Bộ GTVT chuyển công an điều tra vụ chìm tàu Cần Giờ
Khẳng định Công ty Việc Séc phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong vụ chìm tàu chở 30 người ở Cần Giờ, nhưng Tổ điều tra đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải không kết luận việc báo tin cứu nạn chậm trễ.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam – Tổ phó Tổ điều tra đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã hoàn tất bước đầu việc điều tra vụ chìm tàu chở 30 người ở vùng biển Cần Giờ (TP HCM).
Theo ông Nhật, công ty cổ phần Công nghệ Việt – Séc là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm trong vụ chìm tàu vì đã “tự ý cho mượn tàu H29 BP đi chở khách dù đây là tàu của biên phòng cảng cửa khẩu Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Theo Tổ điều tra, Công ty Việt – Séc là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm vì đã tự ý cho mượn tàu. Ảnh: Duy Công.
Video đang HOT
Bên liên quan thứ hai là công ty Vũng Tàu Marina, đơn vị đã mượn tàu từ Công ty Việt – Séc để chở khách. Theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của H29 BP do đăng kiểm Quân chủng hải quân cấp ngày 16/7, tàu này “chỉ được phép chạy tuần tra trên sông, vịnh, không được phép chạy trên biển”.
Tuy nhiên, Vũng Tàu Marina vẫn cho tàu chạy trên quãng đường dài hơn 60 km băng qua biển trong điều kiện sóng to, gió lớn. Đồng thời, tàu chỉ có thể chở được 12 người nhưng công ty này vẫn chở đến 30 người là “quá mạo hiểm, coi thường tính mạng của hành khách”.
Tổ điều tra cũng nhận định, một số cá nhân công ty sản xuất ống thép dầu khí (PV PIPE) “đã có lỗi trong việc thuê phương tiện không đảm bản an toàn để chở nhân viên, đặc biệt khi thấy tàu chở quá tải vẫn không có biện pháp ngăn chặn”.
Liên quan đến công tác cứu hộ trong vụ tai nạn làm 9 người tử vong, người đứng đầu Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, các đơn vị như Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Cảng vụ hàng hải TP HCM, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3… được Tổ điều tra đánh giá là đã “xử lý thông tin nhanh, phối hợp với các cơ quan tìm kiếm cứu nạn khác để điều tàu cứu nạn kịp thời và hiệu quả”.
Về nghi vấn tin cứu nạn được báo quá trễ vì sự việc xảy ra lúc 19h nhưng đến 21h mới báo cho cơ quan cứu nạn, ông Nhật cho biết, theo quy định của pháp luật, nếu biết tin tai nạn mà không báo là sai, không làm đúng trách nhiệm và sẽ bị xử lý.
“Tuy nhiên, tổ điều tra không thể kết luận vấn đề này vì không đúng chức năng mà sẽ cung cấp toàn bộ dữ liệu, những uẩn khúc trong việc báo tin cứu nạn đến cơ quan công an để làm rõ”, ông Nhật nói. Trong hôm nay, toàn bộ kết quả điều tra sẽ được chuyển cho Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (PC 44) phục vụ công tác điều tra và khởi tố như UBND TP HCM đã đề nghị.
Trước đó, tối 2/8, tàu khách H29 BP chở 30 công nhân, chuyên gia của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP HCM), tàu gặp sóng lớn và bị chìm làm 9 người thiệt mạng.
Theo Hữu Công
Nạn nhân chìm tàu cuối cùng đã được tìm thấy
Sáng 5/8, công tác tìm kiếm những nạn nhân trong vụ chìm ca nô tại vùng biển Cần Giờ (TP HCM) kết thúc khi 2 thi thể cuối cùng đã được tìm thấy. Các cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Hàng hải cho biết, đã huy động toàn bộ lực lượng để công tác tìm kiếm có hiệu quả. Ngoài hơn 50 phương tiện tàu và máy bay, hàng chục tàu bè của ngư dân được thuê ra khơi để quăng lưới, tìm xác nạn nhân. Các phương án, kế hoạch đều được báo cáo cụ thể vì phạm vi tìm kiếm mở rộng.
Thi thể nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy. Ảnh:Duy Công
Đến sáng 5/8, xác 2 nạn nhân mất tích cuối cùng được đưa vào đất liền trong tiếng nấc nghẹn của thân nhân. Công tác cứu nạn kết thúc sau hơn 3 ngày tìm kiếm. "Quá trình tìm kiếm cứu nạn đến đây là kết thúc, tiếp theo là phải làm rõ nguyên nhân gây chìm tàu", vị Cục trưởng nói và cho biết Cảng vụ Hàng hải TP HCM có thẩm quyền điều tra vụ việc vì tai nạn xảy ra trên vùng biển thuộc đơn vị này quản lý.
Liên quan đến thông tin cho rằng hậu quả vụ chìm tàu khiến 9 người thiệt mạng không loại trừ khả năng do "thông tin tàu gặp nạn bị che giấu, báo tin chậm trễ" và do 2 chiếc ca nô đi chung đã bỏ rơi người gặp nạn, ông Nhật nói: "Việc này phải lấy tường trình của các bên liên quan mới nắm được cụ thể. Không thể nghe người này người kia nói mà xem đó là chứng cứ".
Trước đó, tối 2/8, tàu khách H29 chở 30 công nhân, chuyên gia của Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP HCM), tàu được cho là gặp sóng lớn và bị chìm. 21 người được cứu, 9 người mất tích.
Theo VNE
Giám đốc mượn 3 tàu bảo dưỡng đón công nhân đi chơi Giám đốc công ty Vũng Tàu Marine được cho là người đã mượn 3 chiếc tàu chở công nhân đi chơi. Trên đường đi, tàu chở 30 người gặp nạn khiến 9 người mất tích, 7 thi thể đã được tìm thấy. Theo Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tàu H29 chở 30 người bị chìm trên vùng biển...