Bộ Giao thông kiến nghị xe Grab phải gắn mào như taxi
Bộ Giao thông đề nghị ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải; có lịch trình, sử dụng phần mềm để đặt xe sẽ phải gắn hộp đèn TAXI.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo (lần 6) Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có nội dung quản lý xe hợp đồng điện tử (Grab).
Quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Giao thông cho hay đã nhận được ý kiến từ nhiều cơ quan theo 2 nhóm. Thứ nhất, Tổ công tác của Chính phủ, các hiệp hội taxi yêu cầu hoạt động của Grab (xe dưới 9 chỗ thí điểm hợp đồng điện tử) cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi, không thể gọi là loại hình “Hợp đồng điện tử” vì không có trong quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Cụ thể, toàn bộ ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử thì phải quy định lộ trình thực hiện cấp đổi phù hiệu taxi và thực hiện các quy định kinh doanh của taxi.
Luồng ý kiến thứ hai do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (VICEM) và một số chuyên gia kinh tế đề nghị xe dưới 9 chỗ hoạt động vận tải khách có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý theo hợp đồng vận tải điện tử và bổ sung quy định taxi điện tử.
Về quan điểm của mình, Bộ Giao thông cho rằng, xe dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải theo hợp đồng điện tử so với hoạt động của taxi có nhiều điểm tương đồng và có quy định chung để quản lý như nhau nhằm đảm bảo công bằng, công khai minh bạch và chịu quy định về kinh doanh, điều kiện như nay. Do đó, Bộ đồng thuận ý kiến thứ nhất.
Như vậy, trong trường hợp quy định này được thông qua, toàn bộ các xe đang kết nối phần mềm điện tử như Grab sẽ phải gắn phù hiệu “xe taxi” trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe. Đặc biệt, là phải gắn hộp đèn trên nóc như taxi truyền thống. Các xe Grab cũng phải chịu các ràng buộc về niên hạn như taxi; tiêu chuẩn lái xe; kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và phải niêm yết giá như taxi…
Video đang HOT
Đề nghị quản lý xe Grab giống taxi của Bộ Giao thông vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam ủng hộ đề xuất này vì cho rằng xe Grab giống taxi vì đều có mục đích kinh doanh vận tải. Do đó cần phải gắn logo, gắn mào taxi điện tử cho xe Grab để phân biệt với các xe tư nhân.
Theo ông Thanh, bản chất của xe Uber, Grab trước khi vào Việt Nam là “kinh tế chia sẻ”, giúp giảm xe cá nhân lưu thông trên đường. Song hiện nay nhiều người đầu tư xe hợp đồng điện tử để kinh doanh như taxi, tỷ lệ xe cá nhân hoạt động khi nhàn rỗi trong lĩnh vực này không nhiều. “Tôi không biết tỷ lệ bao nhiêu, song khi hỏi lái xe Grab thì đều nhận được câu trả lời rằng họ kinh doanh chuyên nghiệp, không phải tận dụng xe nhàn rỗi”, ông Thanh nói.
Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cũng cho rằng, xe Grab bản chất là hoạt động kinh doanh vận tải nên phải được coi là taxi. Các xe này phải có bộ nhận diện riêng hoặc gắn biển màu vàng để phân biệt với xe gia đình, các cơ quan chức năng dễ quản lý.
Trái với ý kiến trên, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội, cho rằng, xe Grab là kết quả của công nghệ, không thể bắt nó mặc áo quần như taxi truyền thống, nếu quản lý như taxi thì loại hình Grab sẽ “quay về thời kỳ đồ đá” mà không phát huy được công nghệ 4.0.
Ông Liên cho rằng, Bộ Giao thông không nên lấy ý kiến của các doanh nghiệp taxi mà cần lấy ý kiến của người dân. Đa số người dân sẽ ủng hộ Grab là hợp đồng điện tử như hiện nay, họ sẽ không thích xe Grab gắn mào và hoạt động như taxi truyền thống.
Grabcar được nhiều khách hàng ưa thích sử dụng do giá cước thấp hơn taxi truyền thống, nhiều khuyến mại. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.
“Thời gian qua taxi bị quản lý chặt chẽ gây mất bình đẳng với Grab, do đó cần nới lỏng các điều kiện cho taxi hơn, chứ không phải siết chặt mô hình Grab”, ông Liên nhận định.
