Bộ Giao thông Vận tải lý giải việc cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Văn bản số 7882/BGTVT-CCPN gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An trả lời kiến nghị cử tri về tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Đoạn tuyến cao tốc Long Thành được đưa vào khai thác. Ảnh tư iệu: TTXVN
Theo Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022 do Ban Dân nguyện chuyển đến Bộ Giao thông Vận tải, cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công”.
Với nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, khi hoàn thành sẽ có vai trò quan trọng, kết nối các tỉnh phía Đông và Tây Nam Bộ với TP Hồ Chí Minh góp phần phát triển kinh tế – xã hội của TP Hồ Chí Minh và khu vực.
Dự án này do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư với tổng chiều dài dự án 57,8 km, đi qua tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Tổng mức đầu tư: 31.320 tỷ đồng; sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước.
Dự án chia thành 3 đoạn có tính chất độc lập tương đối, sử dụng các Hiệp định vay vốn khác nhau; thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 – 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có một số thay đổi về cơ chế chính sách, dẫn đến dự án không được bố trí vốn và phải dừng thi công từ năm 2019.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã có các báo cáo Chính phủ và thường xuyên làm việc với các cơ quan liên quan (Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, JICA, Kiểm toán nhà nước…) để tháo gỡ các vướng mắc của dự án. Đến nay, Bộ Chính trị và Quốc hội đã thông qua chủ trương tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vốn của dự án; Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan đang khẩn trương trình Chính phủ hoàn thiện thủ tục để bố trí vốn cho dự án;
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu để tái khởi động dự án, phấn đấu triển khai thi công trở lại trong quý III/2022.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan đến dự án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn vốn vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á làm rõ nguồn vốn đầu tư, sớm thi công lại cao tốc này.
Đáng chú ý, tại văn bản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm rõ các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn dư và tổng mức đầu tư dự án.
Về công tác giải phóng mặt bằng dự án hiện còn 17 hộ thuộc đoạn tuyến phía Tây và 1 hộ thuộc đoạn tuyến phía Đông chưa hoàn thành. Một số công trình đường điện, hạ tầng kỹ thuật cũng chưa được di dời.
Ngoài ra, thời gian qua, giá nguyên, nhiên, vật liệu cũng biến động mạnh. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại đang yêu cầu VEC phải trả khoản lãi phát sinh đối với khoản tiền hơn 5.334 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh Bộ Tài chính đã ứng trả cho các dự án của VEC.
“Để tránh phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhiều lần, Bộ Giao thông Vận tải cần chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC để rà soát lại toàn bộ khối lượng công việc chưa hoàn thành, làm rõ các vướng mắc tồn tại. Kể cả các chi phí phát sinh đối với các nhà thầu phải dừng thi công hoặc chấm dứt hợp đồng để tính toán lại cụ thể tổng mức đầu tư dự án”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị.
Theo báo cáo của VEC, đến nay, sản lượng thi công 11 gói thầu dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đạt khoảng 78,99% giá trị hợp đồng.
Khai trương dịch vụ thu phí không dừng trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Ngày 22/7, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (Chủ đầu tư - VEC), Công ty TNHH Thu phí tự động (Đơn vị thi công- VETC) khai trương dịch vụ thu phí không dừng (ETC) tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Các lực lượng chức năng phân luồng thu phí ETC từ xa.
Thu phí ETC là yêu cầu bắt buộc đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 và được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện bằng các Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg và Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg; với mục tiêu tăng cường hiệu quả, minh bạch và hiện đại hóa công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ; bảo đảm việc tích hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để phục vụ các mục tiêu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tăng tốc độ lưu thông qua trạm thu phí, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội, hạn chế sử dụng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.
Triển khai thu phí ETC tại các làn thu phí trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã nghiên cứu, tổ chức triển khai hệ thống thu phí không dừng tại 129 trạm/720 làn thu phí trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015.
Ngày đầu vận hành các phương tiện đã dán thẻ ETC lưu thông thuận tiện.
Từ ngày 1/8, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chỉ phục vụ phương tiện dán thẻ ETC đủ điều kiện.
