Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt hai dự án trọng điểm phía Nam
Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật gói thầu XL.03B của dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Trên công trường thi công gói thầu XL-06 Dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh minh họa: Tiến Lực/TTXVN
Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, nối huyện Cái Bè ( tỉnh Tiền Giang) và thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu khoảng 350m về phía thượng lưu.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải), tổng chiều dài gói thầu XL.03B (Thi công thân trụ từ trụ T14 đến trụ T17 và kết cấu phần trên nhịp chính dây văng; kè gia cố bờ sông; hệ thống an toàn giao thông đường bộ; hệ thống điện chiếu sáng) là 650m, thời gian thi công 26 tháng, giá trị hợp đồng theo kế hoạch đấu thầu dự kiến là 1.321,3 tỷ đồng. Dự kiến khởi công tháng 9/2021 và hoàn thành tháng 12/2023.
Trước đó, ngày 1/9 vừa qua, gói thầu XL.03A là thi công cọc khoan nhồi và bệ các trụ nhịp chính dây văng (hơn 595 tỷ đồng) đã được khởi công và dự kiến hoàn thành tháng 12/2021.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu có điểm đầu tại Km101 126 khớp nối với dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; điểm cuối tại Km107 740 nối với dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Chiều dài dự án khoảng 6,61 km; trong đó, phần cầu chính (cầu Mỹ Thuận 2) dài 1.906m, đầu tư hoàn chỉnh với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, bề rộng mặt cầu phần xe chạy là 25m, nhịp chính kết cấu dây văng dài 650m, nhịp dẫn dài 1.276m; đường dẫn và cầu trên tuyến dài 4,704 km.
Video đang HOT
Dự án thuộc loại hình công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt (đối với phần cầu Mỹ Thuận 2) và cấp 1 (đối với phần đường dẫn). Tổng mức đầu tư 5.003 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2023.
Về giải phóng mặt bằng, toàn bộ dự án hiện đã chi trả bồi thường cho 487/501 hộ (đạt 97%), bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công 6,44/6,61 km và triển khai thi công được 4/5 gói thầu xây lắp (còn gói thầu XL.03B).
Kế hoạch vốn từ đầu dự án đến nay là hơn 1.665 tỷ đồng (giải ngân hết năm 2019 là hơn 474,6 tỷ đồng). Kế hoạch vốn năm 2020 là hơn 691,1 tỷ đồng và đã giải ngân được hơn 538 tỷ đồng (đạt 77,85%).
Trước đó, ngày 19/8/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức triển khai thi công xây dựng dự án. Dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nhằm kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ để hoàn thiện tuyến cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ theo quy hoạch, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các đường trục chính đã và đang xây dựng tại khu vực Tây Nam Bộ.
Liên quan đến một dự án giao thông trọng điểm phía Nam khác là dự án cầu Rạch Miễu 2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa ký Quyết định số 2150/QĐ- BGTVT về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cẩu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Cụ thể, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long được Bộ Giao thông Vận tải giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và chuẩn bị các thủ tục đầu tư theo đúng tiến độ, kế hoạch yêu cầu.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1741/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Dự án cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,5 km, điểm đầu giao cắt giữa Quốc lộ 1 với Đường tỉnh 870 thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và điểm cuối kết nối với Quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre.
Dự án bắt đầu từ vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 1 với Đường tỉnh 870 thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, sau đó đi theo Đường tỉnh 870 và vượt sông Tiền (cầu Rạch Miễu 2), đi qua và kết nối cồn Thới Sơn, vượt sông Mỹ Tho và đi theo tuyến mới, giao cắt với Quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre.
Theo Quyết định số 1741/QĐ-TTg, dự án sẽ xây dựng cầu Rạch Miễu 2 vượt luồng chính sông Tiền với khổ thông thuyền là 110×37,5m và 220×30m, bề rộng cầu đáp ứng quy mô 4 làn xe cơ giới và dự kiến nhịp chính bằng kết cấu cầu dây văng. Cầu vượt sông Mỹ Tho (khổ thông thuyền rộng 50×7m), bề rộng đáp ứng quy mô 4 làn xe cơ giới và dự kiến nhịp chính bằng kết cấu dầm liên tục; phần đường dẫn (bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến) được thiết kế với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang đáp ứng quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.
Tổng mức đầu tư dự án ước khoảng 5.175,45 tỷ đồng, được đầu tư bằng ngân sách Trung ương; trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 là 9 tỷ đồng; vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 là 5.166,45 tỷ đồng, được bố trí trong tổng mức vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giao thông Vận tải. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025.
Tiền Giang: Bà Giàu làm giàu từ việc "thuần hóa" những con bọ cạp đen óng ánh và bắt chúng "đẻ ra tiền"
Những con bò cạp vươn càng, đen óng ánh lại nằm gọn "ngoan ngoãn" trên tay người phụ nữ 57 tuổi. Từ chỗ sợ hãi trước loài bò sát có dáng vẻ hung tợn, người phụ nữ miền Tây đã "thuần hóa" và bắt chúng "đẻ ra tiền".
