Bộ Giao thông xúc tiến mở 3 tuyến xe khách đến Thái Lan
3 tuyến vận tải khách đường bộ kết nối Việt Nam – Lào – Thái Lan được kỳ vọng thúc đẩy cơ hội giao thương, du lịch giữa các nước Đông Nam Á.
Tổng cục Đường bộ vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tiến độ triển khai tuyến xe khách cố định kết nối Việt Nam – Lào – Thái Lan. Theo đó, từ tháng 12/2015, Bộ Giao thông ba nước đã tổ chức tiến hành khảo sát chung để tổ chức vận tải khách trên 3 tuyến vận tải, gồm: tuyến Bangkok – Nakhon Phanom – Thakhek – quốc lộ 12A – đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 15 – Hà Tĩnh; tuyến Bangkok – Nakhon Phanom – Thakhek – quốc lộ 13 – quốc lộ 8 – quốc lộ 1 – Hà Tĩnh; tuyến Mukdahan – Savannakhet – quốc lộ 9 – Đông Hà – quốc lộ 1 – Huế – Đà Nẵng.
Xe khách Lào qua lại tại cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh. Ảnh: Đ.Loan
Đến nay, cơ quan chức năng các nước đã tổ chức khảo sát tuyến Bangkok – Nakhon Phanom – Thakhek – Hà Tĩnh. Thời gian tới, Tổng cục Đường bộ VN phối hợp cùng phía Lào và Thái Lan sẽ tiếp tục khảo sát hai tuyến còn lại.
Video đang HOT
Theo Tổng cục Đường bộ, trong năm nay, hội nghị lần thứ hai về tuyến vận tải hành khách cố định kết nối Việt Nam – Lào – Thái Lan sẽ được tổ chức tại Lào.
Hiện xe khách liên vận quốc tế từ Việt Nam đã mở đến Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Đoàn Loan
Theo VNE
Tiền thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cao hơn nhiều so với báo cáo
Sau 10 ngày giám sát việc thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội), Tổng cục Đường bộ phát hiện số thu trung bình mỗi ngày chênh lệch so với số thu bình quân doanh nghiệp báo cáo gần 600 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tổ chức thanh tra toàn diện việc thu phí đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ kể từ khi bắt đầu triển khai dự án thu phí đến nay. Kết quả thanh tra sẽ là cơ sở để các cơ quan điều chỉnh phương án tài chính, xác định lại thời gian dừng thu phí của dự án.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ đã giám sát tại trạm thu phí đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trong 10 ngày (từ ngày 10 đến 20/7). Kết quả cho thấy số thu trung bình/ngày giám sát chênh lệch so với số thu bình quân theo báo cáo của doanh nghiệp tới gần 600 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Công ty CP BOT, chênh lệch mức phí là do lưu lượng phương tiện tăng cao trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do quốc lộ 1A đoạn qua huyện Thanh Trì và cầu vượt Ngọc Hồi đang sửa chữa, khiến đoạn này thường ùn tắc.
Nhằm tăng cường giám sát các trạm thu phí BOT trên cả nước, Tổng cục Đường bộ cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm phê duyệt đề án "Tăng cường giám sát và công khai minh bạch doanh thu thu phí đối với các dự án đường bộ có thu phí do Bộ quản lý" để giám sát trực tuyến doanh thu và lưu lượng xe qua trạm thu phí hàng ngày.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các nhà đầu tư sao lưu dữ liệu hình ảnh xe qua trạm thu phí trong toàn bộ thời gian thu phí của dự án, dữ liệu video lưu trữ tối thiểu 5 năm để phục vụ công tác kiểm tra và thanh tra.
Phía Tổng cục Đường bộ cũng cam kết tiếp tục đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thu phí không dừng tại các trạm đồng thời tiếp tục giám sát, kiểm tra đột xuất các dự án đang thu phí, phát hiện những sai sót và sự chênh lệch doanh thu làm cơ sở đỉều chỉnh phương án tài chính và xác định lại thời gian dừng thu phí.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã hoàn thành dự án nâng cấp, bắt đầu thu phí BOT từ tháng 10/2015. Tuy nhiên, đầu năm 2016, một cổ đông của Công ty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là Tổng công ty Công trình giao thông 1 (Cienco 1) đã cho rằng Công ty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí không trung thực và đề nghị lắp đặt thiết bị tự giám sát.
Sau khi Cienco 1 kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ kiểm tra, giám sát thu phí tại cao tốc này.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chủ đầu tư muốn dừng hoạt động cầu Hạc Trì vì thua lỗ Tổng cục Đường bộ sẽ vào cuộc theo hướng không để nhà đầu tư tự ý dừng hoạt động cầu Hạc Trì (Phú Thọ). Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì vừa có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng việc thua lỗ liên quan đến thu phí cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì mới). Theo đó, từ 1/8, lượng...