Bộ Giáo dục trả lời: Chưa thể bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên
Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần sửa các quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017.
Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học khiến cho nhiều thầy cô giáo vui mừng. Tuy nhiên, giờ đây các thầy cô quan tâm là liệu có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm, thăng hạng không?
Trước những thắc mắc của giáo viên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, đây là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.
ảnh minh họa: Thùy Linh
Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33);
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 Điều 26).
Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Việc ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phải phù hợp, không được trái với quy định của hệ thống pháp luật, không được vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Video đang HOT
Do đó, nội dung quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập (và tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV trước đây) là thực hiện quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
Vì vậy, muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng mở rộng quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế.
Do đó, nếu Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi theo hướng nói trên thì giáo viên có thể sử dụng chứng chỉ/chứng nhận bồi dưỡng chuyên ngành để thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Thừa chứng chỉ hạng này thiếu chứng chỉ hạng kia, nhiều giáo viên mất tiền oan
Tình trạng khi thừa chứng chỉ hạng này lại thiếu chứng chỉ hạng kia khiến mất một khoản tiền oan vô ích đang xảy ra tràn lan trong nhiều trường học hiện nay.
Ngày 2/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư số 01; 02; 03; 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường học công lập.
Thiếu thông tin nhiều giáo viên sẽ học chứng chỉ không đúng như hạng mình đang yêu cầu (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Vì liên quan đến việc xếp lương nên giáo viên các cấp bắt đầu đổ xô đi học để bổ sung văn bằng, chứng chỉ (bằng đại học, thạc sĩ và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp) theo yêu cầu.
Khổ nỗi, học bổ sung văn bằng lại không có vấn đề gì vì chỉ có học đại học hoặc học thạc sĩ. Thế nhưng, mỗi hạng giáo viên lại tương ứng với một chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khác nhau. Vì thế, các thầy cô giáo như lạc vào mê cung với mớ bòng bong chứng chỉ.
Trên các trang mạng, các diễn đàn giáo viên hàng trăm câu hỏi về việc có nên đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không? Hoặc nên đi học chứng chỉ hạng nào mới phù hợp?
Người hỏi không biết, người trả lời cũng mơ hồ làm thông tin bị nhiễu. Nhiều thầy cô giáo nôn nóng đã đăng ký học thí học đại cho có chứng chỉ. Thế rồi, khi cầm tờ chứng chỉ trên tay đã phải dở khóc dở cười vì học nhầm.
Chứng chỉ cần lại không học mà học ngay cái chứng chỉ chưa cần (ít nhất hàng chục năm sau mới cần đến). Tình trạng khi thừa chứng chỉ hạng này lại thiếu chứng chỉ hạng kia khiến mất một khoản tiền oan vô ích đang xảy ra tràn lan trong nhiều trường học hiện nay.
Nhiều thầy cô khóc dở mếu dở vì mất tiền học chứng chỉ nhưng không dùng được
Theo hướng dẫn của các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì bắt buộc tất cả giáo viên các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng tương ứng.
Cũng do nôn nóng lại chưa hiểu kỹ hướng dẫn của thông tư nên không ít giáo viên tiểu học đang dạy hợp đồng ở nhiều trường tiểu học (đang học đại học) rủ nhau đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II.
Nếu theo hướng dẫn của Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập thì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II của những thầy cô giáo này vẫn chưa được dùng đến (ít nhất là hàng chục năm nữa).
Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn giáo viên hạng III như sau: " Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III (đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng) ".
Vì thế, các thầy cô giáo có bằng đại học được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III vẫn thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II không thể thay thế được.
Tương tự, thừa cái chưa cần nhưng vẫn thiếu chứng chỉ đúng hạng, như giáo viên tiểu học, nhiều thầy cô giáo bậc trung học cơ sở cho chúng tôi biết rằng các đồng nghiệp này đã đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I và có đủ điều kiện để thăng hạng I.
Tuy nhiên, tỉnh chưa tổ chức thi nên vẫn đợi, các vị đồng nghiệp này đang băn khoăn liệu bây giờ họ có phải đi học để lấy thêm chứng chỉ hạng II không?
Cục Nhà giáo đã trả lời rõ
Điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 quy định "người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó"
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT thay thế cho Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.
Để được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, giáo viên phải đạt các tiêu chuẩn của hạng bao gồm cả tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của hạng tương ứng.
Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I không có giá trị thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Bởi thế, những giáo viên đang ở hạng II mà có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I vẫn phải học tiếp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II nếu không muốn rớt hạng.
Lời khuyên cho giáo viên lúc này, cần tìm hiểu kỹ các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường học công lập để tránh việc mất tiền đi học để thừa chứng chỉ này nhưng vẫn thiếu chứng chỉ kia.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cục Nhà giáo giải đáp, chứng chỉ chức danh hạng cao có thay cho hạng thấp không? Luật Viên chức năm 2010 quy định "người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó" (điểm b khoản 1 Điều 31). Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04 năm 2021 về quy định, mã số tiêu chuẩn chức danh...