Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động học sinh, giáo viên tham gia diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm… cùng tất cả các sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn Hà Nội tham gia tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa bão.
Bộ GD&ĐT huy động học sinh, giáo viên tham gia dọn vệ sinh, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh minh họa
Hiện tại, đang là thời điểm mùa mưa dịch bệnh sốt xuất huyết được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng.
Theo đó, nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường học, Bộ GD&ĐT đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo chủ động phối hợp với các sở y tế và cơ quan liên quan của địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định, văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Đặc biệt phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
Theo đó, huy động toàn bộ học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại nhà trường, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại các trường học, khu nhà ở tập thể, nhà trọ, ký túc xá, tại gia đình và cộng đồng.
Cụ thể là lật úp các dụng cụ chứa nước, thu gom loại bỏ các vật phế thải có khả năng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước – nơi muỗi dẻ trứng để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để phối hợp xử lý triệt để ổ dịch.
Trong việc chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới, Bộ y tế cũng đã khuyến cáo mọi người dân thực hiện 6 biện pháp phòng chống sau đây:
1 – Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2 – Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn.
Video đang HOT
3 – Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vô xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
4 – Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5 – Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6 – Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế dễ được khám và tư vấn điều trị. Không tự điều trị tại nhà.
Lương Minh
Theo congluan.vn
Giáo sư Trần Hồng Quân: Các trườnng sư phạm nên theo hướng đa ngành nghề
Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm.
Thông tin từ Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên bao gồm 15 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa ngành, 30 trường cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 2 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành có đào tạo giáo viên mầm non được phân bố ở khắp các vùng, miền, địa phương.
Những số liệu này cho thấy, hầu như ở mỗi tỉnh, thành phố đều có ít nhất một trường sư phạm, đặc biệt tập trung nhiều ơ một số thành phố lơn như Ha Nôi va thanh phô Hô Chi Minh. Nếu tính trung bình thì mỗi tỉnh (thành) hiện có từ 02 đến 04 cơ sở đào tạo tham gia công tác đào tạo giáo viên.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã và đang là yêu cầu cấp bách. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo giáo viên - nhân tố chính tạo nên sự thay đổi.
Đồng thời phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của hệ thống trường sư phạm hiện tại (như hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên phân bố quá dàn trải, nguồn lực bị phân tán, nhiều trường sư phạm có quy mô nhỏ, chất lượng đào tạo thấp; chức năng đao tao của nhiều cơ sở con trùng lặp, chồng chéo...)
Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên chúng ta tìm hướng đi cho ngành sư phạm. bởi lẽ những năm 90 của thế kỉ XX, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân đã nhắc tới vấn đề này nhiều lần.
Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm. (Ảnh: Trinh Phúc)
Để minh chứng cho điều đó, hôm nay, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trích dẫn lại phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân tại Hội nghị chuyên đề "Quy trình đào tạo mới trong các trường đại học" tổ chức ở Hà Nội vào tháng 10/1990.
Cụ thể, khi đó, Bộ trưởng Trần Hồng Quân nêu rõ:
Đào tạo đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ngành sư phạm. Hiện nay cả nước có 80 vạn giáo viên phổ thông các cấp. Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì đội ngũ này vẫn bám trường, bám lớp để duy trì hệ thống giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, sự đối xử của xã hội đối với giáo viên phổ thông rất không thỏa đáng. Họ phải chấp nhận mức thu nhập thiệt thòi vì đối với đa số giáo viên không có các khoản thu nhập nào khác ngoài lương.
Do đó địa vị xã hội của người giáo viên rất thấp. Kết quả là các trường sư phạm rất khó tuyển chọn học sinh giỏi, có những ngành không tuyển đủ người đi nghiên cứu sinh.
Tuy rằng cũng có một số người tâm huyết với nghề sư phạm nhưng nhìn chung toàn đội ngũ thì thật đáng lo ngại. Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các cấp cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan đến kinh phí nhà nước cấp.Nhiều năm như vậy, nhiều thế hệ như vậy cứ thế kế tiếp nhau, dẫn tới hiện tượng "lịm dần" về chất lượng đào tạo của các trường sư phạm, ảnh hưởng sâu xa đến chất lượng nền giáo dục quốc dân.
Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn địa phương đã hết chỉ tiêu nhận giáo viên. Do vậy nếu không tính toán cách khác thì xu hướng tất yếu là phải ngừng việc đào tạo giáo viên các trường sư phạm.
"Để giải quyết bế tắc này, chúng ta cần thay đổi quan niệm. Đó là: Các trường sư phạm không nên chỉ đào tạo giáo viên phổ thông và giáo viên phổ thông cũng không nên chỉ được đào tạo ở các trường sư phạm.
Các trường đại học sư phạm nên được tổ chức lại để trở thành những trường khoa học cơ bản đào tạo giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý xã hội, đồng thời đào tạo nguồn vào giai đoạn II cho các trường đại học chuyên ngành khác.
Đại học sư phạm cũng nên là một trường đào tạo nhiều cấp: cả đại học, cả cao đẳng, cả sư phạm cấp 1, sư phạm mẫu giáo...", Bộ trưởng Trần Hồng Quân nói.
Theo Bộ trưởng Quân, với cách đặt vấn đề như vậy, các trường đại học sư phạm sẽ có nhiều mục tiêu đào tạo.
Các vụ chức năng của Bộ như Đào tạo Đại học, đào tạo - bồi dưỡng, kế hoạch tài vụ... phải phối hợp với nhau để giúp các trường đại học sư phạm làm điều đó.
Ngoài ra, cần phải thống nhất khung kế hoạch học tập ở giai đoạn I của các trường đại học tổng hợp và đại học sư phạm ở mức độ cao để đảm bảo sự liên thông sinh viên sau giai đoạn I giữa 2 loại trường này. Ở một số nơi có điều kiện chín muồi nên nhập các trường đại học sư phạm và đại học tổng hợp lại làm một.
Trong tương lai, các trường sư phạm địa phương sẽ dần chuyển thành các trường đa ngành. Mặt khác, một số loại hình giáo viên phổ thông nên được đào tạo ở các trường đại học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thật, thể dục thể thao... Theo hướng đó cần sớm thành lập ở những trường này các khoa hoặc bộ môn sư phạm.
Thí dụ, đại học Sư phạm Quy Nhơn sẽ không còn lý do tồn tại nữa nếu chỉ đào tạo giáo viên. Sắp tới, Bộ có thể sẽ giao thêm cho trường này nhiệm vụ đào tạo giai đoạn I của các ngành nông nghiệp, kinh tế...
Dần dần, trường này sẽ đào tạo cả 2 giai đoạn và nó sẽ trở thành đại học Đại học Quy Nhơn cũng giống như đại học Cần Thơ, đại học Tây Nguyên ...
Còn tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng toàn quốc 8/1992, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân nhấn mạnh:
Để tạo điều kiện phát triển các trường sư phạm cần tạo ra sự hỗ trợ của toàn hệ thống đại học đối với hệ sư phạm, đó là:
Thứ nhất, các trường đại học, cao đẳng khác cần tham gia đào tạo giáo viên các bộ môn (như kỹ thuật, nghệ thuật...)
Thứ hai, các trường đại học và cao đẳng sư phạm có thể mở rộng ngành nghề đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa tận dụng tiềm lực của nhà trường; bằng cách này có thể tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.
Và cuối cùng, ngành sư phạm, khoa học giáo dục phải được phát triển, đó là điều khẳng định, sự liên kết đa dạng của hệ thống đại học, cao đẳng sư phạm với hệ thống đại học, cao đẳng là một con đường sớm có hiệu quả để nâng cao chất lượng phát triển ngành sư phạm...
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Nên cho mở trường phổ thông tư thục thực hành trong trường sư phạm Nếu các trường sư phạm mở được trường phổ thông tư thục thì sẽ góp phần giải quyết được một phần không nhỏ cho giáo dục nước nhà. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiên nay, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên bao gồm 15 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa...