Bộ Giao thông sẽ giảm phí qua trạm BOT Biên Hòa
Trước việc tài xế trả tiền lẻ khi qua trạm BOT Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) nhằm phản đối hoạt động thu phí tại đây, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, Bộ chủ trương đàm phán với nhà đầu tư để giảm phí qua trạm này, hiện phương án giảm phí đang được tính toán.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, tỉnh Đồng Nai đã có văn bản kiến nghị giảm phí gửi Bộ GTVT. Cùng đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hoàn tất đàm phán với nhà đầu tư về mức phí sẽ giảm.
“Bộ đã giao Vụ Tài chính xem xét Tờ trình của Tổng cục Đường bộ gửi, sau đó sẽ thống nhất với địa phương và nhà đầu tư về việc giảm phí qua trạm BOT Biên Hòa. Dự kiến khoảng 1 tuần sẽ hoàn tất và có quyết định về mức phí giảm” – Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Về việc các lái xe tập trung gây ùn tắc tại trạm thu phí, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết tỉnh Đồng Nai đã chuẩn bị các phương án giải quyết để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến này.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng khẳng định, việc người dân trả tiền lẻ khi qua trạm là không vi phạm pháp luật và được phép làm, vì thế Bộ yêu cầu đơn vị thu phí kiên trì và có phương án phân luồng giao thông phù hợp, không để xảy ra xáo trộn.
Về phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng, Tổng cục đã trình 3 phương án cụ thể lên Bộ GTVT về việc miễn, giám vé qua trạm BOT Biên Hòa, trong đó phương án 1 giữ nguyên mức phí, phương án 2 giảm 20%, phương án 3 giảm 10%.
“Tổng cục kiến nghị lựa chọn phương án 2, mức giảm 20%, tương ứng giảm khoảng 10.000 đồng so với hiện nay” – ông Huyện cho hay.
Video đang HOT
Theo đó, mức phí cụ thể cho 5 loại phương tiện tính theo lượt thấp nhất là 25.000 đồng/xe, cao nhất là 150.000 đồng/xe; theo tháng thấp nhất 750.000 đồng/xe, cao nhất 4.5000.000 đồng/xe; theo quý thấp nhất là 2.025.000 đồng/xe, cao nhất là 12.150.000 đồng/xe.
“Hiện nay UBND tỉnh Đồng Nai đang giao cho các địa phương như huyện, xã và các cơ quan có liên quan, tiến hành khảo sát về phương tiện của người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng của trạm BOT Biên Hòa. Công tác in vé cũng được chuẩn bị và cần có thời gian” – ông Huyện cho biết thêm.
Dự kiến, mức phí BOT qua trạm Biên Hòa sẽ được áp dụng giảm từ ngày 1.11.2017.
Trạm thu phí dự án quốc lộ 1, tuyến tránh TP.Biên Hòa vận hành thu phí từ năm 2014. Dự án được đơn vị này thực hiện gồm việc xây dựng đường tránh dài hơn 12km và xây dựng, cải tạo nền, cải tạo mặt quốc lộ 1 với chiều dài 10 km với tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án là 10 năm.
Tuy nhiên, các tài xế cho rằng trạm thu phí BOT này đặt ở vị trí không phù hợp, cách xa tuyến tránh TP Biên Hòa nhiều km gây bức xúc cho người dân.
Những ngày gần đây, trạm BOT Biên Hòa đã phải nhiều lần phải “xả” trạm do các tài xế dùng tiền lẻ để mua vé gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Theo Châu Như Quỳnh (VnExpress)
Sắp giảm phí hàng loạt tuyến đường BOT?
Khoảng 60-70% các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) sau rà soát sẽ được điều chỉnh giảm mức phí đường bộ, thời gian thu phí "giới hạn" tối đa không quá 30 năm. Dự kiến, việc giảm phí sẽ được thực hiện đồng thời với quá trình rà soát các dự án BOT.
Trao đổi với PV Dân trí sáng nay (22/9), ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết: "Quan điểm của Bộ GTVT là sẽ điều chỉnh mức phí theo xu hướng giảm, rà soát xong trạm BOT nào sẽ giảm ngay phí đường bộ tại dự án đó".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông: Phí qua các trạm BOT sau rà soát sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, mỗi dự án là một nhà đầu tư nên không thể thực hiện giảm phí đồng loạt cùng lúc. Việc rà soát các trạm thu phí sẽ đánh giá cụ thể về dự án, phương án tài chính và hoạt động thu phí thực tế/lưu lượng xe, xem đó là căn cứ để đàm phán với các nhà đầu tư và thống nhất mức phí có thể giảm hài hoà nhất.
