Bộ Giao thông tái khởi động dự án tàu cao tốc Bắc – Nam
Ngày 1/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc – Nam để trình Quốc hội trước năm 2020.
Tại cuộc họp Bộ Giao thông ngày 1/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai kế hoạch Chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2030, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu của chương trình hiện đại hóa đường sắt Bắc – Nam như hạng mục, kiểu đường xây dựng, loại tàu sử dụng… theo hướng công khai minh bạch để người dân và các doanh nghiệp được biết.
Tàu cao tốc đã khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Bộ trưởng Thăng cũng đặt ra 2 nội dung cần lấy ý kiến các chuyên gia độc lập và người dân về tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đó là xây dựng một tuyến đường sắt khổ đôi ngay trên tuyến Bắc – Nam hoặc xây dựng thành 2 đoạn Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang. Bộ trưởng cho rằng, với cự ly tuyến ngắn 300 km thì dễ đầu tư song một số chuyên gia cho rằng, cự ly đường sắt trên 900 km sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
“Hạ tầng đường sắt luôn bị chê cũ kỹ lạc hậu. Hết đời bộ trưởng này đến bộ trưởng khác đều bị người dân chê là lạc hậu nếu chúng ta không đầu tư thay đổi. Chúng ta không có tiền mà vẫn phải có hạ tầng, phải đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đó là vấn đề cần giải quyết”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc -Nam, phấn đấu trước năm 2020 sẽ trình Quốc hội báo cáo chủ trương xây dựng.
Theo Chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt đầu năm nay, trước năm 2020, ngành giao thông sẽ nghiên cứu xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường sắt đôi khổ 1,435 m, điện khí hóa trên trục Bắc – Nam, chuẩn bị xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang.
Từ năm 2020 đến năm 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160km/h-200km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai.
Video đang HOT
Đến năm 2050, sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc – Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h; hoàn thành tuyến đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á…
Năm 2010, Quốc hội đã từng bác dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình. Bên cạnh những ý kiến cho rằng cần thiết phải vay vốn đầu tư làm ngay thì nhiều ý phản đối cho rằng hiệu quả kinh tế của dự án quá thấp, số vốn quá lớn, chiếm phân nửa GDP của Việt Nam, sẽ tạo gánh nặng nợ cho hậu thế.
Đoàn Loan
Theo VNE
Dự án lấn sông Đồng Nai: Lấp sông xong rồi mới bắt dừng dự án!
"Lòng sông 800m mà lấn ra hơn 100m, chắc chắn có ảnh hưởng"; "Báo cáo tác động môi trường đã được lập và phê duyệt đúng quy trình nhưng chưa nói được chất lượng thế nào"; "Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm chứ không thể chỉ nói vì dưới không báo cáo lên"...
Đây là những vấn đề PV Dân trí đặt ra về dự án lấn, lấp sông Đồng Nai để phát triển đô thị; và Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH-CN&MT) của Quốc hội Võ Tuấn Nhân đã thẳng thắn nêu quan điểm...
Phó Chủ nhiệm UB KH,CN&MT của Quốc hội Võ Tuấn Nhân.
Dư luận thời gian qua xôn xao về việc lấn sông Đồng Nai để làm dự án khu đô thị "phố trên sông" Pegasus Residence với lo lắng việc này sẽ làm thay đổi dòng chảy, tác động xấu đến môi trường nước của dòng sông. Được biết, sau khi dư luận và giới khoa học phản ứng, dự án phải tạm dừng, các cơ quan chức năng, trong đó có Uỷ ban KH-CN&MT đã vào cuộc làm rõ các vấn đề đặt ra liên quan đến dự án?
Quốc hội cũng rất quan tâm đến việc này và vừa qua đã cử một đoàn thường trực của UB KH-CN&MT vào Đồng Nai công tác, thị sát dự án. Tôi có vào làm việc và báo cáo lại Quốc hội sau khi từ Đồng Nai về.
Sau đó, chúng tôi đã có văn bản đề nghị chính thức với tỉnh Đồng Nai, yêu cầu xem xét lại toàn bộ cơ sở pháp lý của dự án. Dự án triển khai trên quy mô hơn 8 ha và 7,7 ha trong đó là mở rộng, lấn ra sông. Đứng trên cơ sở pháp lý là xem xét dự án có tuân thủ đúng luật bảo vệ tài nguyên nước, luật môi trường và các luật khác như luật xây dựng, đất đai... hay không vì dự án liên quan đến nhiều bên, nhiều cơ quan đơn vị.
Thêm nữa, UB cũng yêu cầu làm rõ về cơ sở khoa học của dự án. Khi thị sát có thể thấy đoạn sông Đồng Nai ở vị trí này rộng 800m, phần lấn ra rộng hơn 100m. Ý kiến các nhà khoa học và dư luận đã lo lắng, cảnh báo về những tác động môi trường, thậm chí có thể dẫn tới thảm họa khôn lường như thế thì cần làm rõ câu hỏi, dự án có làm ảnh hưởng đến sông Đồng Nai, nếu có thì ảnh hưởng như thế nào, ở mức độ nào.
