Bộ Giao thông sẽ trình 2 phương án “giải cứu” BOT Cai Lậy
Bộ GTVT cho biết trong tháng 1 sẽ trình Chính phủ 2 phương án giải quyết những lùm xùm tại trạm thu phí Cai Lậy ( Tiền Giang).
Đến nay, sau 40 ngày tạm dừng, BOT Cai Lậy (Tiền Giang) vẫn chưa thu phí trở lại. Việc dừng thu phí theo chỉ đạo của Thủ tướng ngày 4.12.
Trao đổi với Zing.vn, một nguồn tin từ Bộ GTVT cho biết Bộ và các cơ quan chức năng đã hoàn thành nghiên cứu 5 phương án để giải quyết bức xúc của người dân tại trạm thu phí này.
Cái tài xế dừng, rửa xe ngay tại trạm thu phí Cai Lậy. Ảnh: Tùng Tin.
“Chúng tôi phân tích ưu, nhược điểm của 5 phương án đưa ra để chọn giải pháp tốt nhất. Các phương án này được căn cứ vào nhiều yếu tố. Quan điểm của Bộ làm sao hài hòa được lợi ích của người dân và phương án tài chính của chủ đầu tư”, nguồn tin cho biết.
Hiện Bộ GTVT đã chọn được 2 phương án cho trạm BOT này. Bộ GTVT sẽ có buổi làm việc cuối cùng với các bộ ngành, UBND tỉnh Tiền Giang, chủ đầu tư và gửi văn bản trình 2 phương án lên Thủ tướng trong tháng 1.
Trước đó, tối 4.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan cùng với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để tìm giải pháp cho Trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Thủ tướng chỉ đạo dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng. Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan phải làm rõ mọi vấn đề. Đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn giải quyết bức xúc người dân ở trạm thu phí này.
Trong khi Bộ GTVT hoàn thiện phương án cuối cùng trình Thường trực Chính phủ, các cơ quan liên quan cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sau ba tháng rưỡi tạm ngưng hoạt động vì bị phản ứng dữ dội, trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại lúc 9h10 ngày 30/11.
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ các phương án tránh ùn tắc, nhưng trạm BOT nổi tiếng này đã phải xả trạm liên tục vì tài xế sử dụng cả tiền mệnh giá lớn và tiền lẻ để trả phí.
Trạm BOT Cai Lậy chính thức thu phí từ ngày 1.8. Sau hai tuần hoạt động, ngày 15.8, BOT Cai Lậy cho xả trạm, ngừng thu phí. Các tài xế cho rằng trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 là không hợp lý, mức phí quá cao nên phản đối bằng cách đưa tiền lẻ, gây kẹt xe, buộc chủ đầu tư phải nhiều lần phải xả trạm.Sau đó, Bộ GTVT đã họp, thống nhất giảm giá vé cho tất cả các phương tiện. Cụ thể, mức phí thấp nhất với xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 25.000 đồng/lượt (trước 35.000 đồng), mức cao nhất 140.000 đồng (trước 180.000 đồng) với xe tải từ 18 tấn trở lên và xe đầu kéo container trên 40 feet.Theo chủ đầu tư, mức phí sẽ giảm 30% so với trước đây. Người dân tại 4 xã, gồm Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An (huyện Cai Lậy) được miễn phí qua trạm nếu như không kinh doanh vận tải.
Những kiểu đối phó của tài xế trong 5 ngày ở trạm BOT Cai Lậy. Clip: Vnexpress
Theo V.Chương (Zing)
BOT Cai Lậy và tài xế: Cả hai đều thua
Đến hiện tại không ai có thể phủ nhận về độ nóng của Trạm thu phí Cai Lậy. Nó nóng đến mức chỉ cần lên Google gõ từ khóa "Cai Lậy", chỉ trong vòng 0,63 giây đã hiện lên 3.710.000 kết quả. Đáng buồn, địa danh Cai Lậy của Tiền Giang nổi lên không phải vì tiếng thơm mà vì cái trạm BOT.
Ắt hẳn nhiều người cho rằng việc BOT Cai Lậy nổi tiếng vì tài xế đồng loạt phản ứng do trạm thu phí đặt sai vị trí. Lý thuyết là vậy nhưng đi sâu vào phân tích câu chuyện của trạm BOT này, mới thấy nó nổi tiếng là nhờ độ "chây lỳ" của các cơ quan liên quan đến cái trạm này.
