Bộ Giao thông vận tải yêu cầu tạm dừng thu phí đường bộ do bão số 9
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công điện yêu cầu tạm dừng thu phí trên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định để giải tỏa phương tiện, chống ùn tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 9.
Trạm thu phí Bắc Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: mt.gov.vn)
Công điện khẩn số 35 nêu rõ, do ảnh hưởng của bão số 9 trên địa bàn các tỉnh miền trung, đặc biệt các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường Bộ Việt Nam chỉ đạo các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và trên quốc lộ 1A (từ trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Bắc Hải Vân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết địa bàn tỉnh Bình Định) tạm dừng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ từ 20 giờ ngày 28-10-2020 đến 6 giờ ngày 29-10-2020 để giải tỏa phương tiện, chống ùn tắc giao thông.
Chuẩn bị máy bay sẵn sàng tìm kiếm 2 tàu cá gặp nạn trên biển
Trưa 28/10, bão số 9 đổ bộ vào đất liền, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo cuộc họp các thành viên Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 tại Đà Nẵng.
Theo đó, lực lượng chức năng khẩn trương chuẩn bị máy bay để ngay khi thời tiết thuận lợi sẽ tìm kiếm các thuyền viên trên 2 tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cuộc họp tại Sở chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 (thành phố Đà Nẵng).
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ đạo cần xây dựng phương án, chương trình tìm kiếm cứu nạn bằng máy bay để áp dụng trong các đợt tìm kiếm cứu nạn sau này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến 12 giờ ngày 28/10, bão số 9 đã gây ra gió bão rất lớn tại Quảng Ngãi, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Hiện lực lượng chức năng đang giữ gìn, đảm bản an toàn cho trên 45.000 tàu thuyền neo đậu, 188.000 lồng cá. Các địa phương cố gắng đảm bảo không rủi ro về người. Hiện, 6 tỉnh của khu vực trọng điểm đã tổ chức sơ tán cho hơn 98.000 hộ với khoảng 400.000 nhân khẩu; đang tập trung giữ gìn an ninh, đảm bảo an toàn cho người dân trên mọi phương diện. Tất cả các công trình trọng điểm, đặc biệt là các hồ chứa đều đang được đảm bảo an toàn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các tỉnh chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện khoa học nhất, không để xảy ra sự cố.
Chiều 28/10, các tỉnh Tây Nguyên sẽ tiếp tục có gió to kèm mưa lớn, Bộ trưởng đề nghị chính quyền và nhân dân khu vực này cảnh giác trước sạt lở, lũ quét tại các vùng núi và ngập lụt ở các vùng trũng, các hồ chứa và bảo vệ tài sản của nhân dân trước ảnh hưởng của thiên tai.
Về vấn đề tìm kiếm cứu nạn các tàu thuyền gặp nạn trên biển, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết: "Hiện nay, có 2 tàu cá Bình Định bị chìm trên biển, chúng tôi đang tìm kiếm với hy vọng các ngư dân có áo phao và vẫn còn trôi dạt trên biển. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã liên lạc được với một tàu Bình Định bị hỏng máy, đang thả trôi trên biển sáng nay, 12 ngư dân trên tàu có sức khỏe ổn định. Lúc 1 giờ sáng 28/10, Bộ Quốc phòng điều động 2 tàu Kiểm ngư xuất phát từ cảng Cam Ranh và dự kiến đến 20 giờ tối nay sẽ tiếp cận được tàu đang thả trôi này. Sau buổi họp sáng nay, Bộ Quốc phòng đã điều động thêm 1 tàu kiểm ngư tiếp tục ra khu vực tàu BĐ-96338 bị chìm vào trưa hôm qua. Ngoài ra, Quân đội cũng sẵn sàng dùng máy bay để tìm kiếm, thả áo phao và thông báo cho các tàu thuyền ứng cứu tàu gặp nạn trên biển".
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, bão đã đổ bộ vào đất liền, gây mưa lớn, gió to tại Bình Sơn, Quảng Ngãi và làm tốc mái nhiều nhà cấp 4, gây thiệt hại nặng nề. Cơn bão này sẽ tiếp tục đi vào đất liền trong những giờ tới và lưu lại rất lâu nên ảnh hưởng lớn, nếu không tiếp tục ứng phó sẽ rất nguy hiểm.
Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng chức năng tập trung bảo vệ tính mạng của người dân. Ban Chỉ đạo tại Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 thường xuyên liên lạc với các địa phương, kịp thời chỉ đạo và dùng mọi biện pháp tại chỗ để ứng phó trong bão và sau bão.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát các điểm không an toàn để sơ tán người dân. Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ hệ thống truyền tải điện, đảm bảo an toàn cho các đường dây lớn, không để ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, an toàn hệ thống điện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan tiếp tục theo dõi tình hình mưa lũ. Bộ Giao thông Vận tải, các lực lượng vũ trang khẩn trương triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các tàu đang gặp nạn trên biển. Cùng với đó, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng xung kích khác phải sẵn sàng về lực lượng, phương tiện nhận nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo chung của Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 tại Đà Nẵng.
Sau khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền, thiệt hại ban đầu nặng nhất là tại Quảng Ngãi với 447 nhà bị tốc mái. Tỉnh đã chủ động cắt điện một số nơi để đảm bảo an toàn. Hiện, Quảng Ngãi có 145 xã, Bình Định 97 xã đang bị mất điện, một số khu vực các tỉnh lân cận bị mất điện cục bộ...
Sẵn sàng dùng chó nghiệp vụ tìm kiếm người mất tích ở Nam Trà My Bộ đội biên phòng đang phối hợp với địa phương khắc phục hậu quả do bão số 9 và sẵn sàng dùng chó nghiệp vụ tham gia tìm kiếm người mất tích ở Nam Trà My, Quảng Nam. Ông Nguyễn Văn Tiến, phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, chủ trì cuộc họp - Ảnh: MAI...