Bộ GTVT: Bộ trưởng, Thứ trưởng tự ‘nghiêm khắc phê bình’ vì chậm thu phí không dừng
Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và một Thứ trưởng phụ trách dự án thu phí không dừng, đã tự nhận hình thức “nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm”.
Dư an mới triển khai môt nưa
Thanh niên đưa tin, tại báo cáo vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây về việc triển khai thu phí tự động không dừng, Chính phủ cho biết, tiến độ thực hiện không đảm bảo theo yêu cầu.
Cụ thể, tháng 10/2017, sau khi giám sát các dự án BOT giao thông, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 437 yêu cầu “từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu phí dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước”. Tháng 7/2019, Thủ tướng cũng đã có công điện yêu cầu đến 31/12/2019, trạm nào không triển khai thu phí không dừng sẽ buộc phải dừng thu phí.
Việc triển khai thu phí tự động không dừng không đạt tiến độ theo yêu cầu. Anh: Thanh niên
Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện rất chậm, cũng không trạm nào dừng thu phí vì quá hạn. Trong 93 trạm thu phí trên toàn quốc (bộ GTVT – quản lý 74 trạm, UBND các tỉnh quản lý 19 trạm), mới có 46 trạm có vận hành làn thu phí không dừng (ETC), tức là mới được 1 nửa số trạm.
Cụ thể, đối với các trạm do mình quản lý, bộ GTVT chia hệ thống trạm thu phí BOT thành 2 giai đoạn để triển khai: Giai đoạn 1 áp dụng đối với quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, một số tuyến cao tốc và quốc lộ khác; giai đoạn 2 áp dụng các trạm còn lại trên toàn quốc. Giai đoạn 1 (dự án BOO1) dự định thực hiện 44 trạm, nhưng đến nay, mới lắp đặt, vận hành từ 2 – 6 làn ETC tại 39 trạm.
Riêng 5 tuyến cao tốc do VEC quản lý chỉ có 1 tuyến cầu Giẽ – Ninh Bình đã lắp đặt thiết bị; 4 tuyến còn lại chưa thể triển khai thực hiện do vướng mắc về về nguồn vốn (hiệp định vay vốn các dự án của VEC đã hết hạn) và chỉ đạo thực hiện (do VEC chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ tháng 11.2018) nên “không thể hoàn thành trong năm 2019 theo chỉ đạo của ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng”.
Video đang HOT
Đối với giai đoạn 2, thực hiện với 33 trạm, thì theo báo cáo của Chính phủ, sau khi đấu thầu rộng rãi quốc tế trong suốt hơn 1 năm (từ 4.2018 đến tháng 5.2019), bộ GTVT đã lựa chọn liên danh Viettel, Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ hạ tầng Vietin, Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ viễn thông Việt Vương, Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (VietinF) là nhà đầu tư.
Tuy nhiên, do chủ trương Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp dự án chưa có trong đề án tái cơ cấu Viettel được Thủ tướng phê duyệt và bộ Quốc phòng muốn điều chỉnh tỷ lệ tham gia trong liên danh của Viettel từ 49% lên tối thiểu 65%, tiến độ thực hiện đã bị chậm trễ.
Thường trực Chính phủ đã tổ chức 2 cuộc họp để xử lý vào tháng 1 và tháng 3 năm nay, cuối cùng liên danh nhà đầu tư đã đồng thuận về tỷ lệ giữa các nhà đầu tư trong liên danh theo ý kiến của bộ Quốc phòng. Chính phủ đang thực hiện các thủ tục để chấp thuận cho phép Viettel được tham gia thành lập doanh nghiệp dự án, đồng thời đang chỉ đạo bộ GTVT và các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng phương án triển khai đảm bảo hoàn thành trong năm 2020.
Đối với các trạm thu phí do địa phương quản lý, đến thời điểm này có 6/19 trạm địa phương đã đầu tư và kết nối và dự án BOO1; 6 trạm đồng thuận kết nối với dự án BOO 2 nên có thể vận hành ngay khi dự án BOO2 hoàn thành; 7/19 trạm còn lại, địa phương tự tổ chức thực hiện vẫn chưa hoàn thành.
Theo Công an TP.HCM, nêu tồn tại, ông Thể cho biết, tiến độ thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng chưa đáp ứng được theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017, trong đó đặc biệt tiến độ thực hiện tại các dự án do VEC quản lý còn nhiều vướng mắc. Mới có khoảng 800 – 900 nghìn xe dán thẻ dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả của hệ thống thu phí tự động không dừng đã lắp đặt.
Nhưng ngươi liên quan tư “phê bình nghiêm khắc”
Người đứng đầu ngành GTVT cũng thừa nhận kinh nghiệm các cá nhân tham gia thực hiện, quản lý, giám sát dự án gần như chưa có nên trong quá trình triển khai thực hiện còn phát sinh các tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Anh: Công an TP.HCM
Xác định trách nhiệm trong việc này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, 8 tập thể thuộc bộ GTVT đã nghiêm túc kiểm điểm theo chức năng nhiệm vụ được phân công, trong đó có 4 đơn vị trực tiếp liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm.
