Bộ Giao thông Vận tải không lùi thời hạn lắp camera trên xe kinh doanh vận tải
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản liên quan việc giải quyết kiến nghị lùi thời hạn lắp camera giám sát trên xe kinh doanh vận tải của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Thủ tướng Chính đã ký ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi nhận được văn bản của các Hiệp hội vận tải ô tô An Giang và Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị lùi thời gian thực hiện lắp camera và đề nghị cho thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.
Đến ngày 24/11 vừa qua, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải để xem xét giải quyết kiến nghị của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam.
Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu việc xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, xe container và xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, 1 lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông thực hiện theo đúng lộ trình đã được quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải lựa chọn loại camera và triển khai lắp đặt trên xe, truyền dữ liệu đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Video đang HOT
Để triển khai quy định lắp camera trên xe theo quy định, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị của Bộ (Vụ Khoa học công nghệ phối hợp Tổng cục Đường bộ Việt nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam) nghiên cứu đề xuất nội dung hướng dẫn cụ thể việc lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải để tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải và các đơn vị cung cấp camera tham khảo thực hiện đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của camera trong quá trình vận hành.
“Tổng cục Đường bộ Việt Nam thống kê rõ từng loại phương tiện thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định. Triển khai các nhiệm vụ được giao tại Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, đề xuất phương án đầu tư theo từng giai đoạn để đảm bảo khả thi và hiệu quả của dự án”, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và đã có hiệu lực thi hành từ 1/4/2020, trước ngày 1/7/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.
Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km và tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.
Trước đó, TTXVN đã đưa tin, ngày 25/9/2020, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam có công văn số 99/HHVT gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị điều chỉnh lộ trình lắp camera trên xe khách từ 9 chỗ ngồi chở lên (kể cả người lái xe), xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo từ 1/7/2021 lên ngày 1/7/2023; hoặc xem xét dừng thực hiện quy định này để nghiên cứu làm rõ hơn về sự cần thiết, tính hiệu quả.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đã có công văn kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến vấn đề này./.
Lãnh đạo Tân Sơn Nhất: Sẽ bố trí nơi cho xe công nghệ đón khách thuận tiện
Lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khẳng định sẵn sàng bố trí nơi cho xe công nghệ đón trả khách thuận tiện.
Trước khu vực đi đến của ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã rất thông thoáng sau khi phân làn
Sáng 20/11, trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Vũ Cường, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đã làm việc với đại diện các hãng xe công nghệ có hoạt động ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Cường khẳng định Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẵn sàng sắp xếp cho các hãng xe công nghệ một số vị trí để đón khách như các hãng taxi và kinh doanh vận tải đã ký thương quyền với Cảng. Điều này sẽ giúp tài xế của các hãng xe công nghệ và hành khách thuận tiện hơn.
Tuy vậy, theo ông Cường, đến nay các hãng xe công nghệ vẫn vin vào các lý do, kêu khó trong việc ký hợp tác thương quyền với sân bay. Cụ thể, các hãng cho rằng họ là doanh nghiệp quản lý về công nghệ chứ không phải doanh nghiệp vận tải, vì vậy không trực tiếp đứng ra ký hợp tác thương quyền với sân bay được.
"Các hãng taxi và kinh doanh vận tải đều có ký thương quyền với Cảng, trong đó có bố trí nhân sự để điều phối xe, cam kết về chất lượng, dịch vụ, giá cả. Các doanh nghiệp xe công nghệ muốn tài xế, hành khách đi lại thuận tiện thì cần có sự hợp với Cảng trong việc điều phối phương tiện ở sân bay để đảm bảo chất lượng dịch vụ, an ninh. Cảng sẵn sàng bố trí các làn xe hợp lý để các hãng hoạt động bình đẳng với nhau", ông Cường nói.
Trước đây, khu vực ga đi đến của nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất luôn lộn xộn
Sau khi phân làn, khu vực này đã thông thoáng hơn, khách đi máy bay không còn sợ cảnh chậm giờ
Trước đó, từ 14/11, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thực hiện phân làn lại các đường nội bộ trong khu vực sân bay. Theo đó, tại khu vực ga quốc nội, làn A (sát sảnh đón trả khách) chỉ dành cho phương tiện đưa khách đi máy bay; làn B, C dành cho các phương tiện đón khách (trừ xe taxi, xe kinh doanh vận tải); làn D (trong nhà xe TCP) chỉ dành cho xe taxi, xe kinh doanh vận tải đón khách. Các hãng xe công nghệ đến đón khách phải đi vào tầng 2 trong nhà xe TCP.
Thực tế sau khi phân làn, tình hình giao thông trước ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã có chuyển biến tốt. Trước khu vực ga đi, đến không còn cảnh ùn tắc, kẹt xe.
Tuy vậy, hành khách sau khi hạ cánh phải đi bộ qua khu vực nhà xe để đón xe công nghệ, nhiều người cảm thấy bất tiện. Trước diễn biến này, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản đề nghị Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nghiên cứu phương án xây dựng cầu bộ hành, đường hầm nối giữa ga quốc nội và nơi giữ xe để hành khách sau khi hạ cánh đi ra nhà xe đón xe thuận tiện hơn. Về vấn đề này, ông Phạm Vũ Cường cho biết không phải đợi đến khi Sở GTVT đề nghị, Cảng đã có kế hoạch xây cầu bộ hành và sẽ thực hiện trong năm 2021.
Doanh nghiệp vận tải muốn lùi thời điểm lắp camera trên xe Ngày 21/9, đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép lùi thời điểm lắp đặt camera giám sát trên xe vận tải. Ảnh minh họa. Theo Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô có hiệu lực từ 1/4/2020, ôtô kinh doanh vận tải hành khách...