Khi làm rõ 2 vấn đề cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học thì mới quyết định được việc tiếp tục làm dự án hay dừng lại. Lúc chúng tôi vào, tỉnh Đồng Nai cho biết đã tuyên bố tạm dừng dự án sau khi chủ đầu tư chủ động xin dừng vì dư luận phản ứng. Đó là một bước rất cụ thể, cầu thị và cần thiết.
Để đơn vị phê duyệt, cấp phép dự án tự đánh giá về công trình đang gặp phản ứng của mình thì có đảm bảo khách quan, làm cơ sở cho quyết định tiếp theo, thưa ông?
Ngoài Đồng Nai, UB KH-CN&MT cũng đề nghị Bộ TN-MT chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông khảo sát thực tế và xem xét lại vấn đề pháp lý trong việc triển khai dự án này để có cơ sở tham mưu cho Thủ tướng quyết định. Chúng tôi xác định, Bộ TN-MT là cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên nước và môi trường, cần chủ trì phối hợp với các bộ để có đánh giá, kết luận về việc này.
Trước hết có thể thấy, tỉnh chưa xin ý kiến của ngành TN-MT khi triển khai dự án. Vừa qua, được biết là Bộ TN-MT đã cho đoàn khảo sát tại dự án. Nghe nói, cuối tuần vừa rồi Bộ đã họp với Đồng Nai nhưng chưa rõ kết luận thế nào.
Chúng tôi cũng yêu cầu Đồng Nai tổ chức một hội thảo rộng rãi để các nhà khoa học đóng góp một cách thẳng thắn, thiết thực cho dự án.
Đã trực tiếp thị sát ở hiện trường, ông có đánh giá thế nào về các vấn đề dư luận đặt ra đối với dự án lấn sông làm khu đô thị này?
Thực ra chúng tôi đi khảo sát với tay không, không có thiết bị để đo đạc, đánh giá và nhiệm vụ của Uỷ ban cũng không phải cụ thể như vậy nên khó có thể kết luận việc thực hiện dự án ảnh hưởng thế nào đến môi trường. Nhưng đương nhiên, với lòng sông 800m mà lấn ra hơn 100m rồi thì chắc chắn có ảnh hưởng, dù chưa nói được cụ thể được là mức ảnh hưởng đến đâu, đến chất lượng nước hay ảnh hưởng đến dòng chảy... Đó là việc của Bộ TN-MT và chúng tôi đã giao Bộ làm việc đó. Là cơ quan của Quốc hội, không trực tiếp làm những việc này mà Uỷ ban đi khảo sát là để biết các vấn đề cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học có bảo đảm không và yêu cầu Bộ TN-MT trả lời cụ thể.
Hồ sơ dự án thì đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được lập, lập đúng quy trình nhưng chất lượng ĐTM đó như thế nào thì phải chờ cơ quản quản lý nhà nước đánh giá. Chỉ có thể khẳng định, trong phạm vi dự án này, việc lập ĐTM và tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động đó là đúng.
Đây không phải là dự án, là vụ việc đầu tiên mà mọi việc đã được triển khai êm xuôi mà không ai biết cho đến khi việc lấn, kè, lấp sông đã hoàn thành, dư luận, các nhà khoa học mới biết và lên tiếng phản ứng về những bất cập, bất hợp lý ở đây. Chúng ta không có công cụ kiểm soát nào để tránh kết cục kiểu "chuyện đã rồi" thế này?
Tại cuộc họp với Đồng Nai trong chuyến thị sát, chúng tôi cũng đề cập chuyện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của UBND tỉnh Đồng Nai. Theo tôi, Bộ quản lý chuyên ngành cũng phải có trách nhiệm trong này chứ không thể chỉ nói là tại dưới không báo cáo lên.
Rõ ràng "ông" có cả một hệ thống thanh tra, hệ thống cục quản lý (thậm chí Cục quản lý hạ lưu sông Đồng Nai cũng mới được thành lập), các vụ viện thì phải nắm được tình hình và khi có dư luận, Bộ phải kết luận ngay chứ không phải đợi đến khi việc lấn, lấp sông đã hoàn thành mới vào cuộc. Đó cũng là bài học cần rút ra.
Giờ đặt vấn đề nếu dự án phải dừng hẳn thì tính toán thế nào, vét lại đất đá lên? Nếu thế thì DN phải chịu thiệt hại mà đứng về mặt DN thì họ không sai, họ làm dự án, có xin phép, có được chủ trương, sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền mới triển khai được. Cuối cùng như thế thì DN bị thiệt hại. Đến lúc này, đây là một sự đã rồi, rất khổ cho nhà đầu tư chứ.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Bộ Giao thông giải trình việc lập trạm thu phí BOT dày đặc Đê câp vê 96 trạm thu phí BOT đa va săp hoat đông trên quôc lô, lanh đao Bô Giao thông Vân tai khăng đinh đa tuân thu đung quy đinh cua Bô Tai chinh và có sư đông thuân cua đia phương. Bao cao cua Bô Giao thông Vân tai gưi Thu tương ngay 20/5 cho biết, trên các tuyến quốc lộ...