Bộ Giao thông lý giải vì sao 3 năm chưa xây dựng xong Nghị định 86/CP?
Bộ GTVT cho biết, đến thời điểm hiện nay, bản dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/CP hoàn thiện đã được Bộ trưởng Bộ GTVT ký tắt và gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ.
Cần nghiên cứu kỹ để luật theo kịp cuộc sống
Trả lời ý kiến của cử tri về việc, vì sao chậm ban hành nghị định thay thế Nghị định 86/2014 và một số nội dung quy định tại dự thảo nghị định mới liên quan đến quản lý xe taxi, xe dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử, Bộ GTVT cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014) bắt đầu thực hiện từ năm 2016 đã được Bộ GTVT thực hiện đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó, hầu hết các lần trình dự thảo nghị định, Bộ GTVT đều thực hiện đúng hoặc sớm hơn thời hạn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Nghị định 86/CP sửa đổi, bổ sung được kỳ vọng sẽ đáp ứng được sự hoạt động của taxi truyền thống và xe công nghệ
“Bộ GTVT đã tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo nghị định (dự thảo trình, báo cáo lần thứ 10). Trong đó, đã báo cáo về kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ có 25/26 thành viên Chính phủ thống nhất biểu quyết thông qua dự thảo Nghị định để ban hành”- Bộ GTVT thông tin.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, sau thời điểm đó Bộ GTVT cũng như Văn phòng Chính phủ tiếp tục nhận được các ý kiến kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi Đà Nẵng, Hiệp hội Taxi TP.HCM, một số doanh nghiệp taxi lớn và một số Sở GTVT để góp ý về công tác quản lý xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống), xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (taxi công nghệ) và xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc kinh doanh vận tải khách du lịch) sử dụng hợp đồng điện tử.
Video đang HOT
Theo Bộ GTVT, việc xây dựng nghị định trong giai đoạn hiện nay phải phù hợp với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phù hợp với thực tế ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ về ATGT, tạo thuận lợi nhất cho đơn vị kinh doanh hoạt động ổn định, phát triển, công bằng, minh bạch và thuận tiện cho người dân là hết sức khó khăn.
Do đó, Bộ GTVT cho rằng, cần nghiên cứu để đưa ra những quy định phù hợp nhất với giai đoạn hiện nay để điều chỉnh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và mang tính xã hội rất cao này.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện dự thảo nghị định với tinh nêu trên.
Cũng theo Bộ GTVT, trong lần trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định lần gần đây nhất (lần thứ 12), Bộ GTVT đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về rà soát dự thảo nghị định.
Bộ GTVT đã phối hợp Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ để rà soát và hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
“Ngày 4/11, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu, trong đó Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm ban hành nghị định để tổ chức triển khai thực hiện. Đến thời điểm hiện nay, bản dự thảo nghị định hoàn thiện cũng đã được Bộ trưởng Bộ GTVT ký tắt và gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ”, Bộ GTVT cho biết.
Dự thảo Nghị định 86 được các bộ ngành thống nhất cao
Liên quan đến vấn đề cho rằng, việc chậm ban hành nghị định thay thế đã tạo sự bất bình đẳng trong kinh doanh vận tải giữa xe taxi truyền thống và taxi công nghệ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước, Bộ GTVT cho biết, nội dung này đã được Thủ tướng Chính phủ trả lời bằng văn bản.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo định hướng xây dựng nghị định này với một số trọng tâm: Loại bỏ các nội dung quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ; Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý vận tải để thay thế cho phương thức quản lý truyền thống; Bỏ quy định bắt buộc phải gắn hộp đèn cố định trên nóc xe taxi (doanh nghiệp tự quyết định việc gắn hộp đèn trên nóc xe), thay vào đó dùng phần mềm cùng với phù hiệu, biển hiệu xe và tem kiểm định khác biệt để quản lý; Xây dựng hạ tầng công nghệ nhằm kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe ô tô…
Bộ GTVT đã hoàn chỉnh dự thảo nghị định với sự thống nhất cao của các Bộ có liên quan; trong đó thể hiện rõ quan điểm ủng dụng công nghệ trong điều hành xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ ngồi, kể cả xe taxi (taxi sử dụng đồng hồ tính tiền – taxi truyền thống: taxi sử dụng phần mềm để tính tiền, kết nối lái xe với hành khách – taxi công nghệ), xe hợp đồng (sử dụng hợp đồng văn bản giấy hoặc điện tử), xe du lịch (sử dụng hợp đồng văn bản giấy hoặc điện tử); tương ứng với mỗi loại hình là các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh phù hợp.
