Bộ GTVT đề xuất giảm nhiều loại thuế, phí
Hôm qua (6.7), Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị xem xét, điều chỉnh nhiều loại phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn do chi phí xăng, dầu tăng cao.
Bộ GTVT kiến nghị giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; giảm 10% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa; thời gian đến hết năm 2022.
Lĩnh vực hàng hải, kiến nghị giảm 20% phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa; giảm 20% phí bảo đảm hàng hải hoạt động hàng hải nội địa; giảm 20% lệ phí vào, rời cảng biển hoạt động hàng hải nội địa; thời gian giảm từ tháng 8 – 12.2022.
Lĩnh vực hàng không, giảm 20% mức thu phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay. Giảm 20% mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay; thời gian hết 2022…
Ngành đường sắt tăng trưởng vận tải hàng hóa không bù đắp được cho vận tải hành khách
Từ đầu năm đến nay, vận tải hàng hóa của ngành đường sắt duy trì được mức tăng trưởng tốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do tỷ trọng chỉ chiếm 30% tổng doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nên tăng trưởng này không thể bù đắp được sản lượng giảm sâu từ vận tải hành khách.
Người dân về quê trong ngày đầu tiên khai thác tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, ngày 13/10/2021. Ảnh minh họa: Lê Phú/TTXVN
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều bất định, việc kịp thời chuyển hướng sang đẩy mạnh vận tải hàng hóa đã phần nào giúp ngành đường sắt vượt qua khó khăn do đại dịch.
Vắng khách, đường sắt giảm nhiều đôi tàu
Sau hai tuần lượng hành khách đi tàu tăng mạnh khi được Bộ Giao thông vận tải cho phép chạy lại tàu khách từ ngày 13/10, ngành đường sắt cũng tăng nhiều đôi tàu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, từ giữa tuần vừa qua, khách đi tàu có dấu hiệu giảm mạnh, buộc các công ty vận tải đường sắt phải cắt giảm các đôi tàu khách.
Theo đó, ở khu vực phía Bắc, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội vừa ra thông báo tạm dừng chạy đôi NA1/2 Hà Nội - Vinh từ ngày 1/11.
Hành khách có vé tàu SE3/SE4, NA1/2 trong thời gian tạm dừng chạy liên hệ nhà ga trước giờ tàu chạy để trả vé không mất phí.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tạm dừng chạy đôi tàu khách Thống nhất SE3/SE4 Sài Gòn - Hà Nội từ ngày 3/11/2021 do nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến đường sắt Bắc - Nam giảm.
Như vậy, từ ngày 3/11 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngành đường sắt chỉ chạy hàng ngày 2 đôi tàu khách SE5/SE6, SE7/SE8. Tàu SE5 xuất phát ga Hà Nội lúc 15h20, đến ga Sài Gòn lúc 5h50; Tàu SE6 xuất phát ga Sài Gòn lúc 15h20, đến ga Hà Nội lúc 5h21. Tàu SE7 xuất phát ga Hà Nội lúc 6h00, đến ga Sài Gòn lúc 20h02; Tàu SE8 xuất phát ga Sài Gòn lúc 6h00, đến ga Hà Nội lúc 19h52.
Tại văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, sau giai đoạn thí điểm mở lại tàu khách, giai đoạn tiếp theo từ 21-27/10/2021, ngành đường sắt đã thực hiện 98 chuyến tàu, vận chuyển được hơn 23.400 lượt hành khách.
Tuy nhiên, lượng khách đi tàu giảm dần, ngành đường sắt đã phải dừng tạm dừng chạy đôi tàu SE21/22 Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 25/10.
Nguyên nhân vắng khách đi tàu, theo VNR là do số lượng đường bay và số chuyến tại các đường bay của ngành hàng không được tăng cường, giá vé rẻ. Mặt khác, vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ liên tỉnh đã được mở lại. Vì vậy, lượng hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh giảm dần, đặc biệt là chiều Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh vận tải hàng hóa
Về tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trao đổi với phóng viên TTXVN ngày 2/11, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR chia sẻ, năm 2020, Tổng công ty lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, năm nay tình hình sản xuất kinh doanh của VNR còn khó khăn hơn. Chỉ hai quý đầu năm, VNR đã lỗ hơn 940 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng chưa thể tính toán được số lỗ dự kiến của cả năm vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Nếu dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát thì tổng công ty sẽ giảm được số lỗ.
Về các giải pháp để bù đắp nguồn thu do vận tải hành khách không được hoạt động, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, từ năm 2020 đến nay, ngành đường sắt đã đẩy mạnh hướng vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, do tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của vận tải hành khách chiếm tới 70% doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nên mặc dù tăng được doanh thu của mảng vận tải hàng hóa cũng chưa thể khỏa lấp được khó khăn từ vận tải hành khách.
Ngoài việc tăng sản lượng vận tải trong nước, thống kê của VNR cho thấy sản lượng hàng hóa liên vận quốc tế đường sắt từ đầu năm đến nay đã tăng vọt. Hàng liên vận xuất nhập khẩu nói chung qua cửa khẩu ga Đồng Đăng, ga Lào Cai tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2020. Riêng hàng xuất đi Nga và châu Âu, 9 tháng năm 2021 đạt khoảng 1.800 TEU. Hàng hóa chủ yếu là hàng điện tử từ Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên; hàng da giầy, dệt may từ miền Trung, miền Nam.
Lãnh đạo VNR đánh giá, vận tải hàng hóa tăng trưởng là kết quả từ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu vận tải, tập trung thúc đẩy vận tải hàng hóa, xác định vận tải hàng hóa là trọng tâm từ năm 2019 nhờ các chính sách như điều chỉnh giá cước linh hoạt; hệ thống quản trị vận tải hàng hóa qua mạng; mở rộng nguồn hàng; đẩy mạnh vận tải hàng hóa liên vận tới các thị trường...
Thực tế, trong nhiều năm trước, đường sắt đã mở tuyến hàng hóa liên vận quốc tế (thông qua Trung Quốc sang thị trường châu Âu tập trung vào tàu hàng container) và tàu chạy qua biên giới (Việt Nam-Trung Quốc). Sản lượng hàng hóa của các tuyến này chiếm khoảng 20% lượng hàng hóa của ngành đường sắt và thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh...
Tổng giám đốc VNR Đặng Sỹ Mạnh cho hay, đơn vị đang tìm giải pháp nâng cao năng lực vận tải đường sắt; tiếp tục chú trọng đẩy mạnh vận tải hàng hóa. Trong đó, khẩn trương xây dựng sàn giao dịch vận tải; tiếp tục duy trì các chân hàng truyền thống, khách hàng cũ, chú trọng tìm kiếm nguồn hàng, luồng hàng, đối tác mới để nâng cao sản lượng và tăng doanh thu vận tải hàng hóa, bù đắp một phần cho vận tải hành khách...
Phó Thủ tướng nhắc Hà Nội và các địa phương không cát cứ để đi lại thông suốt "Chúng ta không dùng các biện pháp hạn chế hoặc ngăn cản đi lại, đặc biệt là vận tải hàng hóa qua các tỉnh thành để làm sao lưu thông được thông suốt trong cả nước". Đó là lưu ý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật...