Bộ Giao thông phản hồi việc giảm thời gian thu phí loạt dự án BOT
Theo Bộ Giao thông, tất cả các hợp đồng BOT đều quy định thời gian thu phí ban đầu chỉ là dự kiến và sẽ được xác định lại theo giá trị quyết toán công trình.
Ngày 28/2, Bộ Giao thông có thông cáo báo chí về thời gian thu phí rút ngắn đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT.
Theo đó, phản hồi thông tin về việc sau khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc thì hàng loạt dự án BOT đã phải giảm 5-7 năm thu phí, Bộ Giao thông đưa ra một số nguyên nhân như: Tiến độ dự án được rút ngắn nên giảm bù giá vật liệu và giảm lãi vay trong thời gian xây dựng; chỉ số giá xây dựng và lãi suất vốn vay trong giai đoạn 2012-2015 đều giảm so với giai đoạn 2009-2011 nên không sử dụng đến dự phòng trượt giá theo quy định.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai dự án, Bộ Giao thông đã rà soát và thấy rằng các quy hoạch đô thị được địa phương phê duyệt có quy mô lớn hơn nhu cầu thực tế nên đã điều chỉnh thu hẹp quy mô mặt cắt ngang các đoạn qua đô thị, dẫn đến giảm chi phí đầu tư.
Nhiều dự án BOT được kiểm toán đã phải giảm 5-7 năm thu phí, tổng cộng các dự án giảm tới gần 100 năm thu phí.
Theo Bộ Giao thông, tất cả các hợp đồng BOT đều quy định thời gian thu phí ban đầu chỉ là dự kiến và thời gian thu phí chính thức phải được xác định lại theo giá trị quyết toán công trình phù hợp với các kết luận thanh tra, kiểm toán. Đồng thời, việc thu phí thường xuyên được cập nhật khi có biến động về lãi suất, lưu lượng xe so với dự kiến ban đầu. Như vậy, thời gian thu phí không ảnh hưởng đến mức phí người dân phải trả mà phụ thuộc vào giá trị quyết toán và lưu lượng xe.
Video đang HOT
Bộ Giao thông cũng cho biết, một số dự án chưa được Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, song Bộ đã đàm phán ký hợp đồng điều chỉnh rút ngắn thời gian thu phí như: Dự án quốc lộ 10 đoạn La Uyên – Tân Đệ được điều chỉnh rút ngắn thời gian thu phí tạm tính ban đầu 21 năm 3 tháng xuống còn 10 năm 3 tháng; dự án cầu Rạch Miễu, quốc lộ 60, tỉnh Bến Tre được điều chỉnh rút ngắn thời gian thu phí tạm tính ban đầu 22 năm 10 tháng xuống còn 13 năm 5 tháng…
Tổng cục đường bộ từng phát hiện chênh lệch thu phí ở dự án BOT Hà Nội – Bắc Giang.
Trước đó ngày 21/2, Kiểm toán Nhà nước cho biết nhiều dự án trong số 27 dự án được kiểm toán phải giảm 5-7 năm thu phí. Tổng cộng các dự án giảm tới gần 100 năm thu phí.
Về mức phí, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ hiện nay ngoài các dự án đường cao tốc thu phí theo số km đi trên dự án, các dự án còn lại mức thu phí theo quy định tại thông tư 159 của Bộ Tài chính. Do đó, mỗi xe qua trạm thu phí không kể chiều dài đường đi được bao nhiêu đều bị thu phí như nhau. Điều này sẽ rất khó khăn cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương vì chỉ đi quãng đường rất ngắn nhưng vẫn bị trả phí cao.
Ngoài ra, mặc dù Bộ Tài chính hướng dẫn là trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định, khoảng cách giữa các trạm đảm bảo tối thiểu 70 km, nhưng thực tế không đáp ứng được như vậy. Không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án đó dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường được đầu tư bằng hợp đồng BOT nhưng vẫn phải đóng phí. Kiểm toán nhà nước cho rằng cần phải xem lại hướng dẫn nói trên để tránh gây bức xúc dư luận.
Cả nước hiện có 86 trạm thu phí BOT do các doanh nghiệp đầu tư, được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính cho phép thu phí. Năm 2016, Thủ tướng đã yêu cầu giảm từ 10 đến 15% mức phí ở 45 trạm thu nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Giao thông đã làm việc với các nhà đầu tư để thương thảo việc giảm giá phí qua các trạm BOT.
Đoàn Loan
Theo VNE
Phí BOT nhiều tuyến đường sẽ giảm đến 20%
Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã thống nhất trình Thủ tướng phương án giảm 10-15% mức phí tại một số trạm BOT với xe tải và xe container.
Bộ Tài chính vừa kiến nghị Chính phủ giảm 10-15% phí với nhóm 4 (xe tải có tải trọng 10-18 tấn, xe container 20 feet) , nhóm 5 (xe tải 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet) tại các trạm thu phí BOT đã áp dụng mức thu cao nhất là 200.000 đồng/lượt, do đây là phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải, việc điều chỉnh sẽ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Với nhóm ôtô con, xe khách, xe tải nhẹ mức thu thấp hơn khung quy định nên không được xem xét giảm.
Ngoài ra, 5 trạm đã thu phí mức cao nhất với nhóm xe dưới 12 chỗ và xe đến 30 chỗ ngồi là 45.000 đồng sẽ xem xét giảm 10-20%, đảm bảo tương đồng với mức thu các trạm khác.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông làm việc với các nhà đầu tư để thống nhất thực hiện giảm phí và gửi đề xuất trước ngày 10/7. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư điều chỉnh mức thu phí.
Mức phí BOT giảm cho xe tải lớn, xe container để giảm khó khăn cho doanh nghiệp vận tải. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát mức phí BOT trên nhiều tuyến đường. Theo văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông đề nghị không điều chỉnh mức phí với các trạm thu trước năm 2014 do mức thu thấp (từ 10.000 đến 20.000 đồng một lượt). Tuy nhiên, các trạm thu sau năm 2014 cần xem xét giảm phí với loại xe tải lớn.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong số 45 trạm BOT đang thu phí có 16 trạm thu phí thấp nhất là 10.000 đồng, cao nhất là 160.000 đồng/lượt.Ngoài ra, có 5 trạm đang áp dụng mức thu cao nhất cho tất cả nhóm xe, đó là hai trạm quốc lộ 5; hai trạm cầu Bến Thủy quốc lộ 1 (tỉnh Nghệ An) và cầu Gianh quốc lộ1 (tỉnh Quảng Bình).
Tại hội nghị tổng kết hạ tầng giao thông theo hình thức BOT mới đây, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai cho biết sẽ còn nhiều cơ hội để giảm phí BOT đường bộ, bởi nhiều dự án BOT vẫn còn khoản dư chưa sử dụng so với dự toán ban đầu và đây là cơ sở tính toán giảm phí hoặc giảm thời gian hoàn vốn.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chính phủ yêu cầu đánh giá hiệu quả hình thức BOT Phí BOT giao thông là một vấn đề gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp thời gian qua. Phí BOT giao thông là một vấn đề gây bức xúcẢnh minh họa: Ngọc Thắng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá hiệu quả đầu tư kết...