Theo anninhthudo
Gắn hộp đèn cho taxi công nghệ, có đảm bảo công bằng trong kinh doanh?
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại gửi Thủ tướng Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó, Bộ GTVT vẫn giữ quan điểm việc gắn hộp đèn cho taxi công nghệ.
Taxi công nghệ tại Singapore (xe Mercedes màu trắng), tại Thái Lan (xe màu xám), đều có gắn hộp đèn trên nóc xe. Ảnh: Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch VATA
Đây là lần thứ 9 Bộ GTVT gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ về vấn đề trên, và lần này Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm, khẳng định việc gắn hộp đèn cho taxi công nghệ là cần thiết, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Trong công văn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nêu rõ, việc bổ sung quy định gắn cố định hộp đèn trên xe Grab, taxi công nghệ nói chung nhằm đảm bảo quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, xác định rõ hình thức ứng dụng hợp đồng điện tử với loại hình taxi. Đồng thời, việc gắn hộp đèn nhằm tránh tình trạng xe cá nhân trá hình để kinh doanh, dẫn đến khó khăn cho lực lượng tuần tra kiểm soát và công tác tổ chức giao thông đô thị...
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) Nguyễn Văn Quyền cho biết, VATA đồng thuận với dự thảo của Bộ GTVT, đặc biệt đảm bảo tính công bằng đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Ông Quyền cho rằng, xét từ góc độ đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong kinh doanh vận tải, thì vận tải là ngành kinh doanh có điều kiện, cần có phân biệt giữa xe kinh doanh và không kinh doanh, cần tổ chức quản lý về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
"Hiện nay, ở một số đô thị lớn có tổ chức giao thông theo hướng cấm hoặc hạn chế các phương tiện kinh doanh hoạt động theo thời gian trong ngày; đồng thời có một số khu vực ưu tiên cho xe taxi đi vào hoặc dừng, đỗ chờ khách... Nếu không có hộp đèn thì không có cơ sở để tổ chức và kiểm soát giao thông", ông Quyền dẫn chứng: Ở các nước, họ phân biệt giữa xe kinh doanh và không kinh doanh vận tải bằng màu sơn biển số đăng ký xe. Trong khi ở Việt Nam, do chưa phân biệt được theo màu sơn của biển số đăng ký, thì phải có hình thức nhận diện phù hợp.
Về chi phí, việc lắp thêm hộp đèn có phát sinh thêm chi phí, tuy nhiên việc này cũng tạo thêm một kênh để giúp người vận tải kết nối với hành khách, và là nhận diện để xe kinh doanh vận tải được vào những khu vực được ưu tiên... Tham khảo kinh nghiệm quản lý của một số nước như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ... thì các nước cũng có quy định này.
Ông Văn Công Điểm - đại diện hãng taxi Vato bày tỏ: "Quy định này của Bộ GTVT đảm bảo tính công bằng, đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải quan tâm, chờ đợi... và quy định này cũng sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng dễ giám sát".
Theo một số bạn đọc, việc quy định gắn hộp đèn cho taxi công nghệ là điều rất cần thiết, vì nó đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh vận tải.
Bạn đọc Minh Thu ở quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Tôi đồng tình quy định gắn hộp đèn điện tử hay gắn logo cho taxi công nghệ. Khi taxi công nghệ cũng như taxi truyền thống đều chở khách từ điểm A đến điểm B, thì đều phải gắn "mào" như nhau, như vậy mới công bằng. Tôi không nghĩ tài xế sợ gắn "mào" thì chi phí tăng, vì đã kinh doanh thì phải đầu tư".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hương Giang ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh cho rằng, thực ra taxi công nghệ cũng là loại hình vận tải theo nhu cầu trong đô thị, các xe hoạt động theo nguyên lý trên về bản chất là taxi nhưng áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh, nên cần phải quản lý và quy định tương tự taxi truyền thống.
"Khi quy định gắn "mào" cho taxi công nghệ được thông qua, thị trường sẽ tiếp tục cuộc cạnh tranh khốc liệt nhưng đầy tính công bằng. Quy định này cũng giúp cơ quan quản lý vận tải thuận lợi trong công tác quản lý...", bạn đọc Hương Giang ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh nói.
Nghiêm Lan
Theo Thanhtra
Khai thác thương mại dự án Cát Linh - Hà Đông cuối năm 2019? Theo đánh giá của tư vấn Pháp, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc nhưng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương thích với tiêu chuẩn của châu Âu... Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro), cho biết như vậy tại Hội nghị An toàn giao...