Bộ GTVT chỉ đạo xử nghiêm xe ghép chuyến chở khách
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản số 6728/BGTVT-VT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý xe vận chuyển hành khách ( xe ghép, xe tiện chuyến) không đăng ký kinh doanh theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải cho hay, thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng “ xe ghép”, “xe tiện chuyến” hoạt động chở khách (có thu tiền của hành khách) nhưng phương tiện chưa được cấp phù hiệu, biển hiệu, chưa đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo quy định.
Tình trạng này cũng đã được một số cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh đưa tin (tại Văn bản số 558/2022/TTĐT ngày 28/6/2022 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).
Video đang HOT
Để tăng cường công tác quản lý, thực hiện đúng quy định, đảm bảo ổn định trật tự vận tải, công bằng, công khai, minh bạch, đồng thời tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn để hướng dẫn và yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải trên địa bàn thực hiện đúng quy định của: Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định của UBND cấp tỉnh và Pháp luật về quảng cáo trên môi trường mạng (Zalo, facebook…).
Cùng với đó, đề nghị lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải nhưng chưa đăng ký kinh doanh; sử dụng xe ô tô chưa chuyển đổi biển số sang màu vàng, chưa được cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định của pháp luật để kinh doanh vận tải.
Thêm 12 tuyến xe buýt mới tại TP.HCM
UBND TP.HCM vừa có quyết định bổ sung 12 tuyến xe buýt mới, trong đó có 4 tuyến xe buýt nhỏ, 4 tuyến chất lượng cao và 4 tuyến liên tỉnh giúp tăng cường kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận.
Việc bổ sung các tuyến xe buýt sẽ góp phần phát triển mật độ xe buýt tại thành phố và kết nối vùng - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo đó, 4 tuyến xe buýt nhỏ gồm: ga tàu thủy Bình An - bến xe buýt Sài Gòn (19,5km), ga tàu thủy Bình An - đường Liên Phường (18km), khu dân cư ấp 5 Phong Phú - UBND quận 7 (16,5km), khu dân cư T30 - Trường đại học Marketing (14km).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đánh giá các tuyến xe buýt nhỏ này có thể hoạt động trên các tuyến đường đặc thù hẹp, kết nối đến các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông. Đồng thời kết nối với các tuyến vận tải hành khách có khối lượng lớn và các phương thức vận tải khác.
Còn 4 tuyến xe buýt chất lượng cao gồm: khu dân cư T30 - Trường đại học Marketing (14km), An Lạc - Rạch Chiếc (21,3km), An Lạc - Bến Thành (14,4km), Chợ Lớn - Rạch Chiếc (15,7km), Bến Thành - Rạch Chiếc (10,8km).
Ngoài ra, 4 tuyến xe buýt liên tỉnh sẽ bổ sung đi các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh gồm: bến xe An Sương - bến xe Biên Hòa (37,4km), bến xe Tân Phú - bến xe Tây Ninh (91km), bến xe buýt Tân Phú - bến xe Tiền Giang (85km), bến xe Tân Phú - bến xe Biên Hòa (47km).
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc bổ sung các tuyến xe này không chỉ góp phần phát triển mật độ xe buýt tại thành phố mà còn tăng cường kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nội dung trong đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng, kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2021 - 2030, có nêu rõ: "TP sẽ mở rộng mạng lưới xe buýt, đảm bảo kết nối đến các vùng đô thị, đầu mối giao thông, hoàn thiện các dự án có khối lượng vận tải lớn như metro, xe buýt nhanh".
Bộ GTVT đề xuất giảm nhiều loại thuế, phí Hôm qua (6.7), Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị xem xét, điều chỉnh nhiều loại phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn do chi phí xăng, dầu tăng cao. Bộ GTVT kiến nghị giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; giảm 10% mức thu phí...