Bộ GTVT quy định lắp camera đối với xe tải
Nếu Nghị định được thông qua, từ ngày 1-7-2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera.
Bộ GTVT cho biết vừa có báo cáo rà soát và hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014 (lần thứ 12) về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trình Chính phủ.
Theo đó, dự thảo Nghị định lần này, ban soạn thảo giữ nguyên quy định bắt buộc lắp camera đối với xe tải, nhưng có điều chỉnh thời gian.
Cụ thể, trước ngày 1-7-2021 (dự thảo trước đây 31-12-2020), xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép khi có yêu cầu.
Hiện nay một số doanh nghiệp đã lắp đặt camera trên phương tiện để quản lý nhân viên của mình. Ảnh: PLO.VN
Thời gian lưu trữ hình ảnh tại camera lắp trên xe tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét và tối thiểu 72 giờ đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Bên cạnh đó, từ ngày 1-7-2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe) trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép khi có yêu cầu.
Thời gian lưu trữ hình ảnh tại camera lắp trên xe đảm bảo tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét và tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
“Việc bổ sung nội dung này nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, đưa ra lộ trình để các đơn vị vận tải có sự chuẩn bị…”, Bộ GTVT lý giải.
Liên quan đến quy định trên, trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu quy định lắp đặt camera để ghi hình lái xe và trên xe. Theo Phó Thủ tướng, việc lắp đặt camera để ghi hình, lưu trữ hình ảnh của lái xe và trên xe là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho hành khách và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
“Vì vậy, Bộ GTVT cần thống nhất lại với Bộ Công an về thời gian lưu trữ dữ liệu, bảo đảm phù hợp với điều kiện về công nghệ và phạm vi, tính chất của từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Đồng thời, nghiên cứu thêm lộ trình tích hợp các thiết bị giám sát hành trình trên xe kinh doanh vận tải để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay trên thị trường, một bộ thiết bị giám sát hành trình có chức năng ghi nhận và truyền dữ liệu hình ảnh có giá vào khoảng 4,5-5,5 triệu đồng, chi phí duy trì máy chủ và đường truyền dữ liệu khoảng 120.000 đồng/xe/tháng. Như vậy, chi phí lắp đặt thiết bị cho trên 340.000 phương tiện (dự kiến phải lắp đặt) sẽ vào khoảng 1.500-1.900 tỉ đồng và chi phí duy trì máy chủ và đường truyền vào khoảng 500 tỉ đồng/năm.
Video đang HOT
Cho phép hộ kinh doanh cá thể được tham gia hoạt động vận tải
Bộ GTVT cho biết dự thảo lần này cũng cho phép hộ kinh doanh cá thể được tham gia hoạt động kinh doanh loại hình xe hợp đồng. “Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật giao thông đường bộ, Luật dân sự và các quy định liên quan…”, Bộ GTVT khẳng định.
Tuy nhiên theo Bộ GTVT việc tham gia hoạt động kinh doanh của đối tượng này phải tuân thủ mọi điều kiện về kinh doanh vận tải. Cụ thể, phải có giấy phép kinh doanh vận tải, điều kiện về lái xe và giấy phép lái xe hạng phù hợp; lắp thiết bị Giám sát hành trình; có niêm yết thông tin về hộ kinh doanh cá thể bên ngoài xe; có phù hiệu do Sở Giao thông vận tải cấp; xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông và phải chịu trách nhiệm đóng thuế và những trách nhiệm liên quan đến người lao động…
VIẾT LONG
Theo PLO
Thành viên Chính phủ trao đổi với các đại biểu bên lề hành lang nghị trường ngày đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8
Thực hiện Chương trình Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, sáng ngày 06/11, các đại biểu Quốc hội đã thực hiện chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.
Bên lề nghị trường các đại biểu đã có những trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành về vấn đề nóng trong kỳ họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu trao đổi sôi nổi tại hành lang Hội trường Ba Đình. Thủ tướng trao đổi cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành và các đại biểu.
Thủ tướng trao đổi với các Bộ trưởng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc về các vấn đề liên quan đến vụ 39 nạn nhân tại Anh.
Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) trao đổi với ĐBQH.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (trái)
Bí thư Thành ủy TP HCM và ĐBQH đoàn TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường hoàn thành xong một buổi chất vấn đầu tiên.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao đổi với phóng viên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh là một trong 4 vị Bộ trưởng trả lời chất vấn kỳ họp này.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung.
Các Bộ trưởng: Kế hoạch, đầu tư; Tài nguyên, Môi trường; Giao thông vận tải cũng tranh thủ giờ nghỉ giải lao trò chuyện với các ĐBQH.
Nam Nguyễn
Theo TPO
Bão số 5: Sập 2 km kè biển, Bình Định ban bố tình trạng khẩn cấp Sóng lớn do bão số 5 làm sập 2 km kè biển khiến 13 nhà dân bị cuốn phăng ra biển, UBND tỉnh Bình Định đã ban bố tình trạng khẩn cấp, huy động lực lượng phương tiện để xử lý sự cố. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão, ứng phó...