Bà Kim Giàu với con bò cạp còn sống
Bà là Mai Thị Kim Giàu, chủ trại dế và bò cạp Kim Giàu, ở ấp Mỹ Phúc, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Công việc nuôi bò cạp được bà Giàu cùng con trai là anh Nguyễn Hoàng Phúc, thực hiện từ gần 3 năm qua và cho hiệu quả tốt.
Bà Giàu vốn là chủ đại lý thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản ở Cái Bè. Nhưng rồi căn bệnh thoái hóa đốt sống khiến bà đau nhức triền miên, không thể làm nặng, ngồi lâu, nên chuyện buôn bán bị ảnh hưởng nhiều. Được giới thiệu rượu thuốc ngâm bò cạp uống trị bệnh, bà Giàu thử với tâm lý "phước chủ may thầy", ai ngờ bệnh tình ngày một thuyên giảm. Sau thời gian uống rượu thuốc ngâm bò cạp thì những cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống giảm dần, bà Giàu có thể sinh hoạt trở lại bình thường. Thấy được công dụng của bò cạp, bà Giàu quyết định nuôi, vừa để làm kinh tế, vừa tạo phương thuốc giúp người.
Con giống bò cạp được bà Giàu mua từ Campuchia, với giá khoảng 10.000 đồng mỗi con. Theo bà Giàu, bò cạp rất dễ nuôi, không tốn công chăm sóc và tỷ lệ hao hụt rất ít. "Bò cạp chết nhiều là khi vận chuyển từ Campuchia về. Khi bò cạp đã vào chuồng thì tỷ lệ sống gần như tuyệt đối, đến khi xuất bán thì chỉ hao hụt vài ba con, không đáng kể", bà Giàu cho biết thêm.
Việc làm chuồng trại cũng khá đơn giản, chỉ cần rào kín sao cho bò cạp không thể bò ra ngoài. Chuồng được làm theo kiểu "bán thiên nhiên", nghĩa là một nửa có mái che, một nửa lấy ánh sáng trực tiếp. Nơi làm chuồng cần đảm bảo cao ráo, thông thoáng, tránh ẩm ướt và sắp đặt một số vỏ dừa khô để làm nơi trú ẩn cho bò cạp.
Thức ăn cho bò cạp là dế. Vì vậy, bên cạnh chuồng nuôi bò cạp, bà Giàu còn có chuồng nuôi dế vừa để bán dế thịt, vừa để làm mồi cho bò cạp. Quy trình khép kín này giúp trại nuôi của bà Giàu đảm bảo nguồn thức ăn thường xuyên, giảm chi phí.
Bà Giàu lưu ý thêm: "Chuồng nuôi bò cạp không cần quá rộng, chỉ khoảng 10m 2 cho 1.000 con bò cạp và chiều cao vách chuồng khoảng 60cm. Điều này nhằm giúp bò cạp dễ săn mồi dế hơn". Bò cạp là loài sinh sản tự nhiên, mỗi năm đẻ 2 lần, vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch. Đây là nguồn con giống chất lượng, dễ nuôi và mau lớn do phù hợp với môi trường bản địa. Hiện nay, bà Giàu chỉ bán số lượng ít bò cạp thương phẩm, còn lại cho sinh sản để tạo nguồn con giống.
Đầu ra cho bò cạp thương phẩm tại trại nuôi Kim Giàu rất ổn định, đa phần bán cho thương lái quen ở các tỉnh phía Bắc, với giá bán từ 20.000 đồng mỗi con trở lên. Mỗi năm, bà Giàu có thể thu trăm triệu đồng từ nghề nuôi dế và nuôi bò cạp. Bò cạp giờ là món ăn khoái khẩu của nhiều người khi chiên giòn, nướng hoặc lăn bột chiên... trở thành "món ngon vị thuốc". Ngoài ra, bà Giàu còn ngâm rượu bò cạp để bán cho khách hàng dùng để uống và xoa bóp trị liệu.
Bà Giàu cùng với con trai là anh Phúc rất chịu khó trong học hỏi kinh nghiệm nuôi cũng như quảng bá sản phẩm. Dễ dàng bắt gặp hình ảnh trại dế, bò cạp Kim Giàu trên Facebook, YouTube, Zalo... Mới đây, bà Giàu còn mang bò cạp sống và các món ngon từ bò cạp sang trình diễn tại Ngày hội các món ngon - độc - lạ được tổ chức tại Làng Du lịch sinh thái Ông Đề (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), thu hút rất nhiều khách tham quan, trải nghiệm. Bà Giàu cho biết, gia đình sẽ mở rộng quy mô chuồng trại và đa dạng các sản phẩm từ bò cạp để gia tăng hiệu quả kinh tế.
Đại biểu Quốc hội phản đối gay gắt chuyển quyền cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ sáng 16/11, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với việc chuyển thẩm quyền sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an. Đa số đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận đều không đồng tình với việc tách Luật...