Cụ thể, Bộ GTVT đã triển khai lắp đặt vận hành thu phí không dừng tại 113 trạm/662 làn thu phí. 16 trạm/98 làn thu phí không triển khai hoặc lùi thời gian triển khai thu phí ETC do có tính chất đặc thù (thời gian thu phí còn lại nhỏ hơn 3 năm, doanh thu thu phí quá thấp...) dẫn tới việc lắp đặt thu phí không dừng không hiệu quả, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương gồm: 3 trạm quốc lộ 51, cầu Mỹ Lợi, cầu Thái Hà, QL14 tỉnh Đắk Lắk, trạm T2 - QL91, trạm QL3 Thái Nguyên Chợ Mới, 4 trạm cầu nhỏ tỉnh Cà Mau, 2 trạm Nguyễn Văn Linh - TP Hồ Chí Minh và QL39B tỉnh Thái Bình.
Lưu lượng xe qua trạm trong ngày 22/7 khá đông.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình áp dụng thu phí ETC hoàn toàn, chỉ để 1 làn xử lý sự cố từ ngày 1/8.
Đối với các tuyến cao tốc do VEC quản lý, hiện nay VEC đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác 4 tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 490 km với 140 làn thu phí cần lắp đặt ETC. Do vướng mắc về nguồn vốn, đến tháng 7/2022, VEC mới triển khai được 15/28 làn thu phí tại tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; sự điều hành hiệu quả từ phía Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, các địa phương có liên quan, đến nay, công tác lắp đặt ETC tại 4 tuyến cao tốc đều hoàn thành vượt tiến độ yêu cầu. Dự kiến VEC sẽ tổ chức thu phí tự động không dừng hoàn toàn tại 4 tuyến cao tốc kể từ ngày 1/8/2022.
Nhân viên trạm thu phí vẫn triển khai thu phí 1 dừng với phương tiện chưa dán thẻ trong ngày 22/7.
Mặc dù, toàn bộ các trạm thu phí đủ điều kiện đã được lắp đặt, vận hành thu phí không dừng, tuy nhiên việc quản lý và vận hành hệ thống trong thời gian tới còn rất nhiều khó khăn, phức tạp do đây là hệ thống có yêu tố công nghệ hiện đại, quá trình vận hành liên quan đến nhiều chủ thể (Nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư BOT, ngân hàng,...), do vậy để hệ thống thu phí ETC phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu, Bộ GTVT đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ theo mục tiêu.
Các điểm dán thẻ ETC tại chỗ trên tuyến cao tốc.
Bộ GTVT yêu cầu VEC và các nhà cung cấp dịch vụ thu phí tiếp tục tập trung, huy động tối đa mọi nguồn lực để triển khai quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thu phí ETC một cách khoa học, công khai, minh bạch, an toàn thông tin hệ thống, kết nối liên thông trong quá trình thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Bên cạnh đó, các cơ quan thuộc Bộ GTVT theo dõi sát sao, tăng cường kiểm tra giám sát, giải quyết kịp thời các khó khăn phát sinh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Nhà cung cấp dịch vụ, các Nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ.
Riêng đối với các trạm thu phí do địa phương quản lý, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực triển khai hoàn thiện hệ thống theo chỉ đạo của Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ; đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các trạm thu phí.
Ngoài ra, Bộ GTVT đề nghị Cục CSGT (Bộ Công an) chỉ đạo lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ tăng cường hỗ trợ trong công tác tổ chức giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các trạm thu phí trong thời gian đầu vận hành hệ thống.
Bộ GTVT phấn đấu đến cuối năm 2022 sẽ có 90% phương tiện ô tô trên toàn quốc dán thẻ thu phí ETC. Đến nay, đã có khoảng 3.250.000/4.500.000 phương tiện dán thẻ.
Dự án đường vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội thông qua: Xắn tay triển khai dự án Sáng 16-6, với 475/478 (chiếm 95,38%) đại biểu Quốc hội tán thành đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.HCM với tổng mức đầu tư của dự án là 75.378 tỉ đồng. Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Bến Lức, tình Long An)...