Bộ GTVT báo thành tích, đội vốn, hối lộ xử thế nào?
Phó Thủ tướng khen ngợi ngành giao thông, trong khi Bộ trưởng Thăng “truy” “phần trăm” dự án, đội vốn, chậm tiến độ gây bức xúc.
Ngày 16/5, tại cuộc họp thường kỳ Ban chỉ đạo về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm GTVT, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dành nhiều lời khen ngợi cho ngành giao thông.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, trong số 26 dự án trọng điểm của ngành với tổng kinh phí 576.484 tỷ đồng, hiện đã có 9 dự án, tiểu dự án bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng.
Nhiều dự án giao thông có vấn đề về chất lượng
Trong đó có 6 dự án đường bộ (cao tốc TPHCM-Trung Lương, Cầu Giẽ-Ninh Bình, Láng-Hòa Lạc, Hà Nội-Thái Nguyên, cầu Thanh Trì, tuyến phía Nam Vành đai 3 Hà Nội), tuyến đường sắt Hạ Long-Cái Lân, Dự án cảng hàng không Phú Quốc mới, Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải…
Rà soát điều chỉnh thiết kế kỹ thuật và dự toán để giảm kinh phí đầu tư được hơn 35.000 tỷ đồng… Nhiều dự án khác đang trong thời gian khởi công và hoàn thành, trong đó dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) đạt gần 40% khối lượng.
Cơ bản, báo cáo của ngành giao thông đều đưa ra những nhận định tích cực.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kết quả tích cực của các dự án trọng điểm ngành GTVT, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác các công trình trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Liên quan tới vấn đề tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, những điểm cốt yếu được phản ánh là chưa tạo thuận lợi cho dự án thời gian qua;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý vấn đề vốn đối ứng dự án ODA trên tinh thần bám sát các kế hoạch chi Quốc hội giao và phân bổ vốn được Thủ tướng chỉ đạo. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp giải quyết vấn đề mỏ nguyên liệu để cung cấp cho các dự án cấp bách, rà soát, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong khai thác, cung cấp vật liệu thời gian qua.
Bộ GTVT đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu tăng cường thi công, nâng cao chất lượng thiết kế, thi công công trình, lưu ý chất lượng, đồng thời, chú ý vấn đề quy hoạch các công trình đồng bộ ở các tuyến đường, nhất là các tuyến cao tốc để phát huy hiệu quả khi các dự án đi vào khai thác.
Video đang HOT
>> Xem thêm: Đường sắt trên cao Hà Nội “đội” vốn: Quá đắt “giấc mơ trên trời”?
Chỉ đạo các địa phương xử lý dứt điểm các điểm nghẽn GPMB, nhất là những dự án sắp hoàn thành ở Hà Nội mà còn một số điểm vướng nhỏ.
Truy phần trăm, đội vốn, chậm tiến độ…
Cũng trong ngày 16/5, tại Hội nghị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trực tiếp truy vấn Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Trần Xuân Sanh về những thông tin phản ánh liên quan đến trường hợp đòi “phần trăm, phần nghìn” ở một số dự án.
Bộ trưởng GTVT hỏi thẳng: “Trường hợp đòi tỷ lệ phần trăm, phần nghìn tôi đã giao cho anh rồi, đến giờ đã xử lý hay chưa”?. Cùng nhiều thông tin tham nhũng, hối lộ cũng được Bộ trưởng đặt thẳng ra trước hội nghị.
Những thông tin này không xuất hiện trong báo cáo tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Báo cáo thành tích rà soát, tiết kiệm được hơn 35.000 tỷ đồng nhưng nhiều sai phạm, đội vốn, nhà thầu Trung Quốc năng lực kém, nhận hối lộ, chậm tiến độ gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cũng không được Bộ GTVT nhắc tới.
Cụ thể, với dự án đường sắt Cát Linh -Hà Đông, bị đội vốn tới 339 triệu USD. Cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây chưa xong đã dính nghi án rút ruột gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình…
Hàng loạt các công trình trọng điểm vừa đưa vào khai thác đã có vấn đề về chất lượng.
Liên quan chặt chẽ tới vấn đề này là chất lượng nhà thầu thi công. Chính Bộ GTVT đã điểm thẳng mặt những nhà thầu yếu kém nhưng vẫn đang đảm nhận các dự án trọng điểm.
Câu hỏi vì sao nhà thầu yếu kém nhưng vẫn trúng thầu vẫn chưa được Bộ này giải thích tường minh, nghiêm trọng hơn, có chuyện tham nhũng, đi đêm hay không, trách nhiệm thế nào cũng không được đặt ra.
Theo Báo Đất Việt
Điểm mặt các dự án chậm tiến độ do nhà thầu Trung Quốc thi công
- Hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm của Việt Nam: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Lào Cai và xây dựng cầu Cao Lãnh có sự góp mặt của nhà thầu Trung Quốc thi công đang chậm tiến độ kéo dài....
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD (thời giá năm 2008) và được báo cáo nghiên cứu khả thi từ đầu năm 2004. Trong đo vôn ODA Trung Quốc 419 triêu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và đối ứng của Việt Nam là 133 triệu USD. Dự án gồm các hạng mục 13 km đường sắt trên cao, 1,7 km ra vào khu depot (sửa chữa), đường sắt đôi, 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Điều đáng nói là trong dự án này, mặc dù Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc chuyên về xây lắp và lần đầu tiên làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị nhưng để nhận được nguồn vốn ODA, dự án buộc phải để đơn vị này thưc hiên goi thâu chinh (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) theo hinh thưc tông thâu EPC.
Thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch ban đầu là 5 năm (từ tháng 11/2008 - đến tháng 11/2013). Tuy nhiên, đến nay sau 6 năm thực hiện công tác thi công xây lắp mới hoàn thành 286 trụ cầu khu gian/421 trụ (đạt 75%); triển khai thi công 7 nhà ga/tổng số 12 nhà ga; hoàn thành thi công xử lý đất yếu 5,6ha/23ha trong Depot, xây dựng bãi đúc và đúc được 232 phiến dầm, lao lắp được 30 phiến dầm. Tổng giá trị khối lượng thực hiện (bao gồm cả khảo sát thiết kế) là 2.701 tỷ đồng tương đương 31.08% giá trị dự án. Sự chậm trễ trong nhiều khâu đã đẩy giá thành xây dựng này lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu.
Không chỉ có dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng do một số công ty xây dựng của Trung Quốc tham gia cũng đang trong tình cảnh tương tự.
Với chiều dài 105,5km từ đường vành đai 3 qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đây là tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe lưu thông và 2 làn dừng xe khẩn cấp, vận tốc thiết kế đạt 120 km mỗi giờ.
iểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách mố bắc cầu Thanh Trì 1.025 m, điểm cuối là đập ình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.
Chủ đầu tư là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI). Dự án có 10 gói thầu trong đó 3 đơn vị của Trung Quốc gồm: Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EX 8-9, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc) phụ trách gói thầu EX-5.
Công trình khởi công năm 2008 và dự kiến thông xe vào tháng 10/2015, nhưng đến nay vẫn vướng mắc ở nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng , thi công và tài chính. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiến độ khó hoàn thành là thiếu vốn.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có nhà thầu Trung Quốc tham gia đang chậm tiến độ dẫn đến đội giá 339 triệu USD. Ảnh: Vne
Một dự án giao thông trọng điểm khác có nhà thầu Trung Quốc tham gia cũng đang chậm tiến độ là Dự án xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Với tổng chiều dài là 245 km đi qua Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, được chia làm 8 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến cao tốc lớn nhất hiện nay do Tổng công ty đường cao tốc (VEC) làm chủ đầu tư dự án. Phần lớn tuyến đường do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu). Gói thầu còn lại do Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thực hiện.
Dự án khởi công từ tháng 9/2009 và dự kiến thông xe toàn tuyến vào cuối tháng 6/2014, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
Chủ đầu tư lý giải dự án chậm tiến độ do khâu giải phóng mặt bằng ì ạch. Bên cạnh đó, năng lực thi công của các nhà thầu yếu kém, không huy động đủ thiết bị, vật liệu... Còn đại diện cơ quan tư vấn giám sát chỉ ra nguyên nhân dự án trì trệ do nhà thầu chính thuê các nhà thầu phụ yếu kém. Tại dự án cao tốc này, trong khi tập đoàn Doosan thuê 20 nhà thầu phụ thì Công ty cầu đường Quảng Tây chỉ thuê 3 thầu phụ và tự triển khai nhiều hạng mục. Các thầu phụ thường thuê lao động địa phương có tay nghề thấp, thậm chí là nông dân để làm đường.
Do chậm tiến độ nên đến nay, chủ đầu tư buộc phải tiến hành thông xe từng đầu. Tháng 12/2013, đoạn cao tốc từ huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đến huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) dài 26 km đã chính thức hoạt động. Đầu tháng 4, đoạn đường từ điểm giao cắt với quốc lộ 2B sang quốc lộ 2, qua huyện Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã thông xe.
Nguy cơ chậm tiến độ ở những công trình giao thông khác
Không chỉ có mặt trong các dự án giao thông lớn, các công ty xây dựng của Trung Quốc còn góp mặt ở những công trình giao thông nhỏ khác của Việt Nam và hiện cũng đang có nguy cơ chậm tiến độ.
Việc xây dựng cầu Cao Lãnh là những ví dụ điển hình. Có tổng chiều dài 2.014,74m, dự án xây cầu Cao Lãnh bao gồm: phần cầu chính là cầu dây văng hai mặt phẳng dây, chiều dài nhịp chính 350m, chiều dài mỗi nhịp biên 150m. Đây là cây cầu thứ 2 sau cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, thuộc địa phận thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò.
Liên danh nhà thầu xây dựng Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải trao thầu xây dựng cầu Cao Lãnh và đường dẫn đầu cầu, thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mekong. Theo đó, liên danh nhà thầu đã được Bộ Giao thông vận tải tuyên bố trúng thầu với giá trúng thầu trên 3.000 tỷ đồng.
Theo hợp đồng, trong thời gian 43 tháng, nhà thầu có nhiệm vụ xây dựng hoàn thành cầu Cao Lãnh dài hơn 2km và đường dẫn hai đầu cầu. Cầu Cao Lãnh là cầu dây văng 2 mặt phẳng dây bắc qua sông Tiền, có quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ (giai đoạn hoàn chỉnh bố trí thành 6 làn xe cơ giới), vận tốc thiết kế 80km/h.
Hiện dự án này đang có nguy cơ bị chậm tiến độ do 8 hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng và việc di dời hệ thống cáp chưa được tiến hành.
Theo Vietbao
Chậm GPMB, chủ tịch quận chịu trách nhiệm UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu lãnh đạo sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông tăng tốc GPMB dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Chủ tịch UBND các quận và Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh việc thực hiện di dời các công trình hạ...