Bộ Giao thông bàn giao trục cầu đường trên cao đẹp nhất Hà Nội
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định bàn giao phần tầng 2 mặt cầu Thăng Long và tuyến đường trên cao vành đai 3 cho Hà Nội quản lý khai thác, bảo trì.
Các hạng mục công trình được bàn giao cho UBND TP Hà Nội tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 và mặt cầu đường bộ tầng 2 cầu Thăng Long, gồm: Phần mặt đường xe chạy tầng 2 cầu Thăng Long trong phạm vi 15 nhịp dàn thép; phần lề bộ hành, lan can, hệ thống hộ lan, hệ thống thoát nước mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông; 6 khe co giãn trên phần dầm thép và 4 khe co giãn trên phần đường dẫn hai đầu cầu.
Đoạn tuyến đường trên cao Mai Dịch – Nam Thăng Long, Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án Thăng Long phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND TP Hà Nội tổ chức bàn giao các hạng mục nêu trên; hoàn thiện các thủ tục pháp lý để giao tài sản cho UBND TP Hà Nội theo đúng quy định của Nghị định số 33 ngày 23/4/2019 của Chính phủ; giải quyết các vấn đề liên quan, đảm bảo công tác quản lý khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.
Về phía UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án Thăng Long thực hiện các thủ tục tiếp nhận.
Video đang HOT
Trong quá trình hoàn thiện các thủ tục bàn giao tài sản, UBND TP Hà Nội có trách nhiệm quản lý, bảo trì, đảm bảo công tác quản lý khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.
Trước đó, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư dự án gần 270 tỷ đồng đã được đưa vào khai thác ngày 7/1/2021.
Với giải pháp sửa chữa bằng kết cấu mặt cầu liên hợp nhẹ sử dụng công nghệ hàn đinh neo plasma và bê tông siêu tính năng, sau đó thảm bê tông nhựa polime đảm tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng tối thiểu là 30 năm và lớp phủ bê tông nhựa polime là 10 năm.
Việc sửa chữa cầu Thăng Long được giới chuyên môn đánh giá bảo đảm đồng bộ, lưu thông thông suốt và an toàn giao thông trên tuyến đường vành đai 3, giảm tải cho cầu Nhật Tân và tuyến đường cửa ngõ của thành phố, tạo sự liên kết giữa các vùng.
Dự án xây dựng đường trên cao vành đai 3 Mai Dịch – Nam Thăng Long được thông xe ngày 11/10/2020. Dự án do Bộ GTVT là chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng.
Đoạn tuyến Mai Dịch – Nam Thăng Long có chiều dài 4,59 km, điểm đầu tại Km0 130, phía Bắc cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối tại Km5 497,72 phía Nam cầu Thăng Long. Vận tốc thiết kế 80 km/h.
Hai dự án này sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác đã kết nối đồng bộ và thông suốt trục giao thông đẹp nhất Hà Nội theo tiêu chuẩn đường cao tốc, từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long.
Trục giao thông này đã tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, 5, 6, 32, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ – Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Bộ Giao thông thông tin về tiến độ dự án trọng điểm cao tốc Bắc - Nam
Theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 2.063 km, tính đến nay, trên toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư.
Nội dung trên được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giải trình báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về Dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Theo quy hoạch, cao tốc Bắc - Nam phía Đông có hơn 2.000 km (Ảnh: NQ).
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Cà Mau dài 2.063 km. Tính đến nay, trên toàn tuyến đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư.
Tại Tờ trình số 568 trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất đầu tư 729 km trên các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau. Còn lại 27 km bao gồm cầu Cần Thơ 2 và đoạn Hòa Liên - Túy Loan.
Về tiến độ dự án cầu Cần Thơ 2, theo Bộ GTVT hiện việc lưu thông từ TPHCM qua sông Hậu đến các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thông qua cầu Cần Thơ trên quốc lộ 1 (QL1) và cầu Vàm Cống. Bên cạnh đó, Chính phủ đang chỉ đạo hoàn chỉnh thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án cầu Đại Ngãi trên QL60 với quy mô 4 làn xe, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
Theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, với năng lực khai thác hiện tại của cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống và cầu Đại Ngãi (dự kiến hoàn thành năm 2026), việc đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ 2 dài khoảng 15 km bao gồm cả đường dẫn 2 đầu cầu sẽ triển khai trong giai đoạn 2026-2030.
Đối với đoạn Hòa Liên - Túy Loan, Bộ GTVT cho biết trước đây đoạn tuyến này thuộc dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan. Tuy nhiên, do khó khăn trong cân đối nguồn lực nên mới chỉ hoàn thành đoạn La Sơn - Hòa Liên (đầu TP Đà Nẵng). Hiện, Chính phủ đã cân đối vốn ngân sách đầu tư đoạn Hòa Liên - Túy Loan (dài 12 km) theo dự án độc lập.
Cũng theo Bộ GTVT. Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan được đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thời gian thực hiện dự án từ 2021-2025.
Bộ Giao thông đề xuất nguồn vốn "khủng" cho 6 dự án trọng điểm Hơn 120.700 tỷ đồng là mức vốn Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất trong văn bản vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho 6 dự án giao thông lớn, từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của Chính phủ và kết luận của Chủ tịch Quốc...