Bộ Giao thông khẳng định chưa phạt xe không chính chủ
Xung quanh việc xử phạtxe không chính chủ, trả lời chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng thêm một lần nữa khẳng định, tiếp thu ý kiến của người dân, Bộ giao thông vận tải nhận thấy, điều khoản phạt những người không chuyển quyền sở hữu phương tiện tính khả thi chưa cao.
Tối 17/3, trả lời chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, trước những băn khoăn của người dân về quy định phạt với người điều khiển phương tiện không chính chủ và người đội mũ bảo không đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, việc phạt việc không chuyển quyền sở hữu phương tiện, đã có từ năm 1995.
Trải qua nhiều năm thực hiện với nhiều nghị định hướng dẫn, luật giao thông đường bộ đã bộc lộ nhiều điều bất cập, cần phải bổ sung, sửa đổi nhằm đảm bảo tính đồng bộ. Tiếp thu ý kiến của người dân và của cơ quan chức năng, Bộ giao thông vận tải nhận thấy điều khoản phạt những người không chuyển quyền sở hữu phương tiện tính khả thi chưa cao.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ thêm, đặc biệt là quy trình xác minh thế nào là chính chủ, thế nào là chưa chuyển quyền sở hữu. Khi có đầy đủ các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ thì lúc đó sẽ bổ sung vào Nghị định, hoặc đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật khác cho hợp lý.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, điều khoản phạt những người không chuyển quyền sở hữu phương tiện tính khả thi chưa cao. Ảnh: Xuân Tùng
Đây là lần thứ 2 người đứng đầu ngành giao thông khẳng định sẽ rút quy định xử phạt chủ xe không sang tên đổi chủ ra khỏi Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt sắp trình Chính phủ tới đây.
Lần trước, tại cuộc họp tổng hợp ý kiến các ban, ngành của Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt lần thứ 3, mặc dù đại diện Bộ Công an và Tư pháp cho rằng, cần phải phạt hành vi không sang tên đổi chủ vì đã có quy định từ lâu và sẽ giúp công tác quản lý được thuận lợi hơn nhưng Bộ trưởng Thăng vẫn nêu quan điểm cho rằng, nên rút quy định xử phạt xe không chính chủ ra khỏi dự thảo nghị định.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc phạt xe không sang tên đổi chủ, luật đã có, các nghi định 15, 34, 71 cũng đã có. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều và tinh khả thi không cao vì thế nên đưa ra khỏi nghị định lần này để Bộ Giao thông cùng các đơn vị xem xét lại các văn bản rồi bổ sung sau cho rõ ràng hơn, minh bạch hơn.
“Chúng ta phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến người dân. Hiện trong hơn 300 ý kiến người dân gửi góp ý cho dự thảo nghị định, hầu hết các ý kiến đều không đồng thuận với việc xử phạt xe không chính chủ, do đó nếu các thành viên trong Ban soạn thảo, nếu thống nhất được thì thông qua còn không sẽ để lại trình lên Chính phủ quyết”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp sẽ bị phạt
Liên quan đến quy định chất lượng mũ bảo hiểm với người đi xe môtô, xe máy khi tham gia giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, trong dự thảo lần này sẽ bổ sung thêm việc xử phạt những người có đội mũ nhưng không đủ 3 bộ phận là: phần vỏ cứng, lớp đệm chống xung động đây là phần quan trọng nhất bảo vệ cho chấn thương sọ não khi bị tai nạn và bộ phận thứ ba là quai đeo.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, dự thảo sẽ không đề cập đến việc phạt người dân khi tham gia giao thông điều khiển phương tiện là không đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng, đúng quy chuẩn hoặc là mũ bảo hiểm rởm. Bởi vì thực tế người dân không phân biệt được những điều này, đây là trách nhiệm của cơ quan chức năng và hiện Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đang làm rất tốt việc này. Đó là việc truy quét, kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất mũ bảo hiểm rởm, mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Người đứng đầu ngành giao thông tin rằng, thời gian sắp tới mũ bảo hiểm rởmkém chất lượng không đạt tiêu chuẩn, mũ bảo hiểm rởm sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Bộ trưởng Bộ Giao thông nhắn gửi, người dân nên chọn mua mũ có đủ 3 bộ phận (vỏ cứng, lớp đệm chống xung động và quai đeo) để đảm bảo an toàn cho tính mạng của chính mình và gia đình mình, góp phần tạo ra một xã hội an toàn, an ninh tốt hơn.