Cả nước hiện có 866 đơn vị vận tải với hơn 36.800 phương tiện tham gia thí điểm hợp đồng điện tử. Trong đó TP.HCM có 506 doanh nghiệp, 3 nhà cung cấp phần mềm, với 21.600 xe. TP.Hà Nội có 354 đơn vị vận tải, 7 nhà cung cấp phần mềm, với hơn 15.000 xe.
Hiện xe hợp đồng điện tử chỉ được gắn phù hiệu nhỏ trên xe, không có mào trên nóc nên cơ quan chức năng và hành khách khó phân biệt với taxi truyền thống.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Cảm ơn người lái xe taxi tốt bụng
Đêm 24-8, khi các con đã ngủ say, tôi mới phát hiện ra chiếc điện thoại của mình đã "không cánh mà bay". Lấy điện thoại của chồng để gọi vào máy thì tôi thấy vẫn đổ chuông nhưng không có người nghe.
Nhớ lại, tôi giật mình phát hiện đã để quên nó trên xe taxi vào lúc gần 22 giờ. Nhưng rủi là do trời mưa nên vợ chồng tôi không để ý đó là xe của hãng nào. Chiếc điện thoại là quà tôi được tặng nhân dịp tìm được việc làm, hơn nữa, trong đó chứa nhiều ảnh của gia đình, nên tôi quyết phải tìm bằng được.
Chị Nguyễn Thị Thập, trưởng ca trực bàn giao điện thoại trả người bỏ quên trên taxi, ngày 25-8. Ảnh: Hoàng Lan
Sáng hôm sau, tôi gọi vào số máy của mình nhưng không liên lạc được. Chồng tôi đến nhà hàng nơi đêm qua chúng tôi bắt taxi về nhà (cách nhà gần 20km) để tìm hình ảnh camera nhưng cũng chẳng có kết quả. Tiếp đó, chồng tôi gọi điện đến các hãng xe taxi ở Hà Nội thường xuyên có mặt ở khu vực nhà hàng đón khách để nhờ kiểm tra, tìm giúp và chúng tôi chờ trong vô vọng. 15 giờ ngày 25-8, nhân viên tổng đài của hãng taxi ABC gọi điện và báo cho chúng tôi đến địa chỉ văn phòng giao dịch của hãng tại số 144, đường An Dương Vương, quận Tây Hồ (TP Hà Nội) để lấy lại tài sản để quên.
Tại đây, chị Nguyễn Thị Thập, trưởng ca trực đã bàn giao cho tôi chiếc điện thoại iPhone 6plus cùng hai thẻ ATM của ngân hàng. Nhận lại tài sản bị mất, tôi vô cùng cảm kích. Chị Thập chia sẻ: Trước khi vào làm việc, đơn vị đã tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, đạo đức để đội ngũ lái xe hình thành động cơ và ý thức nhằm giữ gìn chữ tín và hình ảnh của đơn vị với khách hàng. Tất cả các lái xe làm việc tại hãng taxi ABC đều có cam kết trả lại đồ vật, hành lý của khách để quên. Hãng taxi ABC đã bố trí đội thanh tra trực 24/24 giờ để xử lý những vấn đề nảy sinh. Việc lái xe taxi số 621 của hãng taxi ABC có tên Đoàn Khắc Trung Kiên trả lại chiếc điện thoại và hai thẻ ATM cho tôi chỉ là một trong rất nhiều việc làm hằng ngày ở doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách này. Khi về nhà, tìm trên trang web của hãng taxi ABC, tôi nhận thấy chia sẻ của trưởng ca Nguyễn Thị Thập là hoàn toàn có lý, vì trên đó, thông tin về việc hành khách được các tài xế trả lại tài sản để quên trên xe taxi từ đầu năm 2018 đến nay là khá nhiều.
Qua bài viết nhỏ này, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới tài xế Đoàn Khắc Trung Kiên và hãng taxi ABC. Mong rằng những việc làm tốt đẹp như vậy sẽ tiếp tục được phát huy, lan tỏa trong cuộc sống.
ĐỨC TÂM
Theo qdnd.vn
Không còn đón khách bừa bãi, trung tâm quận 1 có 5 điểm đón taxi Sáng 8/8, TP.HCM chính thức khai trương 5 điểm đón taxi tại khu vực trung tâm quận 1. Mô hình này được nhiều người kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng taxi chạy lòng vòng đón khách gây ùn tắc giao thông. S au 6 tháng thí điểm, thành phố sẽ xem xét áp dụng trên diện rộng. Cụ thể, 5 điểm đón...