Bộ Giao thông kiến nghị Hà Nội giữ cầu Long Biên
Sau khi vấp phải nhiều ý kiến không đồng thuận về 3 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị UBND Hà Nội giữ lại nguyên trạng cây cầu gắn bó với lịch sử Thủ đô này.
Theo tìm hiểu của VnMedia, sở dĩ có kiến nghị này là do Hà Nội đã nhiều lần có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng cầu vượt đường sắt đô thị tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi trùng với tim cầu Long Biên cũ để tránh phải giải phóng mặt bằng. Vì vậy, trung tuần tháng 2 vừa qua, sau nhiều lần đưa ra các giải pháp cho cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp tục đưa ra 3 phương án xây mới và cải tạo cây cầu này.
Tuy nhiên, tại văn bản vừa gửi UBND Hà Nội về việc xây mới cầu vượt đường sắt tuyến Yên Viên – Ngọc Hồi, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, sau khi so sánh tổng thể các phương án trong Dự án bảo tồn cầu Long Biên, Bộ Giao thông tiếp tục kiến nghị thành phố lựa chọn phương án xây cầu đường sắt mới cho tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi tại vị trí cách 30m về phía thượng lưu cầu Long Biên thay cho 3 phương án xây mới và cải tạo cầu vừa mới được đưa ra lấy ý kiến vào trung tuần tháng 2 vừa qua.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, phương án xây cầu đường sắt cho tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi mà đơn vị này lựa chọn chính là phương án đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 10469/BGTVT-KHĐT ngày 2/10/2013.
Cụ thể, tại Công văn số 10469/BGTVT-KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về “Huớng tuyến đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Tp. Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I”, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc Bộ Giao thông đã phê duyệt Dự án đầu tư Xây dựng đường sắt đô thị Tp. Hà Nội (tuyến số 1) – Giai đoạn I.
Trong đó, cầu đường sắt vượt sông Hồng được xác định tại vị trí cách cầu Long Biên hiện tại 30m về phía thượng lưu, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kết quả báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt trên cao Hà Nội và cho phép thực hiện “Dự án đường sắt trên cao, đoạn Ngọc Hồi Yên Viên và Dự án cải tạo, khôi phục cầu Long Biên thành 2 dự án riêng biệt”, cũng như trên cơ sở góp ý của UBND Tp. Hà Nội.
Sau khi bị dư luận phản đối về 3 phương án xây mới và cải tạo cầu Long Biên, Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại nguyên trạng cây cầu Long Biên – cây cầu lịch sử của Hà Nội. Ảnh: Vũ Ngọc
Video đang HOT
Cũng theo công văn này, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận giữ nguyên phương án vị trí cầu vượt sông Hồng theo dự án đã được duyệt và giao UBND Tp. Hà Nội sớm phê duyệt chỉ giới đường đỏ theo quy định. Đối với cầu Long Biên cũ, Bộ Giao thông vận tải một lần nữa kiến nghị thực hiện bảo tồn, tôn tạo đúng như cũ.
Trước đó, vào trung tuần tháng 2 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đưa ra 3 phương án xây mới và sửa cầu Long Biên. Phương an 1 la: xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu Long Biên hiên tai, di dơi chín nhip câu cu vê phia thương lưu đê bao tôn. Phương an 2 la xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu hiên tai co kêt câu nhip gian thep tương tư cua câu Long Biên hiên nay như thiêt kê ban đâu năm 1902. Phương an 3 la xây dưng câu mơi co môt phân vi tri tai tim câu hiên tai, giư nguyên cac nhip câu cu đê bao tôn….
Sau khi được đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Giao thông vận tải đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng thuận của các chuyên gia và người dân về việc đòi phá bỏ cây cầu lịch sử của Hà Nội này. Trao đổi với VnMedia, GS Nguyễn Lân Dũng, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cầu Long Biên cũng như Hồ Gươm gắn liền với tâm tưởng của mọi người về Hà Nội. Do đó, khó có thể nghĩ đến một Hà Nội thiếu Hồ Gươm và cầu Long Biên.
“Cây cầu hơn 110 năm tuổi này gắn liền với biết bao kỷ niệm. Từ cuộc rút ra khỏi Hà Nội để bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm, rồi đến những ụ súng dựng ngay trên cầu để bắn thẳng vào phi cơ Mỹ, và hàng chục triệu người đi lại xuôi ngược thường xuyên qua cầu trong trên một thế kỷ. Thế không phải là một di sản quan trọng hay không?. Đụng chạm đến di sản, lại là một di sản thiêng liêng như vậy nhẽ nào không quan tâm đến Luật Di sản?”, GS Nguyễn Lân Dũng nói.
Còn PGS, TS, KST Trần Trọng Hanh, Ủy viên thường vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng kiến trúc, Hội KTS Việt Nam cho rằng: “Cầu Long Biên, mặc dù chưa được cấp nào công nhận nhưng đã trở thành di sản trong lòng người Hà Nội. Do đó, giá trị văn hóa tinh thần phải được đặt lên trên công năng giao thông”.
Xuân Tùng – (ảnh: Vũ Ngọc)
Theo_VnMedia
Di dời cầu Long Biên để xây cầu vượt đường sắt mới?
Bô Giao thông Vận tải vưa co văn ban gửi liên Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng UBND Thành phố Ha Nôi vê phương an vi tri xây câu vươt Hông thuôc dư an xây dưng đường săt đô thi sô 1 Yên Viên - Ngoc Hôi (Ha Nôi) giai đoan I.
