị. Đối với khu vực gầm cầu đoạn Pháp Vân – cầu Thanh Trì nằm ở cửa ngõ phía nam Thành phố, Chánh Thanh tra kiến nghị cho trồng toàn bộ cỏ tại khu vực này để nâng cao hình ảnh Thủ đô.
Trước khi Bộ GTVT có ý kiến chỉ đạo, sau loạt bài phản ánh kịp thời của báo Dân trí, UBND TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội đều cho thấy quyết tâm “xóa sổ” tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu với nhiều diễn biến phức tạp trong những năm vừa qua mà chưa xử lý.
Ngày 13/3/2013, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội ký văn bản số 298/BC-CAHN-PV11 gửi UBND TP. Hà Nội nêu rõ:
Gầm đường cao tốc trên cao đoạn Nguyễn Xiển – Hoàng Liệt – Pháp Vân hiện đang có 193 khoang với tổng diện tích là 193.853m2 do Xí nghiệp Khai thác điểm đỗ xe 6 thuộc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý, khai thác, thực trạng như sau: Hầu hết các khoang được rào, chắn bằng lưới thép, một số khoang rào, chắn bằng tôn; Có 10 khoang (mỗi khoang 350m2) sử dụng để làm nhà xưởng, kho, bãi xe; Các khoang còn lại được sử dụng để trông giữ phương tiện (xe ôtô khách, ôtô tải, xe gắn máy).
Giám đốc Công an TP. Hà Nội đề nghị Thành phố thu hồi diện tích gầm cầu
Video đang HOT
Công an TP. Hà Nội nhận thấy, việc trông giữ phương tiện và sử dụng vào các mục đích khác nêu trên đều không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, mà chỉ có các công văn về việc bàn giao, tiếp nhận, quản lý. Trong đó, có Quyết định số 513/QĐ-GTVT ngày 20/5/2011 của Giám đốc Sở GTVT giao cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe tiếp nhận, quản lý; chỉ được sử dụng vào mục đích trông giữ xe ôtô, xe máy trong thời hạn 1 năm, không được thực hiện các dịch vụ khác (lập trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe, hàng quán…); nộp lệ phí sử dụng theo quy định.
Một số khoang không được sử dụng trông giữ phương tiện mà sử dụng làm bãi đỗ xe để trung chuyển hàng hóa, hoặc sửa chữa xe ôtô, kho chứa máy móc, thiết bị, gây lộn xộn về trật tự đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.
Từ những nội dung trên, căn cứ khoản 11, Điều 10, Thông tư số 39/TT-BGTVT ngày 18/5/2011, của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP, ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Công an TP. Hà Nội kiến nghị:
Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội (ngoài cùng bên phải)
nhiều lần khẳng định với PV Dân trí sẽ xử lý nghiêm tình trạng “xẻ thịt” gầm đường cao tốc trên cao
Trường hợp sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời phải được UBND cấp tỉnh quyết định đối với gầm cầu trên cao do địa phương quản lý, Bộ GTVT quyết định đối với gầm cầu trên quốc lộ đi qua đô thị trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh.
Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, mỹ quan đô thị, Công an Thành phố kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo: Chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc đoạn Nguyễn Xiển – Hoàng Liệt – Pháp Vân để làm bãi đỗ xe trung chuyển hàng hóa hoặc sửa chữa ôtô, kho chứa máy móc, thiết bị, trông giữ phương tiện và các hoạt động kinh doanh dịch vụ”.
Đến ngày 27/3/2012, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT ký văn bản số 364/BC-SGTVT báo cáo UBND TP. Hà Nội tình trạng trông giữ xe và hiện trạng quản lý – sử dụng gầm đường cao tốc khu vực cầu Thanh Trì – Nguyễn Xiển. Sở GTVT kiến nghị TP. Hà Nội thu hồi toàn bộ phần diện tích với nội dung: “Sau khi kiểm tra rà soát thực tế, thống nhất với nội dung công văn số 298/BC-CAHN-PVII ngày 13/3/2013 của Công an TP. Hà Nội về việc báo cáo kết quả kiểm tra trông giữ phương tiện gầm đường cao tốc trên cao, Sở GTVT kiến nghị:
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng yêu cầu xử lý tình trạng lấn chiếm, “xẻ thịt” đang tồn tại ở gầm cầu Thăng Long
“UBND Thành phố cho thu hồi toàn bộ, đồng thời có Quyết định giao cho Sở GTVT quản lý đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông của cầu (phần mặt cầu và dưới gầm cầu) để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý theo Luật giao thông đường bộ. Cho phép quây rào khoang gầm cầu trong khu vực dân cư, các vị trí khu vực, đường vành đai xa trung tâm, khu vực ngoài đê… triển khai lát gạch (nếu có thể) để phục vụ công tác chống lấn chiếm và đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường. Qua thực tế kháo sát không trồng cỏ, trồng hoa được và gây khó khăn tốn kém trong công tác duy tu, duy trì”.
