Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng sự cố VietJet Air chở “nhầm” khách
Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tưởng Chính phủ kết quả điều tra sự cố chuyến bay VJ8575 của VietJet Air chở “nhầm” 200 hành khách đi Đà Lạt tới Cam Ranh hôm 19/6. Bộ này khẳng định đã đình chỉ và xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan.
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định việc Hãng hàng không VietJet Air chở “nhầm” 200 hành khách đi Đà Lạt tới Cam Ranh là sự cố nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp trực tiếp an toàn bay. Quá trình điều tra sự việc của Cục Hàng không Việt Nam được tiến hành theo quy trình điều tra sự cố, tai nạn máy bay, tuân thủ các quy định theo Công ước Chicago về hàng không dân dụng.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố của VietJet Air là do hãng này chưa triển khai đồng bộ việc thay đổi kế hoạch bay đến tất cả các đầu mối liên quan. Trong đó, tổ lái không nhận được kế hoạch khai thác thay đổi Hà Nội – Đà Lạt nên vẫn chuẩn bị và thực hiện chuyến bay VJ8575 đường bay Hà Nội – Cam Ranh theo đúng kế hoạch bay không lưu đã được chấp thuận và còn hiệu lực.
Cơ sở thủ tục bay không thực hiện nghiêm túc các quy định của Quy chế không lưu hàng không dân dụng về chấp thuận và triển khai kế hoạch bay không lưu; nhân viên kíp trực của Cơ sở thủ tục bay không kiểm tra email kịp thời nên không nhận biết được việc thay kế hoạch khai thác của VJA, dẫn đến việc không triển khai việc thay đổi kế hoạch bay không lưu (thay đổi máy bay) đối với các chuyến bay VJ8861 và VJ8575.
Việc chở “nhầm” khách đi Đà Lạt tới Cam Ranh của VietJet Air được nhận đinh là nghiêm trọng và tiền ẩn nguy cơ uy hiếp trực tiếp an toàn bay
Video đang HOT
Bộ GTVT nhấn mạnh lỗi của nhân viên bộ phận phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, tổ tiếp viên thực hiện thủ tục đưa và tiếp nhận lên máy bay toàn bộ hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay VJ8861, đường bay Hà Nội – Đà Lạt theo kế hoạch khai thác thay đổi do VietJet Air triển khai theo hợp đồng giữa hãng và Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). Trong quá trình thực hiện chuyến bay, tổ lái không nhận biết được sự nhầm lẫn hành khách trên tàu bay cho đến khi được Đài chỉ huy không lưu Cam Ranh thông báo vào giai đoạn tiếp cận chót (cách sân bay Cam Ranh 5 dặm bay).
Báo cáo Thủ tướng về việc xử lý vi phạm hành chính đối với sự cố này, Bộ GTVT cho biết đã đình chỉ Giấy phép người lái tàu của Cơ trưởng Pavel Ondrej, Cơ phó Amin Hassiri và Tiếp viên trưởng Phan Thị Hương Trang với thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm đình chỉ giấy phép để VietJet Air thực hiện kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại các quy trình khai thác và kỹ năng phối hợp tổ bay, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 20/7/2014.
Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Phó Giám đốc trực chỉ huy khai thác khu sân bay Quốc tế Nội Bài ngày 19/6, đình chỉ công việc đối với Trưởng cơ sở thủ tục bay Nội Bài và Phó trưởng Cơ sở thủ tục bay Nội Bài trực chỉ huy ngày 19/6 đến hết ngày 31/7 để thực hiện kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại các quy trình thủ tục bay, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 20/7.
Đình chỉ giấp phép nhân viên kiểm soát viên không lưu của nhân việc trực hiệp đồng Đài kiểm soát không lưu Nội Bài thuộc Công ty Quản lý bay miền Bắc Bùi Diệu Huyền đến này 10/7 để Công ty thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại quy trình hiệp đồng và thông báo bay, báo cáo Cục Hàng không VN trước ngày 15/7. Đình chỉ công việc Giám đốc Trung tâm điều hành bay (OMC) Elvis Gilbert của VietJet Air đến ngày 1/8 để Công ty thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại quy trình khai thác, lập và triển khai kế hoạch khai thác, kế hoạch bay không lưu…
Từ ngày 26/6, Cục Hàng không Việt Nam đã tiến hành giám sát an toàn đặc biệt đối với VietJet Air và ra khuyến cáo bắt buộc đối với từng hoạt động trong ngày của VietJet Air trên từng lĩnh vực, như: khai thác máy bay, bảo dưỡng máy bay, khai thác mặt đất và huấn luyện… Thời gian giám sát đặc biệt kéo dài đến ngày 27/7.
Ngoài việc kiểm điểm theo chỉ đạo của Bộ GTVT, các đơn vị ngành hàng không đang thực hiện việc giảng bình, rút kinh nghiệm sự cố và thông báo trong toàn đơn vị; rà soát tổng thể hệ thống tài liệu, việc đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực nhân viên hàng không; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động bay của các hãng hàng không.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Hà Nội: Đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 8
Khoảng 10h sáng nay (10/7), đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội lại bị vỡ lần thứ 8.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tốn - TGĐ Công ty nước sạch Vinaconex - cho biết, khoảng 10h sáng nay tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà từ nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội lại xảy ra vỡ ở Km25 trên Đại lộ Thăng Long, khu vực cầu vượt Đồng Trúc (đoạn qua huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Vị trí vỡ lần thứ 5 của tuyến đường ống nước sạch sông Đà (ngày 1/4/2014)
Ông Nguyễn Văn Tốn cho biết: "Vết vỡ lần này không to, nó chỉ bị nứt tuyến ống, chúng tôi cố gắng khắc phục trong đêm nay là xong. Dự kiến 6h sáng mai sẽ cấp nước trở lại".
Cũng theo ông Tốn, ngay khi xảy ra sự cố, nhà máy nước đã cho đóng van lại để khắc phục. Huy động 3 máy xúc, 3 máy phát điện, 1 máy cẩu, 2 máy ép cừ và khoảng 150 cán bộ công nhân, sẽ khắc phục xuyên đêm.
Đây là lần thứ 8 tuyến đường ống này bị vỡ kể từ khi đi vào hoạt động. Đường ống nước sạch Sông Đà vỡ liên tiếp gây đảo lộn cuộc sống cho hàng vạn người dân Thủ đô và gây bức xúc dư luận.
Nguyễn Dương
Theo dantri
Đường ống dẫn nước sạch sông Đà vỡ lần thứ 7 Khoảng 22h đêm qua (17/6), đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội lại bị vỡ. Đây là lần thứ 7 đường ống này bị vỡ Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tốn - TGĐ Công ty nước sạch Vinaconex - cho biết, khoảng 22h đêm qua (17/6), tuyến đường ống...