Bộ GTVT: Một số đối tượng lôi kéo, kích động lái xe phản đối thu phí BOT
Theo Bộ GTVT, hiện tượng đáng chú ý là có một số đối tượng lôi kéo, kích động lái xe phản đối việc mua vé; cản trở các tài xế mua vé hoặc đe dọa nhân viên bán vé lặp lại nhiều lần tại các trạm thu phí BOT từ miền Trung đến các tỉnh Tây Nam Bộ, gây ùn tắc, mất an ninh trật tự…
Chiều nay 18-1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức họp báo triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 của ngành GTVT và một số nội dung liên quan đến các dự án BOT.
Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể đích thân chủ trì họp báo. Cuộc họp báo còn có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và Bộ Thông tin truyền thông.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể (giữa) tại buổi họp báo
Theo Bộ GTVT, về tình hình an ninh, trật tự tại một số trạm thu phí hiện nay, giai đoạn từ đầu năm 2016 đến tháng 7-2017, tại một số trạm thu phí điển hình như: Trạm cầu Hạc Trì, Quốc lộ 32, Quốc lộ 6, Cầu Giát, Bến Thủy, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Hưng Yên đã xảy ra hiện tượng các hộ dân khu vực tập trung phương tiện dàn hàng ngang phản đối chính sách phí chưa công bằng.
Theo quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các phương tiện xe máy, máy nông nghiệp, xe cứu thương, xe hộ đê, xe phục vụ an ninh quốc phòng, xe tang, đoàn xe có xe hộ tống đã được miễn phí; đối với các phương tiện có nhu cầu đi lại nhiều lần qua trạm thu phí trong ngày, Bộ Tài chính quy định loại vé tháng mệnh giá bằng 30 lần vé lượt và phương tiện đi lại không hạn chế số lần trong ngày; vé quý tiếp tục giảm so với vé tháng 10%. Thông tư số 159/2013/TT-BTC không quy định miễn phí đối với các phương tiện của người dân khu vực lân cận trạm thu giá. Do Thông tư số 159/2013/TT-BTC hướng dẫn chính sách phí nên Bộ GTVT không có quyền điều chỉnh để giải quyết bất cập.
Từ ngày 1-1-2017, Luật giá có hiệu lực, Bộ GTVT đã làm việc với các nhà đầu tư, địa phương thống nhất chủ trương giảm giá cho các đối tượng bị ảnh hưởng vùng lân cận trạm thu giá dịch vụ. Với giải pháp này, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, đến nay đều nhận được sự đồng thuận của người dân và trạm thu phí vận hành ổn định.
Giai đoạn thu phí từ tháng 8-2017 đến nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các địa phương, nhà đầu tư, đã giảm giá cho các trạm trên toàn quốc tương tự như 6 trạm nêu trên. Đến nay, Bộ GTVT đã miễn, giảm giá cho các phương tiện khu vực lân cận trạm thu phí tại 51 dự án/55 dự án đã khai thác. Tuy nhiên, tình hình mất an ninh trận tự tại các trạm thu phí ngày càng phức tạp, lan rộng và manh động; coi thường pháp luật, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, quyền và lợi ích chính đáng của những công dân tuân thủ pháp luật, điển hình tại Trạm thu phí Cai Lậy, Trạm Trảng Bom – Biên Hòa, Trạm Sóc Trăng. Đến nay, việc phản ứng của một nhóm tài xế ngày càng manh động, lan rộng đến cả những trạm thu phí của dự án khác, kể cả các dự án không đầu tư xây dựng tuyến tránh như: Trạm Cần Thơ – Phụng Hiệp, trạm Sông Phan – tỉnh Bình Thuận, trạm phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, Trạm Ninh An, Trạm Cam Thịnh…
Các hành vi điển hình, theo Bộ GTVT, như: một số lái xe có hành vi cản trở các phương tiện qua trạm cố tình không mua vé, dàn hàng ngang, không di chuyển theo hướng dẫn của nhân viên trạm, cố tình gây ùn tắc; một số lái xe cố tình điều khiển xe tông hỏng barier để vượt trạm, đỗ xe trong phạm vi trạm để lau chùi, rửa xe, quay lại đòi lại tiền đã mua vé với lý do có xe đi sau không phải mua vé khi xả trạm…
Hiện tượng đáng chú ý là có một số đối tượng lôi kéo, kích động lái xe phản đối việc mua vé; cản trở các tài xế mua vé hoặc đe dọa nhân viên bán vé lặp lại nhiều lần tại các trạm thu phí từ miền Trung đến các tỉnh Tây Nam Bộ, gây ùn tắc, mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của những công dân tuân thủ pháp luật.