Trong buổi buổi làm việc liên ngành ngày 4/4/2013, giữa TP. Hà Nội, các sở ngành và Bộ GTVT bàn phương án quản lý gầm cầu cạn. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, đường vành đai 3 đã bàn giao cho Hà Nội thì Hà Nội phải kiểm tra và giải quyết. Ông Trường đề nghị Hà Nội phải giải tỏa gầm cầu Pháp Vân do có nhiều ý kiến về việc sử dụng trong thời gian qua.
Đối với tình trạng “xẻ thịt” gầm cầu Thăng Long làm bãi trông xe, kho bãi, địa điểm kinh doanh, nhà ở trái phép mà báo Dân trí đã phản ánh. Tại các văn bản chỉ đạo đã ban hành, Sở GTVT Hà Nội, Thanh tra Bộ GTVT đều kiến nghị Bộ GTVT cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đảm bảo mỹ quan đô thị.
Tại văn bản chỉ đạo ban hành ngày 17/4/2013, Bộ GTVT yêu cầu Tổng Công ty ĐSVN (đơn vị chủ quản của Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái đang được giao quản lý gầm đường Thăng Long) tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình quản lý – sử dụng mặt bằng gầm cầu đường sắt Thăng Long và hành lang an toàn cầu. Vụ Kết cấu hạ tầngnghiên cứu trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2011/TT-BGTVT, nhằm ngăn chặn hiện tượng lấn chiếm gây ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông và cảnh quan đô thị.
Như vậy, sau 10 bài viết kéo dài từ ngày 27/2/2013 đến nay, với nỗ lực đeo bám và phản ánh kịp thời của PV Dân trí, hàng trăm nghìn m2 đất gầm đường cao tốc trên cao, gầm cầu vượt Thanh Trì, gầm cầu Thăng Long đang ngày đêm bị “xẻ thịt” đã được thông tin đến cơ quan chức năng.
Từ những thông tin kịp thời của Dân trí, Công an TP. Hà Nội, Sở GTVT lần lượt có báo cáo chi tiết hiện trạng và cùng kiến nghị UBND TP. Hà Nội có biện pháp chấm dứt tình trạng “xẻ thịt” gây “nhức mắt”, tiềmẩn nguy cơ cháy nổ, lấn chiếmđất công; là cơ hộiđể các tài xế tập kết hàng buôn lậu, mất an ninh trật tự, gây bức xúcdư luận trong thời gian qua.
Về phía Bộ GTVT, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Văn Huyện cũng yêu cầu TP. Hà Nội sớm giải tỏa các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu gây bức xúc dư luận thời gian qua.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Công an Hà Nội kiến nghị chấm dứt việc "xẻ thịt" gầm đường cao tốc trên cao
Thực hiện ý kiến của UBND TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành rà soát tình trạng "xẻ thịt" gầm đường cao tốc do báo Dân trí phản ánh. Dựa trên kết quả kiểm tra, Công an Thành phố kiến nghị chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc.
Công an TP. Hà Nội xác định có hàng trăm nghìn m2 gầm đường cao tốc bị "xẻ thịt"
Báo cáo số 298/BC-CAHN-PV11 gửi UBND TP. Hà Nội đề ngày 13/3/2013, do Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội ký nêu rõ: "Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc kiểm tra nội dung báo Dân trí điện tử đăng ngày 27/2/2013 với nội dung " Vụ "xẻ thịt" gầm cầu đường cao tốc trên cao: Trách nhiệm bị "đánh võng", Công an TP. Hà Nội xin báo cáo kết quả như sau:
Về thực trạng, gầm đường cao tốc trên cao đoạn Nguyễn Xiển - Hoàng Liệt - Pháp Vân hiện đang có 193 khoang với tổng diện tích là 193.853m2 do Xí nghiệp Khai thác điểm đỗ xe 6 thuộc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lý, khai thác, thực trạng như sau: Hầu hết các khoang được rào, chắn bằng lưới thép, một số khoang rào, chắn bằng tôn; Có 10 khoang (mỗi khoang 350m2) sử dụng để làm nhà xưởng, kho, bãi xe; Các khoang còn lại được sử dụng để trông giữ phương tiện (xe ôtô khách, ôtô tải, xe gắn máy).
