Bộ GTVT lập Hội đồng kỷ luật Phó Chánh Thanh tra Thạch Như Sỹ
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT, một Hội đồng kỷ luật đã được lập nhằm làm rõ những vi phạm của Phó Chánh Thanh tra Bộ này là ông Thạch Như Sỹ với những liên quan đến hoạt động thanh tra tại bến xe khách TP Cần Thơ.
Hội đồng kỷ luật do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm Chủ tịch, ủy viên Hội đồng gồm Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và các thành viên là lãnh đạo Đảng bộ, công đoàn, Vụ Tổ chức cán bộ.
Những kết luận thanh tra của ông Thạch Như Sỹ về hoạt động của Bến xe Cần Thơ được cho là không đúng.
Bộ GTVT cho biết, việc thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Thạch Như liên quan đến sai phạm theo báo cáo của Đoàn thanh tra về kết quả thanh tra hoạt động bến xe khách TP Cần Thơ của Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ.
Trước đó, trong quá trình thanh tra Bến xe Cần Thơ hồi tháng 7/2014, Đoàn thanh tra do ông Thạch Như Sỹ – Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT làm trưởng đoàn đã kết luận bến xe khách TP Cần Thơ có nhiều vi phạm, thu giá dịch vụ xe vào bến không đúng quy định; giá dịch vụ cho thuê nơi đỗ xe qua đêm cao hơn 20-30% so với mức phí trông giữ theo quy định, bến xe Cần Thơ chưa đạt tiêu chí bến xe loại 1…
Tuy nhiên, Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam đã kiến nghị lên Bộ GTVT cho rằng kết luận của đoàn thanh tra là không chính xác, làm ảnh hưởng lớn doanh nghiệp. Ngoài ra trong quá trình thanh tra, thái độ công vụ của Phó Chánh Thanh tra Thạch Như Sỹ không đúng mực. Thậm chí, khi chưa công bố kết luận thanh tra nhưng ông Thạch Như Sỹ đã phát biểu với báo chí là Bến xe Cần Thơ phải hoàn trả tiền thu sai quy định.
Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam đề nghị Bộ GTVT kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật ông Thạch Như Sỹ – do tham mưu kết luận thanh tra không đúng pháp luật, thái độ công vụ không đúng mức, phát ngôn không đúng thẩm quyền với báo chí. Hiệp hội cho rằng, việc kết luận Thanh tra của Bộ GTVT yêu cầu Công ty cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ phải thu giá “dịch vụ cho thuê nơi đỗ xe qua đêm” như mức “phí trông giữ xe qua đêm” cho thấy việc hiểu pháp luật về “lệ phí” và “giá dịch vụ” của Đoàn thanh tra có sự nhầm lẫn đáng kể.
Cùng đó, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT xem xét kỷ luật ông Thạch Như Sỹ vì kết luận thanh tra hoạt động của Bến xe khách TP Cần Thơ không đúng pháp luật.
Căn cứ vào những kiến nghị nói trên, Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số nội dung kết luận thanh tra trước đó và giao Chánh Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm công tác thanh tra đối với hoạt động của Bến xe khách TP Cần Thơ, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định, công khai kết quả xử lý.
Video đang HOT
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
'Chốn vô luật pháp' ở đường trên cao: Đã có nhiều cái chết thương tâm
Lãnh đạo CSGT Hà Nội đã thông tin về nhiều cái chết thương tâm liên quan đến xe máy khi cố tình đi lên đường trên cao.
Thượng úy Đào Việt Long - Đội trưởng Đội CSGT số 6 - Phòng CSGT Công an Hà Nội.
Đó là những thông tin thực sự đáng báo động mà Thượng úy Đào Việt Long - Đội trưởng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP.Hà Nội) chia sẻ trong cuộc trao đổi với PV liên quan đến hành vi vô văn hóa giao thông trên đường trên cao khu vực Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).
- Hiện trạng người dân tham gia giao thông tại đường trên cao thuộc địa bàn của đội hiện nay diễn ra như thế nào, thưa ông?
Đường vành đai 3 trên cao của đội phụ trách bắt đầu từ đường Phạm Hùng ngang qua bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Khuất Duy Tiến với hơn 1.000 chuyến xe khách chạy qua mỗi ngày nên đây là địa bàn tương đối phức tạp. Đường trên cao dành cho riêng cho xe ô tô với vận tốc quy định là 80km/h - 100km/h, đặc biệt các phương tiên xe thô sơ và người đi bộ không được phép lưu thông.
Tuy nhiên, thời gian gần đây có nhiều xe máy đi lại trên cầu, người đi bộ đứng lên lan can thành cầu để đón những xe khách sai tuyến chạy lên. Đơn vị chúng tôi đã bố trí những tổ tuần tra công tác, để xử lý nghiêm đối với các lái xe khách đón trả khách tại đường trên cao vì đây là hành vi rất nguy hiểm.
Đối với xe máy đi trên đường trên cao, quan điểm của đội CSGT số 6 là không dừng xe ở đường trên cao để xử lý vì rất nguy hiểm. Chúng tôi đã bố trí cán bộ chiến sĩ ở các điểm lên xuống đường trên cao để xử lý, nhắc nhở ngăn chặn những người vi phạm.
Từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông tại đường trên cao, 4 vụ có liên quan đến xe mô tô và đã có 3 người chết rất thương tâm.
- Theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều xe khách ngang nhiên đón trả khách trên đường trên cao khi về bến xe Mỹ Đình, đối với những hành vi này sẽ xử lý như thế nào?
Đối với xe khách chúng tôi có chuyên đề của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thường xuyên xử lý lỗi đón trả khách sai quy định, chạy không đúng tuyến, chạy với vận tốc tối thiểu để đón khách. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục triển khai và từ năm 2013 đến nay đơn vị đã xử lý 140 trường hợp tại tuyến Phạm Hùng.
Ngoài ra, đối với xe khách chúng tôi còn thực hiện xử lý vi phạm qua hình ảnh. Ngoài giờ cao điểm khi lưu lượng giao thông giảm tải và các phương tiện lưu thông với vận tốc trung bình, chúng tôi bố trí những tổ mặc thường phục có camera giám sát để ghi lại hình ảnh những lái xe cố tình vi phạm, đi với tốc độ rùa bò đón trả khách dọc đường trên cao và tuyến đường Phạm Hùng phía dưới.
Sau khi thu được những hình ảnh, chúng tôi viết giấy mời, yêu cầu chủ phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện vi phạm đến trụ sở để làm việc. Chúng tôi cũng đã ký quy ước với Ban quản lý bến xe Mỹ Đình và các bến xe khác, sau khi thông báo 3 lần mà người điều khiên phương tiện không đến hay không chấp hành, chúng tôi sẽ yêu cầu ban quản lý không cho chạy trên tuyến nữa.
- Trường hợp xe máy đi ở đường trên cao diễn ra phổ biến khi mà các phương tiện khác lưu thông với tốc độ rất cao, nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải có giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm này?
Để lên đường trên cao chỉ có một số nút là các lối mở, những lối đó đội CSGT số 6 đã bố trí lực lượng cắm chốt để hướng dẫn những người điều khiển xe mô tô không biết là đường cấm không đi lên.
Đối với những người cố tình vi phạm, khi biết đó là đường cấm nhưng vẫn coi thường tính mạng của mình, chúng tôi kiên quyết xử phạt theo quy định.
Chúng tôi cũng đang đề xuất Phòng CSGT và Công an Thành phố, tại những điểm mở nên có cảnh báo rõ ràng, như bố trí áp phích có đèn Led chạy chữ ghi rõ hướng đi dành cho xe máy và ô tô để những người tham gia giao thông ở đường trên cao chủ động chuyển hướng rẽ phải để đi xuống dưới khi nhìn thấy.
Đồng thời thông qua các kênh truyền thông để cảnh báo cho người dân biết, nếu không chấp hành luật lệ an toàn giao thông đi trên đường trên cao sẽ rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến người tham gia lưu thông xung quanh.
- Vì sao ở những điểm nút giao thông như vậy, Phòng CSGT Hà Nội không lắp các camera để theo dõi, và xử lý tình trạng vi phạm trên đường trên cao?
Phương án lắp camera nằm trong lộ trình của Ủy ban an toàn giao thông Quốc Gia, và đang thí điểm tại Phòng CSGT Hà Nội. Năm 2013 ở TP.HCM và Cần Thơ đã áp dụng và đã xử lý được 20% - 40% trường hợp vi phạm giao thông.
Tôi nghĩ đây là một lộ trình hoàn toàn đúng đắn. Hiện chúng tôi vẫn có người của trung tâm giám sát và chụp lại những hình ảnh vi phạm giao thông. Trường hợp vi phạm của đội nào sẽ viết giấy mời người vi phạm đến cơ sở để giải quyết.
Cũng phải nói thêm, có cung mới có cầu, nếu xe khách tham gia giao thông trên đường, không có những người có nhu cầu sẽ không dừng lại đón khách được và bản thân những người chờ xe khách có hiểu luật, có nhận ra đấy là điều sai trái không? Tôi nghĩ đây là vấn đề xã hội, cần phải huy động mọi thành phần xã hội tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân để mọi người hiểu.
Ở nước ngoài mọi người dân đều có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, muốn bắt được xe phải vào bến. Cần phải tuyên truyền thường xuyên cho mọi người dân từ thành thị đến nông thôn.
- Sắp tới Đội CSGT số 6 có tham mưu gì với Phòng CSGT Hà Nội để có phương án xử lý dứt điểm vi phạm tại đường trên cao?
Đơn vị chúng tôi đã có đề xuất lắp thêm những biển cảnh báo trên đường vành đai 3 trên cao. Đồng thời lắp thêm đèn để người tham gia giao thông có thể phát hiện ra biển cảnh báo đó.
Chúng tôi cũng đề xuất lắp camera giám sát hành trình tại những điểm nút mở ở đường trên cao. Qua đây chúng tôi cũng có những khuyến cáo đến người tham gia giao thông ngoài chấp hành luật giao thông, nên chú ý quan sát biển báo tại các lộ trình để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Theo VTC
Bộ Giao thông kiểm điểm đoàn thanh tra bến xe Cần Thơ Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải kết luận, tổ công tác do Phó chánh thanh tra Thạch Như Sỹ làm trưởng đoàn có sai sót khi tổ chức thanh tra bến xe Cần Thơ và đã làm đúng thẩm quyền khi thanh tra doanh nghiệp Thành Bưởi. Trong tháng 7, tổ công tác do ông Thạch Như Sỹ, Phó chánh Thanh tra...