“Bộ GTVT không bao giờ quy định “ngực lép” không được lái xe”
“Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việcquy định “ ngực lép” không được lái xe. Nếu đơn vị nào đưa ra tiêu chí sức khỏe và quy định vòng ngực như vậy thì Bộ GTVT cũng không bao giờ đồng ý”.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ GTVT – với PV về dự thảo quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe đang gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội những ngày qua.
Bộ GTVT khẳng định không có chuyện người có vòng ngực nhỏ không được lái xe
“Muốn lái xe tham gia giao thông thì sức khỏe bình thường là được chứ cần gì phải đảm bảo đủ 83 tiêu chí sức khỏe. Môi hở hàm hay vòng ngực ra sao hoàn toàn không hề liên quan gì đến việc điều khiển phương tiện và đảm bảo an toàn giao thông” – Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Trong khi đó, trả lời về việc dự thảo được nhắc tới là Thông tư liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Y tế viết rõ ngày 7/8/2013, văn bản này cũng được cung cấp bởi Bộ Y tế, Thứ trưởng Trường cho biết lãnh đạo Bộ GTVT chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về dự thảo quy định này từ Bộ Y tế nên không có chuyện Bộ GTVT cùng ký văn bản để ban hành quy định nói trên.
Thứ trưởng Trường khẳng định: “Bộ GTVT không bao giờ đồng tình với những quy định về các tiêu chí sức khỏe như nêu trong dự thảo mà báo chí đang nhắc tới”.
Dẫn giải về thông tin liên quan đến dự thảo Thông tư, Thứ trưởng Trường cho rằng quy định “ngực lép” là dự thảo từ năm 2008. Bây giờ các nhà nghiên cứu của bên y tế đang muốn đưa ra một tiêu chuẩn để định lượng cụ thể về sức khỏe, nhưng dự thảo đó cần phải sửa lại và chưa xin ý kiến ai cả. Việc sửa lại dự thảo cần một quá trình thảo luận, hiện tại cũng chưa có thông tin gì về quy định này.
Trước đó, nguồn tin từ Bộ Y tế cung cấp văn bản Dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khoẻ người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Theo đó, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong dự thảo, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì vòng ngực phải không dưới 72 cm. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có vòng ngực to sẽ được “lái xe to”.
Đại diện Bộ Y tế cũng đã lên tiếng bác bỏ thông tin dự thảo này được đưa ra trong năm 2013 và cho rằng đó là dự thảo của năm 2008.
Video đang HOT
Theo Dân trí
Ngực lép không được lái xe: Do phòng nâng ngực soạn thảo?
Hai bộ GTVT và Bộ Y tế đang tranh cãi, không ai thừa nhận mình soạn thảo quy định bất hợp lý "ngực lép" không được lái xe trong một dự thảo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ GTVT ghi ngày 7/8/2013. Nhiều độc giả đã nhanh ý cho rằng: Quy định này chắc do thẩm mỹ viện, phòng phẫu thuật ngực ban hành.
CSGT phải mang thước đo ngực
Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra đề xuất tái áp dụng quy định "ngực lép" không được lái xe năm 2008 trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô...
Theo dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.
Quy định ngực lép không được lái xe không Bộ nào nhận
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có "ngực to" sẽ có nhiều cơ hội để được "lái xe to". Cụ thể, nếu ngực ở ngưỡng 74-76 cm thì được cấp bằng lái xe hạng A3, A4, B2; còn to hơn nữa sẽ đủ điều kiện lái xe siêu trường, siêu trọng hạng C, D, E, F, A2...
Chưa dừng lại, những người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3trở lên. Còn nếu chiều cao đạt nhưng trọng lượng cơ thể không đạt mức tối thiểu 40 kg, người dân cũng không đủ điều kiện để được lái xe. Và cũng như tiêu chuẩn "ngực to được lái xe to", người càng cao, càng nặng thì càng có cơ hội để lái xe to và dài. Trong đó, nếu cao 1,62 m và nặng 47 kg trở lên thì sẽ được cấp bằng C, D, E, F, A2...
Theo kế hoạch, thông tư này sẽ được ban hành vào đầu năm 2014.
Theo số liệu thống kê từ Ban ATGT quốc gia, nếu tính cả va chạm thì 7 tháng đầu năm 2013 toàn quốc xảy ra 17.181 vụ TNGT, làm chết 5.635 người, bị thương 17.153 người. Nhưng không có nghiên cứu đánh giá chi tiết, đầy đủ nào chứng minh ngực nhỏ gây mất an toàn giao thông.
Cũng chưa một lần Bộ GTVT hay Bộ Y tế đưa ra khảo sát hay số liệu nào chứng minh ngực nhỏ là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông này. Vậy Bộ Y tế, Bộ GTVT dựa vào đâu để đưa ra quy định này hay Bộ Y tế đang có ý định liên thủ với Bộ GTVT mở thẩm mỹ viện?
Thẩm mỹ viện soạn thảo?
Độc giả X.D.N.T đặt câu hỏi: "Không biết người ra văn bản này có liên quan gì đến một tiệm bơm mông bơm ngực nào không đây".
