Bộ Giao thông chấp thuận đề án thí điểm của Uber
Đề án thí điểm gọi xe điện tử của Uber tại Việt Nam được Bộ Giao thông đánh giá đã hoàn thiện đầy đủ.
Chiều 10/4, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cho biết, Uber Việt Nam đã bổ sung, hoàn thiện đầy đủ các điều kiện trong dự án thí điểm theo yêu cầu 2 tháng trước đó của Bộ. Tuy nhiên, Uber Việt Nam còn cần được sự chấp thuận của các địa phương khi đăng ký hoạt động.
Lý giải việc từ chối đề án thí điểm lần gần đây nhất vào tháng 2, lãnh đạo Bộ Giao thông cho biết, việc Công ty Uber BV (công ty mẹ tại Hà Lan) uỷ quyền cho Uber Việt Nam tham gia đề án thí điểm và thực hiện các nghĩa vụ trong Quyết định số 24 là chưa phù hợp. Ứng dụng Uber có tính năng hoạt động tương tự “ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử” nên cần được thực hiện các thủ tục đăng ký với Bộ Công thương. Bộ Giao thông yêu cầu Uber Việt Nam khi chưa hoàn thiện các nội dung của Đề án để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam thì không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành.
Ứng dụng gọi xe điện tử đang được nhiều khách hàng ưu chuộng. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Video đang HOT
Uber đã nhiều trình đề án cho phép thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách tại thị trường Việt Nam. Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải từng trả lại đề án của Uber với lý do công ty này không thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trước nhu cầu sử dụng ứng dụng gọi xe điện tử, Bộ Giao thông đã cho phép một số doanh nghiệp lập đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng trong 3 năm. Đề án của Grab đã được Bộ thông qua vào dịp đầu năm nay.
(Theo VnExpress)
Uber sử dụng phần mềm để qua mặt nhà chức trách
Trong nhiều năm qua, hãng Uber đã sử dụng một phần mềm qua mặt nhà chức trách để tránh bị phát hiện khi hoạt động tại những nơi không được cấp phép.
Uber đã sử dụng một phần mềm qua mặt nhà chức trách - Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters cho biết Uber khẳng định trong nhiều năm qua, hãng này đã sử dụng một phần mềm tên Greyball để tránh nhà chức trách phát hiện tại những thị trường hãng này bị cấm hoặc gặp hạn chế từ luật pháp.
New York Times là tờ đầu tiên phát hiện ra phần mềm Greyball, trong đó Uber dùng dữ liệu khách hàng cũng như các phương thức khác để xác định và cản trở nhân viên công quyền phạt hoặc bắt tài xế của họ tại những thành phố cấm dịch vụ này.
New York Times cho biết Greyball được bắt đầu sử dụng vào đầu năm 2014. Ban đầu Greyball dùng để đánh dấu những khách hàng có dấu hiệu hành hung tài xế Uber. Nhưng dần dần, Uber thấy rằng phần mềm này cũng giúp họ đánh dấu được các nhân viên công quyền muốn phạt họ.
Hãng Uber viết trong một email mô tả phần mềm Greyball rằng nó dùng để từ chối dịch vụ đối với những khách hàng có thể vi phạm nội quy dịch vụ, bao gồm hành hung tài xế, các đối thủ muốn phá dịch vụ của hãng và các đối thủ liên hệ với nhân viên công quyền bí mật thực hiện các cuộc gài bẫy tài xế Uber.
Theo New York Times, Greyball cho phép hiện lên một xe "Uber ma" hoặc báo không có xe trên ứng dụng Uber với mục đích lừa nhà chức trách. Greyball cũng khiến các tài xế taxi không tìm ra được vị trí của xe Uber.
Bộ phận pháp lý của Uber đồng ý sử dụng phần mềm Greyball ở những nơi Uber không hoàn toàn bị cấm. Uber cũng nói rằng do ngày nay hãng được quyền khai thác ở nhiều nơi hơn nên việc sử dụng phần mềm này cũng giảm đi.
Một nữ phát ngôn của hãng Uber cho biết hiện phần mềm Greyball vẫn còn được sử dụng tại 15 bang của Mỹ, nơi tài xế của họ có thể bị bắt hoặc phạt vì chưa có luật rõ ràng. New York Times nói rằng ngoài Mỹ, Greyball còn được sử dụng tại Pháp, Úc, Trung Quốc, Ý và Hàn Quốc.
Trong diễn biến song song, ngày 3-3 (giờ Mỹ), hai nhân vật cao cấp của Uber đã ra đi. Ed Baker, phó chủ tịch phát triển và sản phẩm của Uber, ra đi sau bốn năm với lý do không được tiết lộ.
Charlie Miller, nhà nghiên cứu bảo mật nổi tiếng nhất của Uber, viết trên twitter tuyên bố ra đi sau thời gian làm việc một năm rưỡi.
(Theo Tuổi Trẻ)
Hà Nội muốn gắn phù hiệu cho Uber và Grab Hai loại hình vận tải trên được đưa vào nhóm xe hợp đồng dưới 9 chỗ và dự kiến phải có phù hiệu mới được hoạt động. UBND TP Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Quy định điều chỉnh hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn để lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức...