Bộ GTVT chính thức trình dự thảo lần 10 sửa đổi Nghị định 86
Bộ GTVT chính thức trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo lần thứ 10 Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải …
Bộ GTVT đề xuất, xe hợp đồng điện tử như Grab sẽ phải gắn phù hiệu “ Xe hợp đồng” trước và sau trên kính xe – Ảnh minh họa
Hôm nay (14/8), Bộ GTVT chính thức trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo lần thứ 10 Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Đáng chú ý, đối với xe hợp đồng điện tử như Grab, Bộ GTVT đề xuất không bắt buộc phải gắn mào, nhưng yêu cầu dán phù hiệu “Xe hợp đồng” bằng vật liệu phản quang ở bên trong xe.
Trong dự thảo lần này, Bộ GTVT cho biết đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để bỏ một số quy định bắt buộc gắn cố định hộp đèn trên nóc xe đối với ôtô chở khách dưới 9 chỗ ngồi. Theo đó, Bộ GTVT bỏ quy định ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải có hộp đèn với chữ “Xe hợp đồng” gắn cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12 x 30 cm.
Bộ GTVT cũng cho biết, dự thảo nghị định mới đã sửa đổi, điều chỉnh bằng quy định niêm yết cụm từ “Xe hợp đồng” trên kính phía trước và kính phía sau xe. Theo đó, xe hợp đồng điện tử phải có phù hiệu “Xe hợp đồng” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe. Kích thước tối thiểu của cụm từ “Xe hợp đồng” là 6 x 20 cm và cụm từ “Xe hợp đồng” phải được làm bằng vật liệu phản quang. Bộ GTVT cho rằng, việc sửa đổi này nhằm mục đích đảm bảo nhận diện đối với phương tiện xe kinh doanh vận tải loại hình này.
Bỏ quy định gắn mào với Grab, tuy nhiên, Bộ GTVT giữ nguyên quy định với taxi phải có hộp đèn. Theo đó, ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định. Ngoài ra, xe phải có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu của hộp đèn là 12 x 30 cm.
Trong dự thảo lần này, Bộ GTVT cũng quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng hợp đồng điện tử phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định. Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch mới được sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải khách sử dụng hợp đồng điện tử.
Video đang HOT
Trước đó, tại cuộc họp với các địa phương về tình hình đảm bảo an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiên cứu hủy bỏ đề xuất bắt buộc ôtô dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn trên nóc xe. Thủ tướng chỉ đạo phải dùng công nghệ để quản lý thay vì gắn hộp đèn.
Trong các dự thảo trước đây, Bộ GTVT có đề xuất taxi công nghệ gắn mào để các cơ quan chức năng có thể phân biệt được với taxi. Ngoài ra, xe hợp đồng điện tử, taxi công nghệ, taxi truyền thống đều thực hiện hồ sơ thủ tục như nhau.
Trần Duy
Theo Baogiaothong
Nghị định sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng ô tô có gì mới?
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành liên quan nhằm làm rõ các nội dung đề xuất, kiến nghị với dự thảo Nghị định.
Bộ Giao thông Vận tải cũng điều chỉnh bổ sung nội dung: "Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải có hộp đèn với chữ "XE HỢP ĐỒNG" gắn cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12x30cm. Ảnh minh họa: TTXVN
Đến thời điểm này dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đã quy định đảm bảo có 5 loại hình vận tải hành khách theo đúng Luật Giao thông đường bộ, đồng thời có ứng dụng khoa học công nghệ cho tất cả các loại hình vận tải, có nhận diện rõ ràng để tạo thuận lợi cho người dân được chọn, từ đó tạo sự công khai, minh bạch, an toàn cho người dân khi sử dụng dịch vụ.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Nghị định 86), Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành liên quan nhằm làm rõ các nội dung đề xuất, kiến nghị với dự thảo Nghị định.
Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người dân thì dự thảo Nghị định cũng đã bổ sung trách nhiệm của đơn vị vận tải, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp giữa bộ, ngành địa phương trong quản lý hoạt động vận tải, quản lý thuế, khám sức khỏe cho lái xe.... đặc biệt là an toàn giao thông và trách nhiệm của đơn vị vận tải đối với đảm bảo an toàn giao thông.
Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 đã bổ sung một số quy định như: phải tập huấn cho người đại diện theo pháp luật, người điều hành vận tải và bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của đơn vị kinh doanh vận tải nếu để xảy ra tai nạn từ mức nghiêm trọng trở lên.
Doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng hợp đồng điện tử phải có bộ phận quản lý theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định. Dự thảo nghị định cũng quy định phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm; lập, cập nhật đầy đủ các nội dung vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe theo quy định.
Đặc biệt, trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ sung các quy định để phân định về nhận diện phương tiện kinh doanh, hộp đèn xe hợp đồng điện tử, bố trí điểm đỗ xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt... từ đó ưu tiên phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe buýt, xe taxi trong tổ chức giao thông nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 cũng bổ sung quy định liên quan đến đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông vận tải; khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh vận tải ứng ứng dụng khoa học công nghệ; loại bỏ những nội dung gây cản trở tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật, cũng như làm triệt tiêu các mô hình đổi mới sáng tạo.