"Hiện nay ở phía Bắc, Bộ GTVT đã chấp thuận đề xuất giảm phí trạm BOT trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ ngày 15/10 với mức giảm là 25%. Tại khu vực miền Trung, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đề nghị giảm phí qua trạm BOT trên Quốc lộ 1, Bộ GTVT đang xem xét để thống nhất điều chỉnh giảm phí" - Thứ trưởng Đông nói.
Về phía Tổng cục Đường bộ, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng - cho hay: Trong tổng số 54 dự án BOT thực hiện rà soát thì Tổng cục đã rà soát được hơn 10 trạm, Bộ GTVT đã rà soát được 6 trạm. Hiện các dự án sau rà soát đang được xem xét, thống nhất mức phí giảm.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tiến độ rà soát 54 dự án BOT sẽ phải hoàn thành trong tháng 10/2017, các trạm BOT sau khi đàm phán và thống nhất với nhà đầu tư sẽ tiến hành giảm phí ngay.
"Mức giảm dự kiến có thể giao động từ 5-25%, tùy thuộc vào mỗi dự án và kết quả đàm phán với nhà đầu tư. Sau rà soát, có khoảng 60 - 70%/54 dự án BOT sẽ được điều chỉnh giảm. Thời gian thu phí sẽ giới hạn tối đa không quá 30 năm" - ông Huyện thông tin.
Đề cập về vấn đề mức phí giảm theo dự kiến không nhiều, điều này có thể chưa làm hài lòng các chủ phương tiện. Ông Huyện giải thích: Nếu tính đơn lẻ 5.000 - 10.000 đồng thì có thể nghĩ rằng giảm ít, nhưng khi tính toán với tổng lưu lượng phương tiện lưu thông qua trạm thì đó là khoản phí rất lớn giảm được.
"Xu hướng lưu lượng phương tiện ngày càng tăng và nếu tăng trên 10% thì theo hợp đồng BOT nhà đầu tư sẽ tiếp tục phải điều chỉnh giảm phí" - ông Huyện nhấn mạnh.
Mức phí qua trạm tại nhiều dự án BOT giao thông sẽ giảm trong thời gian tới
Cũng theo ông Huyện, đó mức phí giảm chung đối với tất cả phương tiện lưu thông trên tuyến, nhưng đối với riêng phương tiện của người dân sống ở khu vực trạm sẽ được miễn phí qua trạm, bên cạnh đó có phí tính theo tháng, theo quý để người dân có thể đi qua trạm nhiều lần nhưng chỉ phải đóng phí 1 lần/ngày.
Hiện nay, Tổng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã rà soát mức phí cụ thể cho lộ trình từ Bắc vào Nam. Theo đó, ô tô đi từ Lạng Sơn đến Bạc Liêu qua 29 trạm thu phí trên quốc lộ 1 cũ phải nộp mức phí tối đa là 4.540.000 đồng/xe, trong khi lộ trình cao tốc mức phí là 4.805.000 đồng/xe.
Ngoài trạm BOT Tào Xuyên (tỉnh Thanh Hóa) hiện tại đang tạm dừng thu nên mức giá là 0 đồng, lộ trình tuyến quốc lộ 1 cũ và lộ trình đi theo tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ có tổng số trạm thu phí là 29 trạm.
Vấn đề phí và trạm thu phí là điều khiến người sử dụng đường bộ quan tâm lớn nhất, trở thành nỗi bức xúc lớn nhất. Nhiều trạm thu phí không đảm bảo khoảng cách trên cùng tuyến đường hoặc vị trí đặt trạm chưa hợp lí.
Trong tổng số 70/88 trạm đang thu phí trên các tuyến quốc lộ, có 10 trạm khoảng cách 60 - 70 km, 20 trạm có khoảng cách dưới 60 km và 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án BOT. Qua phản ánh của người dân, hiện Bộ GTVT mới chỉ xử lý được 6/74 trạm có bất cập.
Theo Dân Trí
Thống nhất giảm 25% phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Nhà đầu tư BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thống nhất giảm 25% phí đường bộ cho các phương tiện đi trên tuyến. Mức giảm dự kiến được áp dụng từ ngày 15/10 tới đây. Chủ phương tiện sẽ được giảm 25% phí trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Trao đổi...