Bộ Giao thông vận tải làm gì để hoàn thành giải ngân vốn năm 2022?
Báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công tại Hội nghị giao ban quý III/2022 của Bộ Giao thông vận tải ngày 27/9, Vụ Kế hoạch – Đầu tư (KHĐT – Bộ GTVT) thống kê, từ nay đến năm 2022, Bộ GTVT còn hơn 23.300 tỷ đồng, chiếm hơn 46% kế hoạch vốn được giao.
Tập trung giải ngân vốn cao tốc Bắc Nam
Dự kiến, đến hết tháng 9/2022, Bộ GTVT giải ngân khoảng 27.027 tỷ đồng, đạt 53,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (gồm 2.933 tỷ đồng vốn nước ngoài, đạt 60,1% và 24.094 tỷ đồng vốn trong nước, đạt 53%).
Kết quả giải ngân hết tháng 9/2022 của Bộ GTVT vẫn duy trì ở mức cao hơn bình quân chung của các bộ, cơ quan Trung ương và bình quân chung cả nước (47%), nhưng chậm so với kế hoạch đã đề ra khoảng 670 tỷ đồng và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (61%).
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các chủ đầu tư đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từng tuần.
Theo rà soát của Bộ GTVT, trong tổng số hơn 50.300 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước được giao năm 2022, đến nay, Bộ GTVT đã phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch. Trong đó, 3 đợt điều chỉnh kế hoạch đã được điều chỉnh với tổng số vốn điều chỉnh khoảng 4.869 tỷ đồng từ các dự án có kết quả giải ngân thấp cho các dự án có tiến độ thực hiện, giải ngân tốt, các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Riêng quý IV/2022, ước tính, Bộ GTVT cần giải ngân khoảng 21.000 tỷ đồng và giải ngân khoảng 2.300 tỷ đồng trong tháng 1/2023. Các nhóm dự án cần tập trung giải ngân gồm: 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn II 2021 – 2025 cần giải ngân khoảng 8.335 tỷ đồng (chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng) và 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn I 20217 – 2020 cần giải ngân khoảng 5.106 tỷ đồng.
Các dự án ODA cần giải ngân khoảng 2.780 tỷ đồng, chủ yếu tập trung tại các dự án: Tân Vạn – Nhơn Trạch; tuyến nối Quốc lộ (QL) 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; VRAMP; LRAMP; dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay EDCF (giai đoạn I); dự án nâng cấp, mở rộng QL9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến QL1.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các dự án quan trọng, cấp bách cần giải ngân hơn 1.900 tỷ đồng gồm: Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; nâng cấp cải tạo đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất; các dự án đường sắt cấp bách; đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; dự án QL30 tuyến tránh Cao Lãnh.
Để đảm bảo tiến giải ngân, Bộ GTVT đang chỉ đạo các chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án giao thông rà soát, cập nhật kế hoạch thực hiện của các dự án khởi công mới, cụ thể theo các mốc tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện đầu tư tương ứng với nhu cầu sử dụng vốn năm 2022 để làm cơ sở đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện với từng dự án và điều hành tổng thể kế hoạch năm 2022.
Đôn đốc tiến độ hàng tuần
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các Ban Quản lý dự án giao thông, chủ đầu tư và đơn vị trực thuộc về việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư những tháng cuối năm 2022, yêu cầu rà soát kế hoạch vốn tại từng dự án, đôn đốc tiến độ từng tuần và có giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao năm 2022.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các Ban Quản lý dự án giao thông, chủ đầu tư có kết quả giải ngân kế hoạch dưới mức trung bình của Bộ kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp cụ thể, hiệu quả để đẩy mạnh giải ngân trong các tháng cuối năm 2022; đồng thời, rà soát lại toàn bộ tiến độ thực hiện của các dự án triển khai trong năm 2022 để điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp với tiến độ thực hiện theo hướng trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, chia cắt gây lãng phí nguồn lực và chậm trễ trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.