Theo đó, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định tất cả các loại hình kinh doanh vận tải, đơn vị bến xe phải ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ quản lý của doanh nghiệp....
Đi vào chi tiết các điều khoản của dự thảo thay thế Nghị định 86, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (kể cả người lái xe), Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh, bổ sung một số nội dung như định nghĩa về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô "là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi".
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh, bổ sung một số nội dung như: định nghĩa về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô "là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi".
Lý giải về nội dung này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc điều chỉnh nhằm phân định rõ hơn đơn vị kinh doanh vận tải với đơn vị cung cấp dịch vụ khác có liên quan hoạt động vận tải. Thể hiện đúng bản chất của hoạt động kinh doanh vận tải trong xu thế ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ và liên kết phát triển doanh nghiệp giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới, tạo sự minh bạch, tránh phát sinh đùn đảy trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, với khách hàng trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Bộ Giao thông Vận tải cũng điều chỉnh bổ sung nội dung: "Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải có hộp đèn với chữ "XE HỢP ĐỒNG" gắn cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12x30cm.
Bộ Giao thông Vận tải cho hay, việc bổ sung nội dung này nhằm bảo đảm quản ý đúng loại hình kinh doanh vận tải, xác định rõ hình thức ứng dụng hợp đồng đồng điện tử với loại hình taxi; đồng thời làm rõ nhận diện của các phương tiện kinh doanh loại hình này tránh tình trạng xe cá nhân trá hình kinh doanh dẫn đến gây khó khăn cho lực lượng tuần tra kiêm soát và tổ chức giao thông đô thị.
Ví dụ như đường có biển cấm loại phương tiện này nhưng do không có nhận diện nên vẫn đi vào các tuyến bị cấm khiến ùn tắc giao thông dẫn đến không công bằng trong hoạt động vận tải.
Đặc biệt một nội dung quan trọng cũng được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải quan tâm đó là dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 quy định với xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch "có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó".
Quy định nội dung này theo Bộ Giao thông Vận tải nhằm bảo đảm quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, tránh đăng ký loại hình xe hợp đồng nhưng hoạt động như tuyến cố định, đăng ký ở địa phương này những lại đưa phương tiện sang địa phương khác hoạt động dẫn đến mất trật tự vận tải, cạnh tranh không lành mạnh với tuyến cố định và xe taxi trên địa bàn, gây khó khăn cho việc quản lý vạn tải, tổ chức giao thông và quản lý thuế...
Xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó. Ảnh minh họa: TTXVN
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) thông tin, tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì về rà soát dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đánh giá cao Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tích cực xây dựng dự thảo Nghị định.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi khi Nghị định được ban hành, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu, tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định; trong đó lưu ý, tiếp thu ý kiến của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông...
Cũng theo ông Nguyễn Văn Quyền, tại cuộc họp này, có ý kiến đưa nội dung quy định quản lý đối với các đơn vị vận tải sử dụng dịch vụ nền tảng kết nối trong vận tải như Grab, Be, G7 vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86. Cụ thể, ngoài 2 hình thức như dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 (xe taxi, xe hợp đồng), có ý kiến đề nghị nghiên cứu thêm mô hình tương tự như Google, Facebook để rộng đường cho ứng dụng công nghệ 4.0 vào nền kinh tế.
"Về nội dung này Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận thấy quy định như dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 là phù hợp với Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Muốn quy định hình thức như đề xuất, cần chế định nội dung này ở Luật Quản lý về lĩnh vực Công nghệ thông tin và có hiệu lực điều chỉnh chung đối với các ngành; trong đó có ngành vận tải ô tô thì mới có cơ sở quy định trong văn bản dưới luật về quản lý vận tải ô tô", ông Nguyễn Văn Quyền cho hay.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Nghị định 86 sửa đổi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các hiệp hội doanh nghiệp, người dân cũng như các cơ quan thông tin truyền thông, cơ quan nghiên cứu. Bộ đã trình Chính phủ 7 lần và mỗi lần đều có những thay đổi do vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Tuy nhiên, đến nay, nội dung Nghị định đã nhận được sự đồng thuận của hầu hết các hiệp hội, tổ chức, cơ quan. Bộ trưởng cho biết, Nghị định 86 sửa đổi sẽ sớm được ban hành và khẳng định, khi đó, taxi công nghệ và taxi truyền thống sẽ có cơ hội cạnh tranh như nhau vì taxi truyền thống cũng có thể lắp các thiết bị công nghệ để phục vụ hành khách./.
Theo Quang Toàn/BNEWS/TTXVN
Danh sách xe khách sẽ bị tước phù hiệu nếu tiếp tục vi phạm Sở GTVT TP.HCM cho biết sẽ tiến hành tước phù hiệu những xe hợp đồng này nếu tiếp tục vi phạm. Cụ thể, Sở GTVT TP.HCM yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động theo hình thức hợp đồng tổ chức chấn chỉnh và khắc phục đối với các phương tiện vi phạm lỗi xe vận chuyển hành khách theo...