Bộ GTVT hủy đấu thầu quốc tế dự án cao tốc Bắc – Nam
Bộ GTVT hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu trong nước đối với dự án cao tốc Bắc – Nam.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Trong thông cáo gửi báo chí, Bộ GTVT nêu rõ: “Thực hiện Nghị Quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, Bộ Giao thông Vận tải nhận thức rất rõ đây là dự án trọng điểm của quốc gia, có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt đối với những địa phương có dự án đi qua. Chính vì vậy quá trình triển khai dự án, Bộ GTVT quán triệt tinh thần phải tiến hành nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định pháp luật, hiệu quả, khách quan, minh bạch và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế”.
Căn cứ những quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt Luật đấu thầu (Điều 15), đối với 8 dự án thành phần được Quốc hội phê duyệt đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), thời gian qua Bộ GTVT đã tiến hành sơ tuyển lựa chọn Nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quốc tế.
Quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế của Bộ GTVT đối với dự án cao tốc Bắc – Nam đã mở ra cơ hội lớn cho các nhà thầu Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 7/2019, sau 2 tháng kể từ thời điểm phát hành Hồ sơ mời sơ tuyển, bên mời thầu (các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT) đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển. Kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu và quá trình thẩm định làm rõ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho biết, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 1 dự án có từ 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Như vậy, số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao.
Nhằm triển khai thành công dự án trọng điểm của quốc gia trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt để phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư dự án và phát triển năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Video đang HOT
Sau khi đánh giá trách nhiệm pháp lý quy định tại hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế đã phát hành và Luật đấu thầu, trên cơ sở thống nhất của các cơ quan liên quan, Bộ GTVT quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Hiện nay, Bộ GTVT đang khẩn trương rà soát, hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan để triển khai dự án. Mọi thông tin về các bước thực hiện tiếp theo sẽ được Bộ GTVT kịp thời cung cấp tới các cơ quan thông tấn báo chí và toàn thể nhân dân được biết, giám sát.
Tháng 5/2019, Bộ GTVT kêu gọi hồ sơ, mời sơ tuyển chọn nhà đầu tư, đấu thầu quốc tế với 8 dự án thành phần thuộc “đại dự án” Dự án cao tốc Bắc – Nam. Để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, Bộ GTVT sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100.
Tại thời điểm đó, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư của 11 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông với tổng mức đầu tư 102.513 tỷ đồng, gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Trong đó, 8 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông là dự án nhóm A. Đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật, hình thức lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án là đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Tại thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc đấu thầu quốc tế rộng rãi đối với dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ có ít cơ hội cho doanh nghiệp nội địa, thay vào đó, nguy cơ nhà thầu Trung Quốc “đổ bộ”, “chiếm lĩnh” dự án là rất cao.
ĐÀO BÍCH
Theo VTC
Việt Nam sẽ chỉ chọn nhà thầu trong nước thực hiện cao tốc Bắc - Nam
Việt Nam sẽ không đấu thầu quốc tế với 8 dự án thành phần của cao tốc Bắc -Nam do lo ngại về an ninh - quốc phòng và mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế không lớn.
Thứ trưởng Bộ Giao thộng vận tải Nguyễn Ngọc Đông Ảnh BGP
Sáng 24.9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã chính thức phát đi thông tin cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan, Bộ đã chính thức lựa chọn chỉ đấu thầu trong nước với 8 dự án thành phần dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) của cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Theo ông Đông, đây là dự án lớn, quan trọng và nhận được sự quan tâm của cả xã hội, cả hệ thống chính trị trong và ngoài nước.
Dự án đã được Quốc hội thông qua, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 11 dự án thành phần với chiều dài 654 cây số, tổng vốn đầu tư hơn 100.000 tỉ đồng, trong đó 3 dự án đầu tư công (những đoạn không hấp dẫn với nhà đầu tư) và 8 dự án BOT.
Tuy mốc 2020 đang đến gần, nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Đông, sau khi Bộ Giao thông vận tải "quyết liệt chỉ đạo trong 2 năm qua", thì hiện mới cơ bản xong cọc mốc để các địa phương triển khai giải phóng mặt bằng.
Ngày 16.9 vừa qua, Thủ tướng đã phát động khởi công dự án đầu tư công đầu tiên (đoạn Cam Lộ - La Sơn trên địa bàn Huế và Quảng Trị); đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) dự kiến khởi công trong tháng 10 tới, còn cầu Mỹ Thuận 2 sẽ khởi công vào 2020.
8 dự án BOT hiện vẫn đang ở giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, nhưng đã tốn không ít giấy mực suốt thời gian qua, vì thông tin chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đầu tư.
Theo ông Đông, 8 dự án này đã được mời thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà đầu tư, thực hiện theo quy định của luật Đấu thầu.
Đến tháng 7.2019, tất cả các ban quản lý dự án đã nhận được 60 hồ sơ của các ứng viên trong và ngoài nước. Qua đánh giá, có 4 dự án không có nhà đầu tư tham gia, 2 dự án chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia và 2 dự án còn lại có 2 - 3 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 1 số nhà đầu tư trong nước liên danh với nước ngoài.
"Với số lượng hồ sơ nhận được như trên, chúng tôi đánh giá là các dự án này chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cạnh tranh không lớn. Xét bối cảnh quốc tế rất phức tạp, cân nhắc khả năng cũng như phát huy nội lực của doanh nghiệp trong nước, chúng tôi có báo cáo với các cơ quan khác nhau, thống nhất đấu thầu cạnh tranh trong nước để lựa chọn nhà đầu tư trong nước", ông Đông nói.
Theo ông Đông, quyết định này đến từ việc cân nhắc 2 yếu tố: vấn đề an ninh quốc phòng của tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam và việc các nhà đầu tư nước ngoài cũng không quá quan tâm đến dự án này (đến nay chỉ có các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm).
"Tính cạnh tranh (của đấu thầu quốc tế) không cao, rất ít nhà đầu tư nước ngoài tham gia ở đây, nên để phát huy nội lực thì (chúng tôi) lựa chọn như vậy", ông Đông nói và cho rằng luật pháp cũng cho phép chủ đầu tư cân nhắc các yếu tố an ninh - quốc phòng khi tổ chức đấu thầu.
Được biết, hiện Bộ Giao thông vận tải đã thông báo với các Ban Quản lý dự án để thông báo cho các nhà đầu tư.
Bộ Giao thông vận tải dự án sẽ kết thúc sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước và tổ chức đấu thầu vào khoảng tháng 3.2020 để có thể triển khai các dự án.
Theo thanhnien
Bất ngờ danh tính các nhà thầu dự án cao tốc Bắc - Nam Trái với nhiều dự đoán về việc nhà thầu Trung Quốc sẽ "đổ bộ" vào dự án cao tốc Bắc - Nam, thực tế cho thấy các đơn vị trúng thầu đều là doanh nghiệp Việt Nam. Dự án thành phần đầu tiên của cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn đi qua tỉnh Quảng Trị và...