Bộ Giao thông đề xuất dừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy
Hai bộ Giao thông và Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị sửa Nghị định 18 để ngừng thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy do có quá nhiều bất cập liên quan đến việc thu và chế tài xử phạt.
Chiều 14/7, tại cuộc họp về hoạt động của Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương, ông Lê Hoàng Minh, Chánh Văn phòng Quỹ cho biết, hiện một số địa phương có kiến nghị về việc dừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy trong khi đa số địa phương vẫn muốn tiếp tục. Qua việc lấy ý kiến về việc có nên tiếp tục thu hay không thì có đến 30/32 địa phương bày tỏ quan điểm đồng thuận và kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách này. Chỉ có hai tỉnh là Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị bỏ thu loại phí này.
Nhiều cử tri Hà Nội cho rằng, việc thu phí bảo trì đường bộ xe máy mỗi địa phương một kiểu, có nơi thậm chí không thu nên không công bằng. Ảnh minh họa:Bá Đô
Tuy nhiên, đại diện các bộ Tài chính, Kế hoạch đầu tư và các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông thừa nhận, việc thu phí đường bộ đối với xe máy đang gặp một số khó khăn, bất cập. Do đó, có thể cân nhắc việc dừng thu loại phí này nhưng cũng cần lấy ý kiến đầy đủ các địa phương để tạo sự đồng thuận.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, lãnh đạo Bộ rất băn khoăn việc nên hay không thu phí bảo trì đường bộ với xe máy bởi liên quan đến ngân sách của các tỉnh, nếu không thu phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương. Đối với TP. HCM và Hà Nội, nguồn thu từ phí bảo trì đường bộ với xe máy không đáng kể so với nguồn thu khác trên địa bàn nhưng với các tỉnh khác thì lại rất cần. Song nếu thực hiện mà không có chế tài xử lý người không nộp phí thì sẽ rất khó thu, không đạt hiệu quả.
Video đang HOT
“Bộ Giao thông và Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị cho sửa Nghị định 18 để dừng thu loại phí này. Trong khi đó, việc thu phí đường bộ với ôtô cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa”, Bộ trưởng cho biết.
Thời gian qua, Hội đồng nhân dân các tỉnh thành như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đều tỏ ý muốn ngừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy theo nguyện vọng của cử tri. Theo Chủ tịch HĐND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hội đồng ủng hộ bỏ phí bảo trì đường bộ với xe máy vì nhiều bất cập. Đơn cử như phương thức thu, việc thôn làng, tổ dân phố đi thu tiền gặp nhiều khó khăn. Không ai kiểm tra việc này như thế nào cho nên người nộp người không. Ngoài ra, việc xử phạt người không nộp phí cũng chưa có quy định nên gây bất bình đẳng.
Theo Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương cho biết, đến 30/6, ôtô nộp phí qua 132 trạm đăng kiểm trên cả nước đạt khoảng 2.784 tỷ đồng/4.838 tỷ đồng kế hoạch. Bình quân số thu một ngày tại các trạm đăng kiểm trên địa bàn cả nước là 22,3 tỷ đồng. Dự kiến phí sử dụng đường bộ năm 2015 sẽ tăng khoảng 413 tỷ đồng so với năm trước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Khánh Hòa tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ với xe máy
Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa V (2011-2016) ngày 8/7 đã thông qua Nghị quyết về việc tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh này.
Khánh Hòa tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh này.
Báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri ngày 8/7, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện nay công tác tổ chức thu phí sử dụng đường bộ rất khó khăn vì nhiều nguyên nhân như: ý thức chấp hành của một số người dân chưa cao; chi phí đi thu thấp, việc xử phạt chưa nghiêm; do quy định việc triển khai thu áp dụng thủ công, thu trên đầu phương tiện...
Ngoài ra, để thu được phí phải huy động một lực lượng rất lớn người thu từ các tổ dân phố, thôn xóm đẫn đến tốn kém công sức nhưng hiệu quả không cao; số thu phí sử dụng đường bộ giảm dần. Cụ thể, năm 2013 là hơn 9,7 tỷ đồng; năm 2014 là hơn 5,4 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2015 chỉ còn hơn 650 triệu đồng nên tạo sự không bằng giữa người nộp và người không nộp phí.
Từ thực tế người dân còn chịu nhiều khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp các quỹ ngoài ngân sách nên kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua Nghị quyết tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh này để chia sẻ với khó khăn của người dân.
Bên cạnh đó, cũng tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng ra Nghị quyết thông qua Đề án thành lập huyện mới với tên gọi Tân Định tách ra từ thị xã Ninh Hòa. Theo đó, trụ sở của huyện Tân Định dự kiến đặt tại thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân. Huyện có diện tích tự nhiên trên 80.000 ha, dân số 102.291 người với 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Tây, Ninh Hưng, Ninh Phụng, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Tân, Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Trung và Ninh Sơn.
Thị xã Ninh Hòa còn lại 15 đơn vị hành chính cấp xã (7 phường, 8 xã) với diện tích tự nhiên trên 39.000 ha, dân số 136.729 người. Sau khi Nghị quyết được thông qua, UBND tỉnh tiếp tục hoàn tất hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Ngoài ra, tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng thông qua Nghị quyết các đơn vị hành chính cấp xã đủ điều kiện công nhận xã đảo, bao gồm: thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa; xã Cam Bình thuộc TP Cam Ranh, xã Vạn Thạnh thuộc huyện Vạn Ninh và phường Vĩnh Nguyên thuộc thành phố Nha Trang. Việc công nhận này là cụ thể hóa Luật Biển Việt Nam và Quyết định 569 của Thủ tướng Chính phủ về các tiêu chí, điều kiện, thủ tục để được công nhận xã đảo.
Sau khi được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ hoàn tất thủ tục, hồ sơ gởi Bộ Nội vụ thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Thủy Nguyên
Theo Dantri
30 địa phương vẫn muốn thu phí bảo trì đường bộ với xe máy Trước việc một số địa phương muốn ngừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy, ông Lê Hoàng Minh, Chánh văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ cho biết, có khoảng 30 địa phương được lấy ý kiến vẫn đồng tình tiếp tục thu. Trao đổi với VnExpress ngày 9/7, ông Lê Hoàng Minh, Chánh văn phòng Quỹ bảo trì đường...