Bộ Giao thông Vận tải sẽ giao các tỉnh mở rộng cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Mỹ Thuận
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại buổi họp ngày 22/8 về dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận.
Phương tiện lưu thông trên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn qua xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Theo đó, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương được đầu tư đưa vào khai thác giai đoạn 1 cách đây hơn 10 năm, quy mô bốn làn xe và hai làn dừng khẩn cấp.
Hiện nay, cao tốc này lưu lượng phương tiện lưu thông rất lớn, không đáp ứng được sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu đi lại của người dân, thường xuyên ùn tắc giao thông, đặc biệt là các dịp lễ, Tết, cuối tuần. Dự án không bảo đảm cho nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa, hành khách và kết nối, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.
Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được đưa vào khai thác giai đoạn 1 từ tháng 4 đến nay đã chia sẻ lưu lượng, phương tiện giao thông, giảm ùn tắc giao thông cho Quốc lộ 1. Tuy nhiên khi khai thác đồng thời cả tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận đã phát sinh một số bất cập do lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến quá lớn.
Để khắc phục những bất cập nêu trên và phát huy hiệu quả khai thác các tuyến vành đai của TP Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc đang và sẽ được đầu tư tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng việc sớm nghiên cứu đầu tư mở rộng đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Trung Lương và Mỹ Thuận là hết sức cần thiết.
Video đang HOT
Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất nghiên cứu phương án triển khai thực hiện tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận theo hướng tách thành 2 dự án độc lập trên cơ sở hai đoạn tuyến đã được đầu tư giai đoạn 1 (TP Hồ Chí Minh – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận) để đề xuất phương án đầu tư giai đoạn 2, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh , các tỉnh Long An, Tiền Giang, đề nghị phối hợp nghiên cứu, báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành thông qua. Đồng thời, thống nhất phương án đề xuất giao cho UBND các tỉnh, thành là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án theo hướng UBND TP Hồ Chí Minh hoặc Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai mở rộng đoạn cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương; UBND tỉnh Tiền Giang thực hiện dự án Trung Lương – Mỹ Thuận…
Về phương án đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất nghiên cứu, đề xuất ít nhất ba phương án đầu tư gồm: Đầu tư công, BOT, BTL (xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ)… Trong đó, cần phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, khó khăn của từng phương án.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu đề xuất các cơ chế, chính sách cần được sửa đổi hoặc ban hành mới để bảo đảm tính khả thi khi triển khai thực hiện các dự án.
“Sau khi hoàn chỉnh các phương án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định…”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ.
Về lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi UBND các tỉnh, thành được cấp có thẩm quyền chấp thuận giao nhiệm vụ là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện các dự án, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, trong trường hợp triển khai dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Trước đó, nhiều địa phương đề xuất mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận với lý do quá tải.
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và Liên danh Cienco 6 – Coteccons – Thuận Việt cũng quan tâm và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu lập phương án đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường này.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn từ Dầu Giây đến Long Thành có quy mô đầy đủ là 10 làn xe, đoạn Long Thành đến Bến Lức có 8 làn xe, từ Bến Lức đến Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đều có 6 làn xe, được đầu tư trước năm 2030.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẵn sàng cho thông xe kỹ thuật
Ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, hiện nay, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã hoàn thành tuyến chính và cơ bản hoàn thành các tuyến nối đảm bảo thông xe kỹ thuật trước Tết Nhâm Dần 2022.
Kiểm tra và chạy thực nghiệm thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh tư liệu: Minh Trí/TTXVN
Dự kiến, lễ thông xe sẽ diễn ra trong khoảng từ ngày 21/1/2022 đến ngày 27/1/2022 theo lịch của Thủ tướng.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 7/1/2022, Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận kiến nghị: "Rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghiệm thu dự án để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của dự án làm cơ sở cho việc thanh kiểm tra hoặc đánh giá sai phạm chính xác.
Sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành dự án và chỉ đạt 10% khối lượng, phía Ban điều hành Công ty muốn các nhóm việc rõ ràng, minh bạch trước khi dự án được đưa vào vận hành.
"Rút kinh nghiệm từ các dự án xảy ra sai phạm trong thời gian qua như Cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi..., chúng tôi kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp tỉnh Tiền Giang mời Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) hỗ trợ việc điều chỉnh, đánh giá góp ý kiểm soát chất lượng công trình trước khi đưa vào thu phí", ông Nguyễn Tấn Đông cho biết thêm.
Cũng theo văn bản này, Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã nêu ra một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện như: khan hiếm nguồn vật liệu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh COVID-19 nên chưa thống nhất được phương án và vị trí trạm thu phí hoàn vốn. Dự án đi qua vùng địa chất phức tạp, có đến 45km/51,5km đường phải xử lý nền đất yếu, chưa được bố trí trạm kiểm soát tải trọng các loại xe quá khổ quá tải lưu thông trên tuyến.
Công ty đề nghị Bộ Giao thông vận tải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ được tổ chức lễ thông xe kỹ thuật, khánh thành tuyến chính cao tốc trước khi cho các phương tiện lưu thông. Thời gian dự kiến từ ngày 22/01/2022 đến ngày 15/02/2022 phục vụ người dân trong dịp Tết Nhâm Dần Nguyên đán 2022; thống nhất giải pháp thu phí hoàn vốn, vị trí trạm thu phí, hệ thống ITS trước khi đưa dự án vào vận hành thu phí chính thức.
Tháng 3/2019, Tập đoàn Đèo Cả được mời tham gia xử lý các vướng mắc tồn tại của dự án trong vai trò nhà quản trị điều hành (Doanh nghiệp dự án) - Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, cùng với sự tham gia đồng hành của tỉnh Tiền Giang. Tập đoàn Đèo Cả thông qua doanh nghiệp dự án bằng kinh nghiệm và nguồn lực của mình đã chủ động phối hợp, thực hiện hàng loạt nhóm giải pháp và huy động tối đa các nguồn lực từ vật tư, thiết bị, khắc phục khó khăn vướng mắc triển khai thi công công trình đồng loạt "xuyên đêm, xuyên lễ tết, xuyên dịch" hoàn thành đúng hẹn.
Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh kéo dài nhưng với sự quan tâm chỉ đạo, động viên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tập đoàn Đèo Cả đã hoàn thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, sớm khánh thành để kịp thời phục vụ nhân dân trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, đáp ứng được mong mỏi và kỳ vọng của hơn 21 triệu dân Đồng bằng sông Cửu Long. Song song đó, các công trình cầu Cửa Lục 1, Hầm bao biển tỉnh Quảng Ninh cũng được Tập đoàn này kịp thời hoàn thành trong năm 2021.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Rà soát giảm phí để gỡ khó cho người dân, doanh nghiệp Chiều 27/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp các đơn vị trong ngành nhằm rà soát giảm chi phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, biến động của giá xăng dầu thời...