Để giải ngân 100% kế hoạch năm của Thủ tướng Chính phủ giao, từ tháng 9 đến cuối năm 2022, Bộ GTVT cần giải ngân khoảng 28.133 tỷ đồng, trung bình mỗi tháng, khối lượng giải ngân khoảng 4.000 tỷ đồng. Trường hợp dự kiến giải ngân không hết kế hoạch năm 2022 đã được giao hoặc có nhu cầu bổ sung vốn, Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư cần có văn bản đề xuất điều chỉnh tăng/giảm kế hoạch gửi Bộ GTVT.
Đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, Bộ GTVT đặc biệt chú trọng các dự án trọng điểm phải hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành trong năm 2022 như: Các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, các dự án đường sắt cấp bách, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, tuyến nối QL91 với tuyến tránh Long Xuyên, kết nối Tây Nguyên, kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, tuyến tránh QL1A qua Cà Mau, tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tuyến kết nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình…
Qua tìm hiểu, các Ban Quản lý dự án giao thông hiện có kết quả giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu của Bộ GTVT như: Ban Quản lý dự án Đường sắt giải ngân 1.046 tỷ đồng (56,96%), chậm 93 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án 6 giải ngân 1.970 tỷ đồng (50,7%), chậm 187 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án 2 giải ngân 1.472 tỷ đồng (đạt 44%), chậm 227 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở GTVT Hải Dương giải ngân 18 tỷ đồng (30,4%), chậm 10 tỷ đồng; Sở GTVT Đồng Tháp giải ngân 73 tỷ đồng (26,9%), chậm 34 tỷ đồng; Sở GTVT Thái Bình giải ngân 78 tỷ đồng (22,5%), chậm 56 tỷ đồng…
'Tối hậu thư' cho các nhà thầu chậm giải ngân
Bên cạnh việc biểu dương các Ban Quản lý dự án (BQLDA) giao thông, Sở GTVT... có kết quả giải ngân tốt, đảm bảo tiến độ thi công các dự án hạ tầng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng sốt ruột trước kết quả giải ngân đang thấp hơn mức trung bình của một chủ đầu tư, nhà thầu.
Điều chuyển khối lượng thi công gói thầu chậm tiến độ
Tại cuộc họp về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án hạ tầng ngày 25/1, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tại không ít dự án hiện nay đang có tình trạng một số chủ đầu tư "ngâm tiền", đăng ký bố trí vốn 5 đồng, nhưng chỉ giải ngân 4 đồng, còn 1 đồng để lại thay vì đề xuất hướng xử lý để kéo dài đến sát nút hoàn thành mới tiếp tục xin điều chỉnh các hạng mục, khiến các dự án bị chậm tiến độ.
Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu đến hết tháng 2/2022, BQLDA nào thụ động, để kết quả giải ngân thấp, lãnh đạo Bộ sẽ nghiêm khắc kiểm điểm, có hình thức cảnh cáo, xử lý phù hợp. Dự án, gói thầu nào chậm tiến độ, các BQLDA phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ ký văn bản đôn đốc, nhắc nhở đối với dự án chậm vừa phải, xử lý, điều chuyển khối lượng, cảnh cáo nhà thầu tại các dự án chậm tiến độ kéo dài.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đang gỡ vướng huy động vốn.
Đơn cử, Sở GTVT Lạng Sơn từ đầu năm 2021 đăng ký vốn 83 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ giải ngân được hơn 32% và đề xuất điều chỉnh dự án Quốc lộ 4A. Với trường hợp này, Bộ GTVT sẽ kiên quyết không duyệt các hạng mục công trình phát sinh; yêu cầu các đơn vị chuyên môn tham mưu lãnh đạo Bộ ký gửi văn bản đề nghị lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố có dự án nghiêm khắc xem xét, nhắc nhở hoặc cảnh cáo chủ đầu tư, nhà thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, tác động tiêu cực đến kết quả chung của ngành GTVT.