Giám đốc Công an TP. Hà Nội kiến nghị chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc
Công ty Khai thác điểm đỗ có công văn số 73/BC-DDX ngày 6/3/2013 gửi Công an Thành phố báo cáo về "Cơ sở pháp lý" của việc khai thác, sử dụng trông giữ phương tiện tại gầm cầu vượt Pháp Vân - Thanh Trì (đoạn Linh Đàm - Nguyễn Xiển). Theo đó, có 8 văn bản làm căn cứ pháp lý để Công ty khai thác, sử dụng.
Công an TP. Hà Nội nhận thấy, việc trông giữ phương tiện và sử dụng vào các mục đích khác nêu trên đều không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, mà chỉ có các công văn về việc bàn giao, tiếp nhận, quản lý. Trong đó, có Quyết định số 513/QĐ-GTVT ngày 20/5/2011 của Giám đốc Sở GTVT giao cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe tiếp nhận, quản lý; chỉ được sử dụng vào mục đích trông giữ xe ôtô, xe máy trong thời hạn 1 năm, không được thực hiện các dịch vụ khác (lập trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe, hàng quán...); nộp lệ phí sử dụng theo quy định.
Những khoang gầm cầu đoạn Pháp Vân trở thành nơi trung chuyển hàng hóa
Một số khoang không được sử dụng trông giữ phương tiện mà sử dụng làm bãi đỗ xe để trung chuyển hàng hóa, hoặc sửa chữa xe ôtô, kho chứa máy móc, thiết bị, gây lộn xộn về trật tự đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.
Có dấu hiệu Xí nghiệp Khai thác điểm đỗ xe 6 giao một số khoang cho cá nhân khai thác, sử dụng.
Sau khi rà soát thực trạng, Công an TP. Hà Nội kiến nghị: Căn cứ khoản 11, Điều 10, Thông tư số 39/TT-BGTVT ngày 18/5/2011, của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2012/NĐ-CP, ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: "Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh, dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Trường hợp sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời phải được UBND cấp tỉnh quyết định đối với gầm cầu trên cao do địa phương quản lý, Bộ GTVT quyết định đối với gầm cầu trên quốc lộ đi qua đô thị trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh. Sở GTVT là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức sử dụng gầm cầu đường bộ trong khu đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời. Bãi đỗ xe tạm thời phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo quy định".
Trưởng Ban Bạn đọc, TKTS Vũ Văn Tiến (bìa trái) trao đổi với ông Nguyễn
Văn Thịnh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội về tình trạng
"xẻ thịt" gầm đường cao tốc trên cao
Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, mỹ quan đô thị, Công an Thành phố kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo: Chấm dứt việc sử dụng gầm đường cao tốc đoạn Nguyễn Xiển - Hoàng Liệt - Pháp Vân để làm bãi đỗ xe trung chuyển hàng hóa hoặc sửa chữa ôtô, kho chứa máy móc, thiết bị, trông giữ phương tiện và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Giao cho các đơn vị chức năng trồng cỏ, trồng hoa để đảm bảo an toàn cho cầu, đường và đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị Thành phố. Nếu UBND Thành phố đồng ý cho phép sử dụng gầm đường bộ làm bãi đỗ xe tạm thời thì đề nghị UBND Thành phố ra quyết định để đảm bảo tính pháp lý cho đơn vị sử dụng.
Công an TP. Hà Nội kiến nghị dành diện tích gầm đường cao tốc để trồng hoa
Giao cho các ngành chức năng: Công an Thành phố, Sở Tài chính, Cục thuế kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế; sử dụng vé trông giữ xe, phương tiện; chấp hành quy định của UBND Thành phố về phí, lệ phí của Xí nghiệp khai thác điểm đỗ số 6".
Sở GTVT Hà Nội vẫn bỏ "ngoài tai" chỉ đạo của cấp trên
Liên quan đến vụ việc này, nội dung văn bản số 788/VP-QHXDGT ngày 4/3/2013, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố về việc kiểm tra việc trông giữ xe tại gầm cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì còn gửi Sở GTVT chủ trì, đề xuất phương án giải quyết, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 6/3/2013. Tuy nhiên, cho đến nay (ngày 22/3/2013) UBND Thành phố vẫn chưa nhận được báo cáo của đơn vị này.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
1 ngư dân bất tỉnh khi còn cách Nha Trang 225 hải lý Đang cùng với các ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Trường Sa, ông Giỏi đã không may bị dây cáp trục xoay dùng để kéo lưới đập thẳng vào mặt, bất tỉnh. Các thành viên của tàu SAR 27-01 đưa nạn nhân lên xe cấp cứu Sáng 22-9, ông Nguyễn Giỏi (42 tuổi, trú huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)...