Bộ GTVT gửi văn bản hỏa tốc về kiến nghị liên quan đến Uber, Grab
Bộ GTVT vừa có văn bản hỏa tốc gửi Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Taxi TP.HCM… về việc giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM đề cập một số vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm hợp đồng điện tử.
Mới đây, tại công văn số 19/HHTX-2017, Hiệp hội taxi TP.HCM đồng tình với các nội dung kiến nghị của Hiệp hội taxi Hà Nội đối với Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc thí điểm hợp đồng điện tử cho xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Theo đó, dựa vào báo cáo và kiến nghị của Hiệp hội taxi Hà Nội, Hiệp hội taxi TP.HCM đồng ý kiến nghị với 3 vấn đề chính.
Liên quan sự việc này, Bộ GTVT vừa có văn bản hỏa tốc gửi Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Taxi TP.HCM… về việc giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM đề cập một số vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm hợp đồng điện tử.
Hiệp hội taxi kiến nghị dừng ngay kế hoạch thí điểm với xe hợp đồng 9 chỗ trở xuống.
Cụ thể, về kiến nghị “Dừng ngay kế hoạch thí điểm với xe hợp đồng 9 chỗ trở xuống theo Quyết định 24/2016 của Bộ GTVT nhằm tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm ngay và không cần chờ đến ngày 7.1.2018 (hết thời hạn thí điểm)”, Bộ GTVT cho rằng, việc xây dựng, ban hành và triển khai Quyết định số 24 kèm theo kế hoạch thí điểm là hoàn toàn phù hợp quy định và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về triển khai các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ GTVT đã có rất nhiều văn bản chỉ rõ đây là loại hình vận tải khách theo hợp đồng.
Video đang HOT
Bản chất của việc thí điểm này là thay hợp đồng giấy bằng ứng dụng hợp đồng điện tử cho xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng loại dưới 9 chỗ. Đây không phải là loại hình kinh doanh vận tải khách bằng taxi.
Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai rất nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng. Việc quản lý xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng được thực hiện trực tiếp tại cơ quan chuyên môn của tỉnh, thành phố. Sở GTVT cấp phù hiệu cho phương tiện, cấp giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh.
Phương tiện để được cấp phù hiệu phải đáp ứng đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm thông qua các điều kiện áp dụng đối với xe hợp đồng. Chế tài xử phạt theo Nghị định 46/2016 qua đó đảm bảo được sự giám sát, quản lý từ cơ sở.
Hơn nữa, việc các địa phương quy hoạch phương tiện phù hợp với thực trạng giao thông đã được quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều 6 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Về kiến nghị “Dừng ngay việc gia tăng phương tiện tham gia thí điểm đối với các đơn vị, địa phương hiện tại và không mở rộng thí điểm ra các tỉnh, thành phố khác”, Bộ GTVT cho biết, hiện Bộ đã kiến nghị Thủ tướng.
“Trên cơ sở kiến nghị của các Sở GTVT, kính đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép các địa phương đã thí điểm, khi tổng số lượng phương tiện xe hợp đồng tăng cao thì được tạm thời không cấp mới phù hiệu xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi. Việc này tiếp diễn cho đến khi lập và thực hiện quy hoạch về phương tiện và vận tải trên địa bàn địa phương mình phù hợp với thực tiễn theo quy định tại Điều 6 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tránh cung vượt cầu”, Bộ GTVT nêu rõ.
Liên quan đến kiến nghị “Nếu Grab, Uber vẫn tiếp tục có thái độ coi thường pháp luật và nhà nước Việt Nam – vẫn triển khai trái phép kiểu hoạt động lách luật, cạnh tranh không lành mạnh thì đề nghị Nhà nước thu hồi giấy phép kinh doanh”, Bộ GTVT cho rằng, đây là vấn đề mới phát sinh, liên quan đến chuyên ngành quản lý của nhiều lĩnh vực. Do vậy, Bộ GTVT ghi nhận nội dung đề xuất và sẽ phối hợp với các bộ khác để nghiên cứu, xem xét đưa vào nội dung quy định quản lý tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan cho phù hợp với thực tiễn.
Theo Hiệp hội taxi TP.HCM, trên thực tế, các cơ quan quản lý Nhà nước không thể quản lý được hết toàn bộ số xe tham gia thí điểm hợp đồng điện tử (như Uber, Grab…). Việc kiểm tra các xe này rất khó khăn, hầu hết các xe này không dán logo, phù hiệu hợp đồng…Hiệp hội taxi TP.HCM cũng cho rằng Grab và Uber đang triển khai các chương trình khuyến mãi, chính sách cước thấp… nhằm cạnh tranh và triệt tiêu các hãng taxi truyền thống. Liệu Uber và Grab có cam kết giữ giá cước thấp như hiện nay trong vòng 5-10 năm, hay chỉ nhằm loại bỏ taxi truyền thống, độc chiếm thị trường.Gần đây, Hiệp hội Taxi Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị gửi Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, liên quan đến một văn bản đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng và đề xuất biện pháp quản lý, mà Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi Thủ tướng.Trong văn bản này, Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, báo cáo của Bộ GTVTi là không đầy đủ, không phản ánh đúng thực trạng của công tác thí điểm.Trước đó, Hiệp hội taxi Hà Nội đã gửi kiến nghị cho Bộ GTVT về việc phải dừng khẩn cấp hoạt động Uber, Grab trước thời điểm kết thúc Đề án thí điểm là 31.12.2017 (kiến nghị gửi ngày 26.9.2017). Đồng thời, phải quy định quản lý Uber, Grab giống như taxi truyền thống về số lượng xe, chất lượng dịch vụ, phạm vi hoạt động…Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, do cơ quan quản lý Nhà nước có sự buông lỏng về quản lý nên số lượng xe hợp đồng điện tử thời gian qua đã tăng vọt lên tới con số 50.000 xe (theo tính toán của hiệp hội này). Do đó, kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước phải cấp hạn ngạch cho Uber, Grab cùng với các hãng taxi, dán logo biểu trưng cho xe hợp đồng điện tử, xe phải có phù hiệu riêng… để dễ dàng nhận biết.