Đáng chú ý, trong văn bản trên, đơn vị đầu ngành về giao thông đưa ra 3 phương án liên quan đên viêc xây mơi, bao tôn câu Long Biên do tuyên đương săt nay co hương tuyên trung vơi tuyên đương săt hiên co tư Ha Nôi sang Gia Lâm (qua câu Long Biên).
Theo đó, với phương án 1 được Bộ Giao thông vận tải đưa ra la xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu Long Biên hiên tai và di dơi 9 nhip câu cu vê phia thương lưu đê bao tôn.
Bộ Giao thông vận tải cho rằng, vơi phương an nay, câu mơi se co kêt câu hiên đai, phu hơp vơi xu thê phat triên công nghê, ky thuât xây dưng câu cua thê ky 21. Câu dung cho ca đương săt va đương bô gôm đương săt đôi chay giưa, hai bên canh ga danh cho đương ôtô (xe buyt), xe may va xe thô sơ. Con 9 nhip câu Long Biên đâu câu phia Ha Nôi con nguyên ban se di dơi vê phia thương lưu (cach câu hiên tai 85m) đê bao tôn.
Cầu Long Biên sẽ được khôi phục theo hướng phát triển giao thông đô thị. Ảnh: VnE
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, với phương an này, câu Long Biên hiên nay se đươc bao tôn dang bao tang băng cach gia cô, sưa chưa (nguyên ban) đê khai thac đương bô 2 bên câu phuc vu cho du lich bai giưa sông Hông, đương săt ơ giưa se đăt đâu may đê lam bao tang lưu giư net cô kinh xưa cua câu Long Biên-Ha Nôi.
Ngoài ra, câu cu se đươc đăt trên mô tru xây mơi mô phong hinh dang như cu đông thơi xây dưng 2 trân đia phao phong không cao 11,5m trên bai cat nôi giưa sông Hông va đăt u phao mô phong vê lich sư hao hung cua ngươi Ha Nôi trong 12 ngay đêm cua trân chiên "Điên Biên Phu trên không" năm 1972.
"Phương án 1 sẽ tốn khoảng 867 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và xây dưng cân đến 7.982 tỷ đông," văn bản của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Phương an 2 Bộ Giao thông Vận tải đưa ra la xây dưng câu mơi tai vi tri tim câu hiên tai co kêt câu nhip dan thep tương tư cua câu Long Biên hiên nay như thiêt kê ban đâu năm 1902. Câu mơi đươc dung cho ca đương săt, đương bô (đương săt đôi chay ơ giưa, ô tô, xe may, xe thô sơ đi hai bên canh ga).
Theo phương an nay, viêc bao tôn câu cu la bao tôn sông theo quan điêm bao tôn va phat triên. Xây câu mơi co hinh dang tương tư câu cu nhưng công năng thay đôi va công trinh vân khai thac theo nhu câu phat triên giao thông đô thi. Phương án này cần khoảng 867 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và cần 9.094 tỷ đồng để xây dựng.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra phương an 3 la xây dưng câu mơi co môt phân vi tri tai tim câu hiên tai, giư nguyên cac nhip câu cu đê bao tôn.
Cụ thể, cac nhip câu mơi đâu phia Gia Lâm se đi trung tim câu hiên tai do cac nhip câu phia nay đa bi bom My đanh hong nên không co kha năng bao tôn; đâu phia Ha Nôi se xây cac nhip cach tim câu hiên tai khoang 30m vê phia thương lưu đê tranh xâm pham đên câu Long Biên hiên tai. Thưc hiên phương an nay se giư lai 9 nhip câu con nguyên ban phia Ha Nôi đê bao tôn mang tinh nguyên ban, nghia la giư nguyên câu cu không thay đôi vi tri va kêt câu.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cũng nhìn nhận, phương án 3 này phải cần đên số tiền là 989 tỷ đông giải phóng mặt bằng và cân 9.389 tỷ đông xây dựng, gần tương đương với phương án 2.
Trên cơ sở so sánh tổng hợp các phương án kết cầu và bảo tồn cầu Long Biên cũ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, ca 3 phương an trên diên tich chiêm dung đât cua dư an khoảng hơn 60.000m2 va di dơi hơn 600 nha dân.
"Sau khi có sự so sánh giữa các phương án, Bộ Giao thông Vận tải nhận thấy phương an 1 co ưu điêm vươt trôi vê kinh tê, ky thuât, kiên truc va bao tôn câu Long Biên cu cung như vê giai phong măt băng," Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng từ năm 1898. Trong những năm 1898 - 1903 chỉ có xe lửa chạy giữa và 2 bên là đường bộ hành. Sau đó 3 năm tiếp theo mới mở dần ra hai bên và đến năm 1930 xe ôtô mới được phép qua cầu. Hiện nhiều mấu trụ cầu bị hư hỏng, xuống cấp. Từ nhiều năm nay, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đường sắt Việt Nam nghiên cứu phương án khôi phục cây cầu là biểu tượng văn hóa của người Hà Nội này.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
"Muốn bảo tồn cầu Long Biên thì phải giữ hình dáng, chức năng ban đầu" "Muốn bảo tồn cầu Long Biên thì phải giữ đúng hình dáng ban dầu, với chức năng là cây cầu cho đường sắt, người đi bộ và xe cơ giới nhẹ. Nếu không như vậy, nó không còn là cây cầu Long Biên trước đây nữa", GS. TSKH Lã Ngọc Khuê, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải trao đổi với VnMedia....