Về cá nhân, với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Thứ trưởng phụ trách dự án đã kiểm điểm tự nhận “hình thức nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm”.
Ngoài ra, 30 cá nhân thuộc các cơ quan đơn vị có liên quan có bản kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc chậm tiến độ, trong đó 9 cá nhân nhận hình thức rút kinh nghiệm; 6 cá nhân thuộc 4 đơn vị liên quan trực tiếp tới việc triển khai thực hiện dự án nhận hình thức “phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm”.
Sắp tới, để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng trên toàn quốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, ông Thể thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng lộ trình, giải pháp để triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu cơ bản hoàn thành hệ thống thu phí tự động không dừng trong năm 2020.
Bộ GTVT quyết giữ quy định người dân bật đèn xe vào ban ngày
"Việc bật đèn xe vào ban ngày, cần nghiên cứu, giải thích rõ với nhân dân về việc đèn nhận diện ban ngày tránh tình trạng người dân hiểu là đèn pha, cốt như hiện nay", đó là nội dung được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.
Tại buổi họp về xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã lắng nghe báo cáo tiếp thu, giải trình của Vụ Pháp chế và ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp.
Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể gửi lới cảm ơn tới các chuyên gia trong và ngoài ngành, các cơ quan báo chí, các đồng chí phóng viên, các Hiệp hội và nhân dân đã hết sức quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến phản biện, góp ý hoàn thiện đối với dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.
Bộ GTVT nghiên cứu kỹ hơn về quy định bật đèn xe ban ngày.
Đáng chú ý, đối với những nội dung được dư luận quan tâm, còn đang gây ra nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị liên quan cấn nghiên cứu kỹ hơn, làm rõ các nội dung để giải thích cho người dân dễ hiểu.
Cụ thể, quy định đèn xanh không vào nút giao khi có ùn tắc, xung đột giao thông đang bị người dân phản ứng, Bộ trưởng Nguyễn Thể yêu cầu cần nghiên cứu làm rõ hơn, định nghĩa rõ hơn các tình huống để nhân dân hiểu, dễ dàng chấp hành; Nghiên cứu đồng bộ với các giải pháp công nghệ để điều hành, tổ chức giao thông đảm bảo khách quan, tiện lợi.
Đối với đề xuất bật đèn xe nhận diện ban ngày, Bộ GTVT cho biết, hiện nay, hầu hết các nước tiên tiến đã áp dụng và ngay trong các nước Đông Nam Á cũng đã quy định hoặc đưa vào Luật; hiện chỉ còn 4 nước bao gồm: Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.
Đây là biện pháp nhằm tăng cường tính phát hiện phương tiện khi đi đối diện hoặc tại các vị trí khuất tầm nhìn, hiệu quả của giải pháp này đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. "Cần nghiên cứu, giải thích rõ với nhân dân về việc đèn nhận diện ban ngày tránh tình trạng người dân hiểu là đèn Pha, cốt như hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để các nhà sản xuất, đơn vị lắp ráp, nhập khẩu mô tô, xe gắn máy phải đưa vào tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh", Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu.
Bên cạnh đó, tuyệt đối phải cắt giảm các thủ tục hành chính làm phát sinh các "giấy phép con" không cần thiết. Đảm bảo việc thuận tiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên nguyên tắc an toàn, trách nhiệm, cung ứng dịch vụ vận tải tiện ích, chất lượng cho người dân.
Được biết, dự thảo Luật Giao thông đường bộ có quy định yêu cầu bật đèn chiếu sáng xe máy ngay cả khi di chuyển vào ban ngày gây không ít tranh cãi trong dư luận. Chi tiết của quy định này như sau: Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau (Khoản 3, Điều 27).
Theo các chuyên gia đánh giá, đèn chiếu sáng ban ngày DRL (Daytime Running Light) là loại đèn nhằm tăng khả năng nhận biết các phương tiện khi tham gia lưu thông trên đường. Quy định trang bị đèn DRL xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2/2011 tại các nước châu Âu. Tới nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng bật đèn ban ngày khi vận hành xe.
Về cơ bản khi vận hành xe máy hay ôtô vào ban ngày, đèn DRL hay cả đèn chiếu sáng gần, đèn pha đều không có tác dụng chiếu sáng. Việc bật đèn này nhắm mục đích chính là tăng khả năng nhận diện của xe bởi các phương tiện giao thông khác, qua đó giảm tai nạn giao thông.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói gì về đề xuất bật đèn xe cả ngày, cấm vượt đèn xanh khi ùn tắc? Liên quan đến nhiều quy định mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xây dựng đang gây tranh cãi trong dư luận xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu cần nghiên cứu làm rõ hơn, định nghĩa rõ hơn để người tham gia giao thông hiểu và dễ dàng chấp...