Bộ Giao thông “sờ gáy” các trung tâm đào tạo lái xe
Trước những vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra trong thời gian qua làm nhiều người chết và bị thương, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa yêu cầu, các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra những trung tâm đào tạo có nhiều lái xe gây tai nạn, dừng ngay hoạt động với các trung tâm không đạt chuẩn.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ký ban hành Chỉ thị Về việc triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm kéo giảm tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ.
Nhận định 5 tháng đầu năm 2013, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) và số người bị thương giảm sâu nhưng số người chết lại tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt, trong những ngày gần đây liên tiếp xảy ra những vụ TNGT nghiêm trọng do xe ô tô khách tuyến cố định và ô tô tải gây nên khiến dư luận bức xúc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tăng cường công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đường bộ, đề xuất hoàn thiện các quy định trong hoạt động vận tải nhằm nâng cao các điều kiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc, triệt để mọi hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị mình trong thực thi công vụ về quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện;
Vụ Tổ chức cán bộ được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, tập trung kiểm tra những trung tâm đào tạo, sát hạch cấp GPLX có nhiều lái xe gây TNGT từ đầu năm 2013 đến nay. Yêu cầu dừng hoạt động đối với những trung tâm không đạt điều kiện; sau khi các trung tâm này hoàn thiện, bổ sung các điều kiện đúng theo quy định mới cho phép hoạt động trở lại. Nghiên cứu, đề xuất kịp thời việc điều chỉnh quy định về độ tuổi đối với lái xe ô tô chở khách, xe buýt và xe vận tải công-ten-nơ trong trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông thảm khốc giữa xe khách và xe tải.
Bộ trưởng Bộ Giao thông giao nhiệm vụ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam rà soát, thống kê và đánh giá cụ thể về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện liên quan đến các vụ tai nạn nghiêm trọng từ đầu năm đến nay, xác định rõ trách nhiệm của các trạm đăng kiểm, các cán bộ, đăng kiểm viên có liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và có văn bản báo cáo Bộ trong tháng 6/2013; nghiên cứu, bổ sung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện an toàn kỹ thuật, niên hạn phương tiện vận tải hành khách trên tuyến cố định đường dài và phương tiện được phép hoạt động vào ban đêm.
Thu hồi giấy phép của doanh nghiệp khoán trắng xe cho tài xế
Với các Sở Giao thông vận tải, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu quyết liệt chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe vi phạm các quy định về quản lý vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là các quy định về bảo đảm TTATGT, hợp đồng lao động và quản lý thời gian làm việc của lái xe; Kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải cố tình không chấp hành đúng phương án kinh doanh đã đăng ký, khoán trắng toàn bộ hoạt động vận tải cho lái xe, bán thương hiệu cho lái xe;
Yêu cầu các đơn vị vận tải và các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình xe ô tô thực hiện việc cung cấp dữ liệu về Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia theo yêu cầu để tích hợp và thực hiện quản lý; bố trí cán bộ thường trực theo dõi, tổng hợp, phân tích các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các đơn vị vận tải thuộc địa phương quản lý, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm;
Video đang HOT
Thiết lập số điện thoại đường dây nóng trực 24/24 giờ, đồng thời thông báo rộng rãi trên website của Sở và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và phản ảnh kịp thời những nguy cơ mất an toàn trong hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ;
Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ: Thực hiện quản lý chặt chẽ phương tiện, nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các đơn vị quản lý thiết bị giám sát hành trình xe ô tô phải duy trì hoạt động của thiết bị một cách thường xuyên, liên tục, bảo đảm truyền dẫn, lưu trữ đầy đủ các dữ liệu theo quy định về đơn vị và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu; duy trì thường trực bộ phận theo dõi an toàn giao thông, sử dụng mọi trang thiết bị và biện pháp cần thiết kịp thời phát hiện, kiên quyết yêu cầu lái xe chấm dứt hành vi vi phạm về tốc độ, thời gian lái xe và hành trình;
Tổ chức thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc của lái xe, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đột xuất đối với toàn bộ đội ngũ lái xe tham gia kinh doanh vận tải, trước tiên là lái xe khách tuyến cố định, lái xe buýt, xe vận tải công-ten-nơ; kiên quyết đình chỉ lái xe và loại ra khỏi đội ngũ những lái xe có hành vi sử dụng chất ma túy, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, thường xuyên lái xe chạy quá tốc độ quy định.