Đánh giá nguyên nhân, theo Bộ GTVT qua rà soát và làm việc với chính quyền địa phương và các bên có liên quan, Bộ GTVT đánh giá tình hình mất an ninh, trật tự tại các trạm thu phí do những nguyên nhân cơ bản sau: Việc đưa các trạm thu phí vào hoạt động dẫn đến các phương tiện đang được sử dụng đường miễn phí phải trả phí, người sử dụng có tâm lý phản đối việc thu phí. Ngoài ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức đầu tư này chưa hoàn thiện, chưa phù hợp thực tế; quá trình xây dựng văn bản pháp luật điều chỉnh hình thức BOT, đặc biệt chính sách phí chưa lường hết được các tác động đối với người sử dụng đường.
Video đang HOT
Công tác lựa chọn vị trí đặt trạm và chính sách phí tại một số dự án còn bất cập. Đối với các quốc lộ, chỉ áp dụng được hình thức thu phí lượt và hình thức này có hạn chế là chỉ đáp ứng được tính công bằng một cách tương đối (người dân ở gần trạm thu phí đi quãng đường ngắn nhưng vẫn phải trả phí trong khi đó những người đi quãng đường dài 40-50 km ở khoảng giữa 2 trạm thu phí thì vẫn không phải trả phí). Chất lượng phục vụ dịch vụ đường của nhà đầu tư còn hạn chế, để hư hỏng, xuống cấp không kịp thời sửa chữa.
Bộ GTVT, nhà đầu tư chưa tuyên truyền và chưa phối hợp tốt với các địa phương và các bộ ngành; nhiều địa phương e ngại xử lý tình hình an ninh, trật tự chưa thực sự hiệu quả, chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; có những địa phương còn xin miễn giảm 100% giá các phương tiện xe biển xanh trên địa bàn tỉnh như tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa..
Nguyễn Hưởng
Theo_Người lao động
Đề xuất tăng thuế và "vĩnh bất gia phú"
Việc Bộ Tài chính tiếp tục trình dự thảo tăng thuế đang có nguy cơ chôn vùi niềm tin mới chớm hồi phục của nhân dân.
Bộ Tài chính chuyển Dự thảo tăng thuế đến Bộ Tư pháp để hoàn thành các bước trước khi đệ trình Chính phủ đưa ra Quốc hội trong năm 2018 này.
Vẫn không có gì thay đổi, hàng loạt khoản thế sẽ tăng, có thuế tiêu thụ đặc biệt cho các mặt hàng đơn giản như: bánh kẹo, nước ngọt... Thuế môi trường lên đến 8.000/lít xăng.
Theo phương án, thuế môi trường sẽ lên tới 8.000 đồng/lít xăng.
Thuế Giá trị gia tăng VAT tăng theo từng năm để lên đến 12%, mỗi năm tăng 1%. Nghĩa là, 2018 nếu được thông qua, VAT sẽ là 11%, sang năm 2019 VAT sẽ là 12%.
Thuế Thu nhập cá nhân được trình theo 2 phương án: Phương án thứ nhất là thu 5% đối với cá nhân thu nhập mỗi tháng đến 10 triệu đồng. Thu 15% cho cá nhân thu nhập trên 10 đến 30 triệu đồng. Thu 25% đối với cá nhân thu nhập trên 30 đến 50 triệu đồng. Thu 30% đối với cá nhân thu nhập trên 50 đến 80 triệu đồng. Thu 35% đối với cá nhân thu nhập trên 80%.
Phương án thứ hai là thu 5% đối với cá nhân thu nhập mỗi tháng đến 5 triệu đồng. 10% cho cá nhân trên 5 đến 10 triệu đồng. 20% cho cá nhân thu nhập trên 10 đến 40 triệu đồng. 30% cho cá nhân thu nhập trên 40 đến 80 triệu đồng. 35% cho cá nhân thu nhập trên 80 triệu đồng.