Trạm BOT Cai Lậy chính thức tạm dừng thu phí theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Còn nhớ, ngày 31.7.2017, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang tổ chức họp báo thông tin giá thu phí sử dụng đường bộ đoạn tránh thị xã Cai Lậy, với mức phí khá cao - đây cũng là thời điểm nhiều cơ quan báo đài nhận được thông tin từ phía các tài xế nói rằng họ sẽ không chấp nhận chuyện phải trả tiền oan - làm tuyến tránh mà lại đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1. Vấn đề này, phương tiện truyền thông đã trao đổi và cảnh báo với các lãnh đão tỉnh Tiền Giang và chủ đầu tư nhưng bị phớt lờ. Để rồi khi đi vào thu phí, BOT Cai Lậy liên tiếp phải xả trạm. Đến ngày 15.8, dừng hẳn thu phí, chờ ý kiến từ Bộ Giao thông vận tải.
Nhắc đến vụ việc dừng thu phí ngày 15.8.2017, không thể nhắc đến việc trước đó, ngày 14.8, ông phó tổng cục trưởng tổng cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) Nguyễn Mạnh Thắng vào thị sát vấn đề của trạm BOT Cai Lậy, cho rằng, trạm này làm đúng pháp luật. Lập tức, các phương tiện truyền thông có hàng loạt bài viết nêu quan điểm trực diện và mang tính đóng góp cao. Cứ ngỡ sự việc sẽ kết thúc khi báo chí đồng loạt lên tiếng, bộ GTVT sẽ nhìn ra cái chưa đúng của dự án để sửa sai nhưng thực tế không như mong đợi. Bằng chứng là cuộc họp báo của Chính phủ ngay sau đó, bộ GTVT vẫn nhất mực nói rằng BOT Cai Lậy làm đúng pháp luật. Viện cớ này, ngày 30.11 vừa qua, BOT Cai Lậy thu phí lại và kết quả là Cai Lậy thành điểm nóng về mất trật tự an ninh với việc "đấu trí" qua lại giữ giới tài xế và chủ trạm. Kết quả tạm thời, vào tối ngày 4.12, BOT Cai Lậy vẫn xả trạm...
Ở câu chuyện trên, lẽ ra ngay từ đầu các cơ quan chức năng đừng vin vào cái cớ đúng pháp luật này nọ, đã không xảy ra cơ sự lớn, gây mất niềm tin trong nhân dân. Cốt lõi của vấn đề là giải quyết theo nguyên lý chi thu chỗ nào làm, chỗ nào không làm đừng thu, làm ít thu ít, làm nhiều thu nhiều, cần minh bạch rõ ràng. Các nước làm BOT có vấn đề gì đâu, còn mình làm lại vướng, lại sai. BOT làm gì có quy hoạch trên quốc lộ 1, tự dưng đặt chỗ này, làm chỗ kia rồi nói đã thống nhất giữa Bộ với Tỉnh.
Kế đến, giả sử BOT Cai lậy làm đúng pháp luật như Bộ GTVT nói đi chăng nữa nhưng vì lợi ích chung, vì mục đích ban đầu của BOT là làm đường để phục vụ nhân dân mà dân không đồng tình, phải xem lại, chứ không nên đối kháng. Thực tế, chuyện sửa luật để phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ở nước ta không phải là hiếm. Bởi ngay từ đầu nhà nước đã xác định là của dân, do dân và vì dân. Pháp luật mà không đúng nguyện vọng của dân, cũng nên sửa đổi chứ không nên vịn vào đó gây thêm bức xúc.
Đừng phân biệt thắng thua. Trong câu chuyện BOT Cai Lậy, giới tài xế và chủ đầu tư đều thua, vì muốn thắng chỉ có cách đừng để đối kháng xảy ra.
Theo Quân Minh (Thế Giới Tiếp Thị)
Chủ đầu tư BOT Cai Lậy: Sẵn sàng trả lại trạm nếu Nhà nước trả đủ tiền Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Cty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang - chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới dự án này. Trong đó có câu chuyện về phương án chi ngân sách nhà nước mua lại trạm thu phí này, vị trí đặt trạm, những "người...