Các bến xe khách phải kiểm tra nghiêm ngặt, kiên quyết không cho xuất bến đối với xe không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật, lái xe có dấu hiệu sử dụng rượu bia, chất kích thích, lái xe không đúng tên ghi trong sổ nhật trình; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thanh tra giao thông và các lực lượng của ngành Công an kiểm tra, kiểm soát hoạt động đón, trả khách của các đơn vị kinh doanh vận tải để phát hiện và xử lý những đối tượng vi phạm theo quy định; kịp thời báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương để xử lý ngay những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Theo vietbao
Phó thủ tướng: Mình cười sao du khách lại không cười?
"Các vấn đề còn tồn tại của du lịch Việt Nam chính là nhà vệ sinh cho khách du lịch quá bẩn, tình trạng chèo kéo, ép giá, gây mất an ninh...khiến cho lượng khách du lịch đến Việt Nam thời gian qua đang có xu hướng giảm", Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhận định.
Cấp bách
Ngày 6/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam. Tại hội nghị, Ban chỉ đạo NN về du lịch, đã báo cáo tóm tắt về thực trạng du lịch ở nước ta hiện nay. Những năm qua, tình hình an ninh trật tự trong hoạt động du lịch tại một số địa bàn du lịch đã có nhiều cải thiện.
Tuy nhiên, tại các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TPHCM, hiện tượng chèn ép, lừa đảo khách du lịch, nạn bán hàng rong, ăn xin, bán vé số đeo bám du khách vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt, vào mùa du lịch cao điểm, để lại ấn tượng không tốt về môi trường du lịch, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
UVBCT, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng BCĐ NNVDL chủ trì hội nghị trực tuyến.
Trước báo cáo của BCĐ NNVDL, Phó Thủ tướng cho rằng công tác cải thiện môi trường du lịch Việt Nam là điều cấp bách hiện nay.
Phó Thủ Tướng chỉ ra những sụt giảm về lượng khách trong thời gian gần đây: "Theo báo cáo của ngành du lịch chúng ta thấy có những số liệu rất đáng quan tâm, tháng giêng khách quốc tế có tăng nhưng tăng thấp, tháng 2 giảm 18%, tháng 3 tăng 1,6%, tháng 4 giảm 2,4% so với cùng kì năm ngoái. So với năm 2012 lượng khách đến Việt Nam đã giảm đi đáng kể. Một mặt, do kinh tế khó khăn trên toàn thế giới nói chung, nhưng một mặt là do môi trường du lịch của chúng ta đang gặp nhiều vấn đề".
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng thì năm 2012, trong Hội nghị tổng kết ngành du lịch, chính phủ cũng đã đưa ra một số yêu cầu cho Bộ VHTTDL để nâng cao chất lượng du lịch, nhưng triển khai thực hiện chưa có hiệu quả. Ngay cả việc chúng ta cần phải có nhà vệ sinh đáp ứng cho nhu cầu của khách quốc tế, nhưng vẫn chưa chỉ đạo làm được điều đó.
Nếu chúng ta đi dọc đường thì cũng không biết đi ở đâu, ở bến xe, ở cây xăng, chúng ta tiện đâu đi đấy, nhưng điều đó đối với người nước ngoài là cả một sự kinh hoàng. Ai sẽ chịu trách nhiệm vệ sinh, ai quét dọn, ngành du lịch sẽ phải quản lý như thế nào?
Ông Nhân gợi mở đối với những tuyến du lịch đi qua các tỉnh, các công ty lữ hành phối hợp với chủ cây xăng để thỏa thuận về phục vụ nhu cầu vệ sinh cho du khách, kể cả biện pháp công ty lữ hành góp kinh phí duy trì đảm bảo vệ sinh hoặc địa phương hỗ trợ kinh phí.
Ông Nhân băn khoăn tại các điểm tham quan lớn ở TP.HCM, chỉ 26% số điểm có nhà vệ sinh đạt yêu cầu trong khi có đến 74% chưa đạt... "Làm sao từ nay đến cuối năm có bức tranh tổng thể tình hình nhà vệ sinh phục vụ du lịch trong cả nước. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cần sớm có chỉ đạo để xây dựng hạ tầng văn hóa này cho du lịch" - ông Nhân yêu cầu.
Thành lập cảnh sát du lịch, đến bao giờ xong?
Báo cáo của 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu đều cho thấy, sự nhức nhối của nạn "chặt chém", đeo bám du khách đáng báo động hơn bao giờ hết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài.
