Bộ Giao thông quyết định giảm phí BOT Cai Lậy
Phí qua trạm BOT Cai Lậy được giảm từ 35.000 xuống còn 25.000 đồng cho mỗi xe 12 chỗ trở xuống.
Sáng 16.8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật và lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang họp bàn xử lý bất cập tại trạm thu phí thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1, đoạn tránh thị xã Cai Lậy (Tiền Giang).
Tại cuộc họp, các bên thống nhất giảm giá dịch vụ cho tất cả phương tiện qua trạm. Xe loại một dưới 12 ghế ngồi; xe tải dưới hai tấn được giảm phí từ 35.000 xuống 25.000 đồng mỗi lượt.
Xe loại hai từ 12 đến 30 ghế; xe tải từ hai đến dưới bốn tấn giảm từ 50.000 xuống 35.000 đồng mỗi lượt.
Xe loại ba từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ bốn đến dưới 10 tấn giảm phí từ 60.000 xuống 40.000 đồng một lượt. Xe loại bốn gồm xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet giảm phí từ 100.000 xuống 70.000 đồng mỗi lượt.
Xe loại năm gồm xe tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet giảm phí từ 180.000 xuống 140.000 đồng mỗi lượt.
Video đang HOT
Trạm Cai Lậy ngưng thu phí tối 13.8 vì tài xế trả tiền lẻ. Ảnh: Hoàng Nam/VNE
Dự kiến thời gian áp dụng các mức giảm trên từ ngày 21.8.
Bộ Giao thông và UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư dự án cũng thống nhất miễn giá dịch vụ cho phương tiện loại một và hai của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú, không kinh doanh vận tải tại xã Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy; giảm 50% giá dịch vụ cho phương tiện còn lại tại các xã trên. Đây là bốn xã nằm gần trạm thu phí.
Thời gian tới, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng, các huyện và xã có liên quan phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thống kê phương tiện trong khu vực được giảm giá dịch vụ.
Lực lượng chức năng tỉnh này cũng có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc tại khu vực trạm thu phí, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
Bộ Giao thông yêu cầu nhà đầu tư dự án xây dựng phương án thu phí dịch vụ để đảm bảo phương tiện qua trạm thuận lợi, tránh ùn tắc; đồng thời làm việc với tổ chức tín dụng, nhà tài trợ vốn cho dự án để được gia hạn khoản vay.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8, thời gian thu phí sáu năm năm tháng. Trạm có tám làn xe cơ giới, mỗi chiều một làn thu phí tự động, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng.
Trạm nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới với hơn 1.000 tỷ đồng, đoạn sửa chữa quốc lộ 1 trên 300 tỷ đồng.
Sau một tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500, 1.000 đồng vo tròn bỏ vào chai, bịch nylon hoặc đếm từng tờ khi qua trạm… nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý ở quốc lộ 1. Họ yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh, vì đây mới là đường được đầu tư.
Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan chức năng liên quan cho rằng, vị trí đặt trạm là hợp lý vì thu phí cho tuyến tránh và cải tạo mặt đường quốc lộ 1. Vị trí đặt trạm đã được lấy ý kiến của địa phương và các bộ ngành liên quan.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Vụ BOT Cai Lậy: "Bạn hữu đường xa" được nhà đầu tư báo cáo!
Trong buổi làm việc với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Tiền Giang đã cung cấp danh sách 19 xe sử dụng tiền lẻ và báo cáo về hoạt động của nhóm "Bạn hữu đường xa".
Sáng 14.8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về tình hình hoạt động của Trạm thu phí BOT Cai Lậy. Theo phản ánh của báo chí, trạm BOT này thường xuyên ùn tắc kéo dài vì bị người dân phản ứng, dùng tiền lẻ để trả.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ - trả lời báo chí.
Tuy nhiên, theo Sở GTVT Tiền Giang báo cáo, hàng ngày chỉ có từ 2 đến 3 lượt người điều khiển phương tiện đưa tiền là mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng vo tròn, nhàu nát nhét vào chai nhựa, cho vào túi nylon, nhúng tìền vào nước... hoặc đưa tiền mệnh giá lớn để cố tình kéo dài thời gian qua trạm nhằm gây ùn tắc giao thông. Riêng ngày 9.8, vào lúc 17h45 có một nhóm khoảng 14 xe ô tô gắn logo "Bạn hữu đường xa" đi chậm từ hướng Mỹ Thuận - Trung Lương tạo thành đoàn nối đuôi vào trạm thu phí để phản đối, gây ùn, tắc giao thông. Sở chưa ghi nhận tình trạng người dân, người lái phương tiện kích động đập phá trạm hay căng băng rôn, biểu ngữ với nội dung phản đối.
Vào 16h30 ngày 13.8 có hàng chục phương tiện ở cả 2 chiều mang tiền lẻ để qua trạm, gây ùn tắc; một vài tài xế có hành vi cản trở giao thông gây ùn tắc kéo dài khoảng 3km và mất an ninh trật tự. Nhà đầu tư đã tiến hành xả trạm khoảng 30 phút thì tình hình đã ổn định, các phương tiện lưu thông bình thường. Đến 20h cùng ngày, đoàn xe này quay lại và tiếp tục gây ùn, tắc giao thông, nhà đầu tư đã xả trạm lần 2 đến 0h ngày 14.8 để bắt đầu thu lại. Nhà đầu tư đã trích xuất dữ liệu từ các camera tại trạm, cung cấp thông tin số đăng ký phương tiện có hoạt động chống đối bằng cách đưa tiền mệnh giá nhỏ hay gây khó khăn công tác thu phí gửi đến ngành công an điều tra, xử lý các hành vi liên quan vi phạm pháp luật.
Trong báo cáo gửi Tổng cục Đường bộ, Sở GTVT Tiền Giang đã kèm danh sách 19 xe dùng tiền lẻ khi qua trạm. Đây là những xe mà nhà đầu tư "đòi xử lý".
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Tấn Thi khẳng định, tiền có giá trị lưu hành thì người dân được sử dụng và không thể xử lý được. Công an tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, chưa có ai sử dụng tiền lẻ khi qua trạm bị xử lý.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1.8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng. Trạm có 8 làn xe cơ giới, mỗi chiều có một làn thu phí tự động, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng. Trạm nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới với hơn 1.000 tỷ đồng, đoạn sửa chữa Quốc lộ 1 trên 300 tỷ đồng. Sau một tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500, 1.000 đồng vo tròn bỏ vào chai, bịch nylon hoặc đếm từng tờ khi qua trạm... nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý ở Quốc lộ 1. Họ yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh, vì đây mới là đường được đầu tư. Đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH BOT đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang lý giải, phí bảo trì mỗi năm đóng trên đầu xe chỉ đủ để "dặm vá ổ gà". Còn dự án tăng cường mặt đường trên quốc lộ do đơn vị thực hiện, bốc dỡ toàn bộ mặt đường để thảm lại nên chi phí cao hơn. Mức phí ở trạm thu cao hơn cao tốc Trung Lương vì thời gian thu ngắn hơn, chỉ hơn 6 năm so với trên 20 năm.
Theo Danviet
Tổng cục Đường bộ: Nếu phí BOT trạm Cai Lậy cao, sẽ miễn giảm Sáng nay, Tổng cục Đường bộ VN cùng tỉnh Tiền Giang họp khẩn tìm phương án giải quyết việc người dân dùng tiền lẻ qua trạm thu phí Cai Lậy gây tắc đường trên QL1. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện cho biết, tại cuộc họp, Tổng cục làm việc với tỉnh...