Bộ Giao thông Vận tải nói gì về việc Ga Hạ Long vắng khách, hư hỏng?
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, nhu cầu vận tải bằng đường sắt trên tuyến Hạ Long – Cái Lân là rất hạn chế.
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 75/CP-CN ngày 9/1/2004 với tổng chiều dài 131 km (trong đó có 43 km xây dựng mới và 88 km cải tạo, nâng cấp đường cũ); điểm đầu Dự án từ tim ga Yên Viên và điểm cuối là bãi xếp dỡ của cảng Cái Lân.
“ Dự án được chia thành 4 tiểu dự án thành phần, vận hành độc lập (trong đó đoạn Hạ Long – Cái Lân hơn 5km đã hoàn thành và đưa vào khai thác). Tuy nhiên, đến năm 2011, Dự án phải dừng, giãn tiến độ do thiếu vốn“, Bộ Giao thông Vận tải cho biết.
Bộ Giao thông Vận tải cho hay, đoạn Yên Viên -Hạ Long vẫn đang khai thác trên nền hạ tầng cũ, lạc hậu bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về hệ thống đường bộ dọc tuyến (QL18 Đường cao tốc nối Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long) nên nhu cầu vận tải bằng đường sắt trên tuyến này là rất hạn chế.
Ga Cái Lân, điểm cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh. Đây được xem là nơi tập kết hàng hóa từ cảng Cái Lân để vận chuyển đi khắp cả nước bằng đường sắt, là điểm trọng yếu trong suốt tuyến đường. Cơ sở hạ tầng của nhà ga được đầu tư rất quy mô. Từ đường sá đến bến bãi đều được xây mới. Nhưng giờ đây ga Cái Lân còn thê thảm hơn cả ga Hạ Long. Ảnh: Lê Cường.
Hiện nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang cố gắng vận hành 1 chuyến tàu/ngày nhưng rất vắng khách dẫn đến không có giá trị kinh tế, chủ yếu duy trì phục vụ dân sinh; bên cạnh đó đoạn Hạ Long – Cái Lân mục đích chính là vận tải hàng hóa sản lượng hầu như không có.
Video đang HOT
“ Điều này dẫn đến chi phí vận hành, tổ chức cũng như duy tu bảo dưỡng hạ tầng nói chung rất thiếu thốn. Điều đó có thể dẫn đến một số hạng mục có tình trạng như thông tin Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh“, Bộ Giao thông Vận tải nêu.
Bộ Giao thông Vận tải cũng cho biết, Bộ sẽ cho kiểm tra và yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp nhận thông tin và sớm có phương án khắc phục.
Trong khi đó đường ray đã dần hoen gỉ. Ảnh: Lê Cường.
Trước đó, như Diễn đàn Doanh nghiệp thông tin, Ga Hạ Long và ga Cái Lân với tổng mức đầu tư gần 2000 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ là điểm vận chuyển hàng hóa lớn nhất bắc bộ. Nhưng 5 năm qua hoang vắng vài bóng hàng.
Mỗi ngày, ga Hạ Long chỉ đón và tiễn duy nhất một đoàn tàu 4 toa, cũ kỹ được nhập của Trung Quốc từ những năm 60. “Khách khứa đâu ra, thi thoảng mới có khách cũng chỉ chở mấy cọng rau cho các bà chợ tạm thôi” – ông Nguyễn Đức Tân – Trưởng ga Hạ Long nói.
Những lô hàng ít ỏi phủ bạt đợi chờ 1 chuyến tàu xuất bến. Ảnh: Lê Cường.
Lý giải cho sự ảm đảm xót xa này, ông Nguyễn Đức Tân cho biết, “đường sắt ở đây chạy khổ 1,435m nên chỉ chạy lên được Yên Viên (Hà Nội) hoặc Kép (Bắc Giang). Muốn chuyên chở hàng hóa cũng khó vì toàn quốc đang sử dụng khổ ray 1m, phải mất thêm chi phí bốc xếp chuyển toa nên chẳng ai dại gì mà vận chuyển bằng đường sắt cả. Còn khách khứa thì người ta chọn đường bộ cho tiện lợi, cực chẳng đã, người ta mới đi tàu”.
Huyền Trang-Khắc Lãng
Theo Diendan
Đường sắt Bắc-Nam thông tuyến sau gần 8 giờ tàu hỏa trật bánh
Sau gần 8 giờ ứng cứu và làm việc liên tục của các đơn vị với sự cố tàu hàng trật bánh tại Nam Định, đường sắt Bắc-Nam đã chính thức thông tuyến.
Liên quan đến sự cố tàu hàng HH4 trật bánh tại ga Đặng Xá (Nam Định) sáng nay, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng Ban An toàn an ninh-an toàn giao thông đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cho biết, lúc 16h37 cùng ngày, đơn vị khắc phục xong sự cố và thông tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Theo ông Chiến, ngành đường sắt đã huy động với hơn 70 công nhân và máy móc của các đơn vị đến cứu viện và làm việc liên tục, sau gần 8 giờ đồng hồ, đường sắt Bắc-Nam đã thông tuyến trở lại. Tuy nhiên, các đoàn tàu đang chạy qua khu vực mới gặp sự cố với tốc độ trung bình.
Công nhân sửa chữa ray đường sắt. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Trước đó, lúc 8h50 tàu hàng mang số hiệu HH4 khi đến khu gian Đặng Xá bị trật đường bánh. Sau khi xảy ra sự cố, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trong khu vực điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị cứu hộ đến hiện trường để giải quyết khắc phục hậu quả vụ tai nạn.
Thời gian qua, đường sắt đã xảy ra hàng loạt các sự cố tàu trật bánh tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hỏng nhiều kết cấu đường sắt và toa xe.
Phía Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cũng đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh, khẩn trương phân tích, tìm nguyên nhân các vụ tai nạn trên và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Về các sự cố tàu trật bánh này, theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vẫn đang điều tra, phân tích và tập trung vào các nguyên nhân chính gây ra sự cố là do tàu va phải chướng ngại vật; do lỗi về hạ tầng đường sắt; hoặc do bộ phận chạy (giá chuyển hướng) toa xe.
Nguồn: Vietnam
Theo VTC
Cách chức vụ trong Đảng của nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường Ban Bí thư vừa quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2011 - 2016 và 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Ông Nguyễn Hồng Trường khi còn là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ảnh Ngọc...