Phó Thủ tướng cũng đặt ra câu hỏi: "Khách bị chèo kéo, ép giá ai chịu trách nhiệm, cơ quan giám sát hay nhà nước chịu trách nhiệm? An toàn của khách du lịch thuộc quản lý của ai? Nó thuộc lãnh đạo ngành du lịch, lãnh đạo thành phố. Chúng ta cần có cái gắn bó được lợi ích của ngành du lịch với lãnh đạo địa phương để tham gia đảm bảo chiến dịch an toàn du lịch này".
Trong đề án của Tổng cục du lịch cũng có nêu sẽ thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, đó cũng là một giải pháp hay, nhưng bao lâu thì có thể thành lập được, từ nay đến 2015 có thành lập được không? Liệu có hiệu quả không? Triển khai như thế nào? Chúng ta nên hướng tới những mục tiêu khả thi, có thể thực hiện được.
Trước đề xuất trên, Phó Thủ tướng nhận định: "Tạm thời, chưa thể thành lập ngay lực lượng cảnh sát du lịch, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương từ nay đến hết quý IV.2013 thí điểm giao nhiệm vụ thêm cho lực lượng công an, cảnh sát tham gia vào quản lý, chấn chỉnh hoạt động DL".
Du khách bị người bán hàng chéo kéo, đeo bám
Còn về việc người dân bán hàng rong gây mất mỹ quan đô thị, Phó Thủ tướng cũng đưa ra quan điểm: "Chúng ta phải tìm ra động cơ của người dân sở tại thì mới tìm ra được giải pháp, những người dân bán hàng họ cũng chỉ muốn nâng cáo thu nhập, có hét giá cao thì cũng chỉ vì muốn có thu nhập cao, đi bán hàng rong, chèo kéo cũng chỉ muốn có thu nhập nhưng có cách nào điều tiết được thu nhập của họ không?".
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Hiện nay, những hình thức xử phạt đã đủ mạnh chưa, chế tài đã đủ mạnh mẽ chưa, nếu chế tài mà lỏng lẻo thì quản lý được ai. Nếu tái vi phạm thì xử phạt như thế nào, kiên quyết thực hiện tuyên truyền giáo dục cụ thể ra sao, chúng ta phải tạo áp lực cho nạn buôn bán hàng rong, đó mới là sự răn đe tốt nhất".
Mình cười sao du khách lại không cười?
Tại hội nghị này, Bộ VHTTDL đưa ra chiến dịch "Việt Nam vẻ đẹp bất tận - an toàn, thân thiện" để kéo khách đến nhà và "giữ chân" du khách. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cần làm thế nào để du khách đến đây phải cười. Phải coi nụ cười của du khách là tương lai của du lịch Việt Nam.
Phó Thủ tướng đưa ra nhận định: "Nụ cười thân thiện là rất tốt, Trung Quốc năm 2008 cũng đã vận động cả nước cười, Thái lan mặc dù gặp khó khăn cũng cười, Việt Nam cười đẹp mà sao lại không cười".
Nhưng theo Phó Thủ tướng: "Mình cười sao khách du lịch lại không cười, ta cười cứ cười, làm không tốt cũng cười, không quan tâm đến nụ cười của du khách. Nhưng chúng ta quên mất nên lấy phản ứng của khách du lịch làm mấu chốt, nếu du khách cười đồng nghĩa họ sẽ quay lại, nếu không cười thì sẽ có điều ngược lại".
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tổng kết, du lịch được Nhà nước xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng thời gian qua tốc độ tăng trưởng đang giảm dần. Để khắc phục tình trạng đó, Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới các địa phương cần xúc tiến xây dựng hoàn thiện các khu, điểm du lịch, dịch vụ có quy mô Quốc gia, đảm bảo văn minh, tiện lợi.
Người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề phát triển du lịch đồng thời cần có sự phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan liên quan để đề ra giải pháp khắc phục, quản lý hoạt động du lịch.
Theo vietbao
Khẩn trương ban hành mức phí đường bộ đối với xe máy Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó, hoạt động từ ngày 1-1-2013, đến ngày 15-5-2013, Quỹ đã thu được 1.666 tỷ đồng (đạt 41,65% dự toán giao cả năm). Quỹ cũng đã giải ngân được 1.266,6 tỷ đồng, gồm cấp sửa chữa thường xuyên 599,6...