Đây cũng là băn khoăn của độc giả Le "Các bác sắp mở các tiệm thẩm mỹ viện, thể hình... thì phải. Thật buồn cười, ở không sinh chuyện...".
Trong lúc cơ quan chức năng còn chưa biết, nếu quy định này đi vào cuộc sống thì lực lượng chức năng làm thế nào để kiểm tra số đo cho các chị em. Độc giả Ong Bầu hiến kế: "Tôi đề nghị đi kèm theo qui định này cần có biện pháp kiểm tra chấp hành của người tham gia giao thông: Từ nay lực lượng CSGT và TTGT khi đi tuần tra mang theo 2 "đồ nghề" là thước dây đo vòng ngực và cân sức khỏe. Ghi biên bản phạt ngay khi có kết quả cân, đo".
Độc giả Mr_Cubj nhìn thấy một tương lai xa hơn: "Vietnam Airline sẽ tăng chuyến bay thẳng đến Thái Lan và Hàn Quốc để phục vụ chị em Việt Nam".
Không bộ nào chịu nhận
Cả hai bộ Y tế và GTVT đều không thừa nhận dự thảo quy định ngực lép, thấp bé, nhẹ cân không được lái xe máy là do đơn vị mình xây dựng.
Ngày 24/8, trả lời báo chí, ông Trần Quý Tường, phó Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết ban soạn thảo "Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe" vẫn chưa được thành lập.
Do đó vẫn chưa có bản dự thảo thông tư trong đó có các quy định về ngực lép, thấp bé, nhẹ cân... không được lái xe máy.
Theo ông Tường, hiện Bộ Y tế đã giao Viện Chiến lược và chính sách y tế nghiên cứu về thực trạng sức khỏe lái xe, thực trạng cấp phép lái xe và báo cáo bộ để bộ có cơ sở khi xây dựng quy chế mới. Đại diện Bộ Y tế cho rằng, những quy định trong dự thảo ngày 7/8 mà báo chí thông tin là do bộ GTVT lấy từ năm 2008.
Trái lại, ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Cục trưởng Cục y tế giao thông vận tải (GTVT) cho biết, ông đã nhiều lần họp với Bộ Y tế, Bộ Công an về nội dung dự thảo thông tư trên. Ông Lâm khẳng định dự thảo ngày 7/8, ra đời sau cuộc họp lần 2 của ban soạn thảo và các bên đã cơ bản thống nhất các nội dung, trong đó vẫn giữ nguyên các quy định ngực lép, thấp bé, nhẹ cân không được lái xe máy.
Cũng theo ông Lâm, để xây dựng dự thảo thông tư trên, Bộ Y tế cũng đã quyết định thành lập ban soạn thảo gồm 30 người. Hiện ban soạn thảo vẫn đang tiếp tục tiếp thu ý kiến và chỉnh lý để trình 2 bộ trưởng ký.
Ông Lâm cho rằng nhiều quy định trong dự thảo này cần phải chỉnh sửa vì phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cụ thể là cần phải quy định rõ hơn các tiêu chuẩn về thể lực theo giới tính hoặc theo từng loại xe khác nhau.
"Ví dụ, nam thường khỏe hơn nữ và hiện tại có những loại phương tiện cần rất ít thể lực để điều khiển. Chúng ta không thể tham khảo các quy chuẩn của nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam được", ông Lâm nhận định.
Bổ sung, ông Vũ Văn Triển, Cục trưởng Cục Y tế, Bộ GTVT cho rằng trả lời của Bộ Y tế về việc chưa có dự thảo trên là chưa chính xác. Bộ Y tế đã thành lập một ban soạn thảo tiêu chuẩn sức khỏe gồm nhiều người và đã họp nhiều lần. Bên Bộ GTVT chỉ tham gia 2 người.
Ông Triển cho biết cách đây một tháng, Cục Y tế (bộ GTVT) đã xây dựng một thông tư nền để gửi cho Bộ Y tế. "Khi xây dựng văn bản này chúng tôi cũng đã tham khảo, rút kinh nghiệm từ những quy định từ năm 2008 để tránh những quy định không phù hợp. Sau đó bộ Y tế tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thành một dự thảo mới", ông Triển nói.
Trước đây, vào năm 2008, người dân đã được một phen lao đao trước quy định "Về việc ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" của Bộ Y tế. Quy định này ngay lập tức bị phản ứng. Trong một cuộc trưng cầu ý kiến độc giả, có đến 75.5% những người được hỏi cho rằng quyết định "ngực lép không được lái xe máy" là không phù hợp.
Ngay sau đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) khằng định: "Việc đưa ra một loạt các tiêu chuẩn về sức khỏe chưa đảm bảo về tính hợp lý - không thực sự cần thiết, không gắn với yêu cầu đặc định đối với việc điều khiển các phương tiện giao thông khác nhau". Quy định sau đó đã nhanh chóng bị gỡ bỏ.
Theo Đất Việt
Chưa có đề xuất "ngực lép" không được lái xe "Chưa có Dự thảo quy định "ngực lép, thấp bế nhẹ cân..." không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin". Theo ông Lâm, hiện tổ biên tập của Ban soạn thảo mới tranh luận phiên họp đầu tiên nên Chưa có Dự thảo quy định "ngực lép, thấp bế nhẹ cân..." không được lái xe như một số...