“Sắp tới Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ chỉ đạo Ủy ban An toàn giao thông các địa phương thực hiện chương trình đổi mũ bảo hiểm giả lấy mũ thật, có trợ giá nhằm đảm bảo an toàn và giảm chi phí cho người dân”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Theo vietbao
Xe chính chủ: Phạt khi giấy tờ quá hạn
Từ 15/4, nếu quá 30 ngày kể từ khi lập giấy mua, bán phương tiện mà chưa sang tên sẽ bị xử phạt.
Kể từ ngày Nghị định 71 có hiệu lực, câu chuyện về xe chính chủ được "hâm nóng". Bộ Công an đã phải gửi văn bản yêu cầu CSGT tạm hoãn, chưa kiểm tra, xử phạt lỗi này thông qua xử lý vi phạm trên đường và chờ văn bản, quy định, hướng dẫn mới.
Và mới đây, Bộ Công an ban hành Thông tư 11/2013. Theo đó, lỗi "không sang tên đổi chủ xe" sẽ tiếp tục bị xử phạt từ ngày 15/4.
Tuy nhiên, Thông tư này nêu: "xử phạt trường hợp quá thời gian 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định".
Trong thông tư cũng quy định, xe đang lưu thông trên đường, CSGT không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định".
Theo đó chỉ xử phạt lỗi này thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự.
Căn cứ để ra quyết định xử phạt vẫn phải có giấy mua bán hợp lệ đã quá hạn mà chưa sang tên (Ảnh minh họa)
Thực tế từ trước đến nay, qua tìm hiểu của chúng tôi, CSGT tại các địa phương chỉ xử phạt lỗi này khi có đủ căn cứ là "giấy tờ chuyển nhượng hợp lệ đã được lập" và quá 30 ngày.
Lãnh đạo Phòng CSGT một địa phương cho rằng, về cơ bản, Thông tư mới vẫn không thay đổi nhiều so với quy định trước đây. Căn cứ để ra quyết định xử phạt vẫn phải có giấy mua bán hợp lệ đã quá hạn mà chưa sang tên. Chỉ có điều khác là, CSGT không được dừng xe để kiểm soát, xử lý lỗi này trên đường nữa.
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, đơn cử tại Hà Nội, thông qua công tác đăng ký, lâu nay việc xử phạt vẫn thực hiện đúng như vậy. Theo quy định, làm thủ tục sang tên, phải xuất trình giấy mua bán, chuyển nhượng có công chứng. Nếu phát hiện giấy này quá hạn 30 ngày, đó mới là căn cứ để xử phạt.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị đưa nội dung xử phạt lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" ra khỏi Dự thảo Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thay thế Nghị định 71) để trình Chính phủ.
Để tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục sang tên đổi chủ xe, mới đây, Bộ Công an tiếp tục ban hành Thông tư 12/2013/TT-BCA. Theo đó, từ 15/4 tới đây, người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển nhượng mà không tìm lại được chủ cũ, vẫn có thể được làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Tuy nhiên, việc "nới lỏng" quy định này chỉ diễn ra đến ngày 31/12/2014. Thời gian này nếu ai mua xe đã lâu mà vẫn cố tình không đi làm thủ tục sang tên đổi chủ, sau năm 2014 sẽ không còn cơ hội.
Theo 24h
Đã có 'lối thoát' cho xe không chính chủ Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 12 năm 2013 nhằm sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư 36 năm 2010 về quy định đăng ký xe. Theo thông tư này, việc giải quyết đăng ký xe đối với trường hợp xe đã đăng ký, chuyển nhượng qua nhiều người sẽ tiến hành từ ngày 15-4-2013 tới ngày...