Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu điều chuyển nhà thầu yếu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các Ban Quản lý dự án: 2, 6, 7, đường Hồ Chí Minh, Thăng Long, Mỹ Thuận; các cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và công tác giải ngân vốn đầu tư công.
Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Văn bản nêu rõ: Thời gian qua, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đơn vị thi công, tư vấn đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, đến nay kết quả giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nằm trong số các bộ, ngành đạt mức cao hơn bình quân chung trong cả nước.
Tuy nhiên, kết quả công tác kiểm tra cho thấy, tiến độ thực hiện và công tác giải ngân tại một số dự án còn chậm.
Ngoài các nguyên nhân khách quan còn nhiều nguyên nhân chủ quan như: các nhà thầu thi công chưa tập trung tài chính, nhân sự, thiết bị để thực hiện dự án; chủ đầu tư đặc biệt là Sở Giao thông Vận tải các địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo, xử lý đối với những nhà thầu yếu, chậm tiến độ. Nhiều khối lượng đã hoàn thành nhưng chưa hoàn thiện thủ tục thanh toán; thủ tục điều chỉnh giá, lập phê duyệt các hạng mục điều chỉnh, bổ sung, phát sinh còn chậm. Công tác đăng ký kế hoạch vốn và đánh giá khả năng hấp thụ chưa sát với nhu cầu thực tế dẫn đến phải điều chuyển vốn…
Video đang HOT
Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương để sớm giải quyết dứt điểm các vướng mắc về mặt bằng; nhanh nhạy, linh hoạt hơn nữa trong việc áp dụng các giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh giải ngân vốn đối với khối lượng đã hoàn thành, bảo đảm nguồn vốn cho các nhà thầu tăng tốc thi công.
Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tiến độ thi công theo từng ngày, từng tuần của từng nhà thầu, từng gói thầu, đôn đốc các nhà thầu thi công huy động đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu; chủ động nghiên cứu áp dụng, đổi mới các giải pháp kỹ thuật, tập trung tăng cường thi công “3 ca, 4 kíp” ngày đêm để đẩy nhanh tiến độ.
“Căn cứ quy định của hợp đồng, các Ban quản lý dự án phải kiên quyết xử lý đối với các nhà thầu vi phạm tiến độ đã bị phê bình, cảnh cáo mà không khắc phục kịp thời trong thời gian quy định; có biện pháp điều chuyển khối lượng, thay thế nhà thầu yếu kém; xử lý đối với nhà thầu không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quy định. Theo dõi, đánh giá và báo cáo Bộ các nhà thầu hạn chế năng lực, không hoàn thành khối lượng theo hợp đồng”, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cơ quan này chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án lập danh sách các nhà thầu năng lực yếu để tham mưu Bộ xem xét, xử lý theo quy định của hợp đồng và quy pháp luật có liên quan.
Đồng thời, chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tính toán, lập tiến độ chi tiết đối với khối lượng còn lại của các dự án làm cơ sở theo dõi đánh giá khả năng hoàn thành các hạng mục, gói thầu theo yêu cầu.
“Vụ Kế hoạch Đầu tư cần phối hợp với Cục Quản lý đầu tư xây dựng rà soát, đánh giá tổng thể, khách quan khả năng hoàn thành các hạng mục, khối lượng chính theo các mốc tiến độ dự kiến, kịp thời tham mưu điều chuyển vốn từ những dự án có khả năng giải ngân thấp sang những dự án có khả năng giải ngân tốt, đáp ứng yêu cầu giải ngân tối đa kế hoạch vốn được giao”, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), đến hết tháng 11/2022, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân được 34.900 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm).
Theo số liệu của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân hết tháng 11/2022 của Bộ Giao thông Vận tải (62,4%) duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước (Bộ Tài chính dự kiến cả nước giải ngân từ đầu năm đến hết tháng 11 khoảng 57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Yêu cầu nhà đầu tư BOT sớm khắc phục hư hỏng trên QL19 qua Bình Định
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định, Công ty Cổ phần BOT Bắc Bình Định, Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định và Công ty TNHH BOT 36.71 khắc phục các hư hỏng, bất cập về hạ tầng giao thông trên các quốc lộ qua tỉnh Bình Định.
Sau khi nhận được phản ánh của Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định về các hư hỏng, bất cập về hạ tầng giao thông trên các quốc lộ qua địa phương, nhất là trên tuyến quốc lộ 19 (QL), Bộ GTVT đã nhiều lần chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam huy động các đơn vị quản lý đường bộ, các chủ đầu tư dự án tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, tuần tra phát hiện và kịp thời khắc phục ngay các hư hỏng; chủ động công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên quốc lộ theo quy định; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các trường hợp chậm khắc phục hư hỏng làm mất an toàn giao thông trên tuyến.
Phương tiện gặp khó khăn khi tham gia giao thông trên tuyến QL19. Ảnh: TTXVN.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam với thẩm quyền được giao, có trách nhiệm rà soát hiện trạng hư hỏng, bất cập về hạ tầng giao thông trên các quốc lộ qua tỉnh Bình Định, trường hợp hư hỏng thuộc trách nhiệm doanh nghiệp dự án BOT cần có biện pháp đôn đốc và xử lý nghiêm trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng BOT đã ký.
Liên quan đến vấn đề này, Khu Quản lý đường bộ III (đơn vị quản lý đường bộ tại địa phương) cũng vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị tạm dừng thu phí Trạm Km49 550, QL19, tỉnh Bình Định thuộc dự án BOT đoạn Km17 027 - Km50 00 và đoạn Km108 00 - Km131 300 trên địa bàn tỉnh Bình Định và Gia Lai, do nhà đầu tư chậm khắc phục hư hỏng mặt đường, khiến nhiều vị trí bong tróc, phát sinh ổ gà, gây mất ATGT.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL19 đoạn Km17 027 - Km50 00 trên địa bàn tỉnh Bình Định và đoạn Km108 00 - Km131 300 trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo hình thức Hợp đồng BOT do Tổng công ty 36 là nhà đầu tư BOT, Công ty TNHH BOT 36.71 là doanh nghiệp dự án. Dự án có tổng mức đầu tư là 2.045 tỉ đồng và được đưa vào khai thác từ giữa năm 2016. Dự án có 2 trạm thu phí gồm: Trạm thu phí Km49 550, QL19, tỉnh Bình Định và Trạm thu phí Km124 720, QL19, tỉnh Gia Lai để thu phí hoàn vốn đầu tư cho Dự án.
Dồn lực thi công cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đảm bảo cán đích trước 3 tháng Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5 km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa (gần 5 km), Ninh Thuận (63 km), Bình Thuận (gần 12 km) là dự án ký hợp đồng BOT sau cùng trong 3 dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) và là 1 trong 11 dự án thành phần của...