Có thực tăng thuế VAT, người nông dân là ra mớ rau, con cá không ảnh hưởng? Ảnh: Ngọc Thọ
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân được Bộ Tài chính đưa ra cho việc tăng thuế này, nhưng tất cả các nguyên nhân ấy đều không che lấp một hiện thực: "Tình trạng thất thoát ngân sách, thu không bù chi. Tiền thu xuất khẩu giảm, thu nội địa trở thành yếu tố sống còn của ngân sách".
Trong các nguyên nhân ấy, dễ dàng nhận thấy rằng hạt nhân của một quốc gia là quyền lợi của nhân dân đã không được nhắc đến.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trong cuộc họp mới nhất thừa nhận "Chưa có con đường nào làm tôi hài lòng".
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Thể vẫn cương quyết bảo vệ các trạm thu phí BOT trên tuyến Quốc lộ huyết mạch kéo dài từ Bắc đến Nam.
Nghĩa "Mặc dù không hài lòng nhưng vẫn phải trả phí dịch vụ", điều này thật vô lý.
Câu chuyện tăng thuế cũng vậy.
Bất cứ một quốc gia nào muốn hoạt động cũng dựa trên yếu tố then chốt là thuế. Thuế để phát triển hạ tầng, để thúc đẩy kinh tế, để thực hiện các chính sách an sinh, để giáo dục tốt hơn, để môi trường tốt hơn, để y tế tốt hơn...
Trong bối cảnh hiện tại thuế ở nước ta phần nhiều dành để bù đắp cho các khoản hao hụt do sự yếu kém về quản lý, hoặc đó là kết quả của một quá trình kéo dài của các nhóm lợi ích nay đã bắt đầu vỡ ra, từ những khoản thậm thụt của tập đoàn Nhà nước cho đến những khoản chia chác trong xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng.
Bộ máy hành chính cơ bản vẫn cồng kềnh.
Đó là chưa kể đến bộ máy hành chính phình to, phình cả biên chế, phình qua luôn lãnh đạo. Khắp nơi có lãnh đạo, người người làm lãnh đạo, các Vụ, Cục không ngừng được tăng thêm, các lãnh đạo không ngừng được bổ nhiệm, bế lên đặt vào ghế, "ẵm" lên đặt vào vị trí...
Sự minh bạch trong thu chi thuế cũng không được phổ biến rộng rãi, mà nếu có thì e rằng tính chính xác cũng là đều cần phải xem lại.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của Đảng trong công tác chấn chỉnh cán bộ, loại bỏ cán bộ thoái hóa biến chất, chống tham nhũng.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính tiếp tục trình dự thảo tăng thuế đang có nguy cơ chôn vùi niềm tin mới chớm hồi phục của nhân dân.
Bộ Tài chính đã chọn cách dễ dãi, cách không cần tư duy nhằm bù cho cơn hụt hơi thu chi.
Thay vì Bộ này phải tham mưu cho Chính phủ về sự tiết kiệm ngân sách, giám sát ngân sách, cải cách hành chính, giảm bớt sức ì của bộ máy, tinh giảm biên chế, bỏ bớt các cục, vụ hữu danh vô thực, bán cổ phần trong các tập đoàn Nhà nước và sử dụng số tiền này hiệu quả...
Làm tốt công tác này, mới tính đến chuyện huy động nguồn lực trong nhân dân để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Có như vậy, Bộ Tài chính mới thật sự phát huy được vai trò của mình. Có như vậy, Bộ Tài chính mới hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình.
Còn cứ hụt thu chi lại tăng thuế, thì bất cứ ai cũng có thể làm Bộ trưởng Tài chính được.
Cuối cùng, "vĩnh bất gia phú", một quốc gia muốn thịnh trị phải ghi nhớ mấy chữ này, bởi bất cứ sự tăng thuế nào cũng dẫn đến nhiều xáo trộn xã hội, kinh tế theo hướng tiêu cực.
Theo Danviet
Bộ Giao thông tìm giải pháp cho trạm thu phí Bến Thuỷ Ngày mai, Bộ Giao thông họp với chính quyền Nghệ An, Hà Tĩnh cùng đại diện chủ đầu tư và nhiều ban ngành tìm cách giải quyết "điểm nóng" tại trạm thu phí BOT cầu Bến Thuỷ song không có đại diện những người dân đã phản đối những ngày qua. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết,...