Theo Danviet
Nóng: Bộ GTVT "phanh gấp" cấp phép thí điểm Grab, Uber
Bộ GTVT vừa yêu cầu các địa phương đang tham gia phải thống kê, rà soát chính xác số lượng và dừng cấp phép thí điểm taxi công nghệ. Theo Bộ GTVT, yêu cầu này nhằm hạn chế bùng phát taxi công nghệ, gây áp lực lên hạ tầng, bất bình đẳng với các loại hình dịch vụ vận tải khác.
Theo Bộ GTVT, số lượng xe taxi công nghệ đang gia tăng vượt tầm kiểm soát, tạo áp lực lên hạ tầng giao thông và cạnh tranh thiếu công bằng với taxi truyền thống, gây khó cho quản lý.
Đồng thời, hiện các thành phố thí điểm taxi công nghệ cũng đang hướng tới xây dựng hệ thống vận tải khách công cộng với khối lượng lớn như xe buýt, buýt nhanh BRT, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao mà không đặt trọng tâm vào taxi hay xe hợp đồng.
Do vậy, cần thiết phải khống chế số lượng xe và số doanh nghiệp tham gia kinh doanh taxi công nghệ - công văn của Bộ GTVT nêu.
Do đó, Bộ GTVT yêu cầu các địa phương tham gia thí điểm loại hình taxi công nghệ tiến hành thống kê, rà soát chính xác số lượng xe tham gia, đồng thời dừng cấp phép thí điểm mới.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, tại dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Bộ GTVT cũng đã đưa loại hình taxi Uber, Grab vào đối tượng quản lý. Sau khi sửa đổi nghị định này, việc quản lý các loại hình taxi này sẽ bảo đảm công bằng hơn.
Được biết, theo đề án thí điểm taxi công nghệ của Bộ GTVT, tính đến tháng 4/2017, Bộ mới chỉ cấp phép cho khoảng 13.500 xe hợp đồng dưới 9 chỗ tham gia, với 235 doanh nghiệp tại 3 địa phương là Hà Nội, TPHCM và Khánh Hòa.
Tuy nhiên, thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, số lượng xe "taxi công nghệ" tại thành phố đã lên tới con số 7.000 xe, tại TP. HCM là hơn 22.000 xe, gấp đôi số lượng taxi truyền thống, vượt xa sức quản lý của địa phương.
Ngoài ra, với các ưu thế của mình, "taxi công nghệ" và taxi truyền thống đang bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả và chất lượng dịch vụ.
Trong đó, phần lợi thế đang nghiêng về phía các hãng taxi công nghệ, với các đặc điểm hoạt động là công khai được giá tiền cước cho chặng đường, giá cước hợp lý, xe sạch sẽ, thuận tiện.
Tuy nhiên, đối với các hãng taxi truyền thống và đặc biệt với cơ quan quản lý, taxi công nghệ thực sự là điểm nóng nhức nhối. Các hãng taxi truyền thống bị taxi công nghệ xâm thực thị phần mạnh mẽ, trong khi các cơ quan quản lý chưa có căn cứ pháp lý để quản lý doanh thu và từ đó thu thuế đối với taxi công nghệ.
Hoạt động của taxi công nghệ còn mở rộng thành xe ôm công nghệ, và cạnh tranh thành công với xe ôm truyền thống.
Về quản lý, chiến dịch lobby do các hãng taxi truyền thống tung ra, nhằm hạn chế hoạt động của mô hình taxi công nghệ đã phần nào thành công. Khi các cơ quan quản lý liên tục tổ chức kiểm tra, giám sát, gây khó cho hoạt động của taxi công nghệ. Cao điểm nhất chính là công văn dừng cấp phép thí điểm taxi công nghệ lần này. Tuy nhiên, chưa rõ yêu cầu này có áp dụng với mô hình xe ôm công nghệ hay không.
Đến thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đã cấp phép thí điểm hoạt động cho loại hình taxi công nghệ với tên gọi xe hợp đồng ứng dụng công nghệ cho 7 đơn vị gồm: Công ty TNHH Grabtaxi với ứng dụng Grabcar, Công ty cổ phần vận tải 57 Hà Nội với ứng dụng Thanhcong Car, Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh với ứng dụng Mailinh Car, Công ty hợp tác đầu tư và phá triển với ứng dụng Home Car, Công ty TNHH Uber Việt Nam với ứng dụng Uber, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang với ứng dụng LB.Car, Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao với ứng dụng Vic.Car.
Theo Ánh Dương (Vietimes)
Thứ trưởng Giao thông muốn siết quản lý thuế của Uber, Grab Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng việc quản lý tài chính của cơ quan nhà nước với Uber, Grab còn mật mờ, gây tranh cãi. Tại dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, Bộ Giao thông Vận tải muốn bổ sung quy định cho...