Ngoài ra, Bộ GTVT đề nghị các BQLDA 2, BQLDA 7, BQLDA Mỹ Thuận rà soát lại công tác điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn, bằng mọi cách giải ngân, không để xảy ra tình trạng "ì ạch", vướng mắc để xin điều chỉnh.
"Thời hạn giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 chỉ còn vài ngày, các BQLDA, chủ đầu tư phải quyết liệt hơn, trên tinh thần không có Tết, rà soát lại thủ tục thanh toán tại các công trường để tiếp tục có khối lượng thanh toán, đưa kết quả giải ngân của Bộ đạt 96% như mục tiêu Chính phủ giao", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Thống kê kết quả giải ngân
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ khoảng 43.000 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được khoảng gần 41.000 tỷ đồng. Các BQLDA đã giải ngân cơ bản hết khối lượng thực hiện trong năm 2021, một số BQLDA đang hoàn thiện thủ tục để thanh toán khối lượng hoàn thành các gói thầu trước ngày 31/1/2022 gồm: BQLDA Hàng hải (100%), BQLDA Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (99,4%), BQLDA 6 (99,1%), BQLDA 85 (99,6%), BQLDA đường Hồ Chí Minh (98,8%), BQLDA Đường sắt 98,5%...
Bên cạnh đó, 23/32 chủ đầu tư địa phương đã cơ bản giải ngân hết kế hoạch năm 2021, gồm các Sở GTVT: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ban QLDA CTGT và NNPTNT Đắk Lắk, Hải Phòng, Điện Biên, Yên Bái, Hải Dương, Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Lâm Đồng, Trà Vinh, Hòa Bình, Lai Châu.
Tuy nhiên, các BQLDA chưa đạt được kết quả giải ngân theo yêu cầu như: BQLDA 7 (dự kiến giải ngân 92,3%), BQLDA Đường thủy (dự kiến đạt 91,1%), BQLDA 2 (dự kiến giải ngân 71,6%). 9 địa phương không giải ngân hết kế hoạch gồm các sở GTVT: Cà Mau, Ninh Bình, Phú Yên, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Bến Tre, Kon Tum, Lạng Sơn, Sơn La.
Theo ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, đến tháng 1/2022, có 13 dự án không hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021. Điển hình như: Cao tốc Bắc Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đạt 80,2% kế hoạch); dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (đạt 52,4% kế hoạch); dự án cầu yếu và kết nối trên quốc lộ (đạt 17,8% kế hoạch); dự án QL24 - TP2 (đạt 74,2% kế hoạch)...
Qua tìm hiểu, năm 2022, Bộ GTVT được giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công tới 50.000 tỷ đồng, chưa tính khối lượng vốn được bổ sung thêm từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Bộ GTVT yêu cầu các BQLDA, chủ đầu tư tăng tốc tiến độ các dự án ngay từ đầu năm, đảm bảo chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán để từ tháng 2/2022 đạt kết quả giải ngân tốt, tạo tiền đề cho cả năm.
"Các BQLDA, chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia như: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Vân Phong - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Đại Ngãi 2... Đối với các dự án nhóm A thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trình Hội đồng thẩm định quốc gia, các chủ đầu tư phải dồn hết sức để kịp tiến độ. 7 dự án nhóm B, C chưa được Bộ phê duyệt chủ trương đầu tư thì tập trung hoàn thiện hồ sơ, trình phê duyệt. 43 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt dự án, tập trung thiết kế kỹ thuật để khởi công, tạo khối lượng thi công, nâng sản lượng giải ngân", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu
tối hậu thư, Ban Quản lý dự án giao thông, bộ giao thông vận tải, giải ngân, vốn đầu tư công, tiến độ thi công, dự án hạ tầng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, chủ đầu tư, nhà thầu, cao tốc bắc nam
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thực hiện theo hình thức đầu tư công Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 7/9/2022 về việc dừng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021,...