Bộ Giáo dục: Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học!
Sau khi Chính phủ công bố mức học phí mới, nhiều ý kiến cho rằng chưa tương xứng với chất lượng đào tạo, chưa phù hợp với thu nhập của người dân nghèo, vậy cơ sở nào để tăng học phí? Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Hồng Quang Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Bộ GD-ĐT về vấn đề này.
Tăng học phí, nhiều gia đình nghèo tăng nỗi vất vả
Mức thu học phí tăng dần hàng năm
Thưa ông! Chính phủ công bố mức học phí mới đã làm rất nhiều gia đình nghèo lo lắng vì thu nhập của người dân còn thấp. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, chất lượng đào tạo đại học Việt Nam còn quá thấp, vậy việc tăng học phí có kèm theo biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục không?
Thực hiện thông báo Kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” trong lĩnh vực giáo dục đã nhấn mạnh “Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp…”.
Quan điểm xây dựng học phí đối với giáo dục đại học chia làm 2 nhóm trường:
Đối với các cơ sở giáo dục đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ): Học phí được xây dựng theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể: Đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; Đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; Đến năm 2020, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Đối các cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị chưa tự chủ), mức thu học phí tăng dần hàng năm khoảng 10%, do vậy khả năng bù đắp chi phí đào tạo còn thấp, tính trung bình đến năm học 2019-2020 mức học phí mới đáp ứng được một phần chi phí đào tạo, phần còn lại do NSNN cấp phát.
Trong điều kiện hiện nay kinh tế khó khăn, việc làm và thu nhập của người dân còn thấp nên không thể tăng đại trà học phí mà việc xây dựng học phí lần này chưa tính đến tăng đồng loạt để bù đắp chi phí.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó học phí chỉ là một yếu tố. Ngoài ra đối với các trường công lập, học phí chỉ là một nguồn thu của cơ sở giáo dục, trên thực tế những năm trước đây và cho đến hiện nay, về cơ bản nhà nước vẫn đảm bảo hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo hoạt động giáo dục, giảng dạy của các cơ sở giáo dục được diễn ra bình thường, đảm bảo chất lượng.
Từ năm học 2015-2016, nhiều trường ĐH được thực hiện đề án tự chủ tài chính theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mức học phí của các trường này so với mặt bằng học phí chung là rất cao. Vậy, Bộ GD-ĐT có đánh giá được tác động của chính sách học phí mới lên người học hay không?
Từ năm học 2015-2016, một số trường ĐH sẽ thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ hoạt động (bao gồm cả tự chủ về tài chính) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, mức học phí của các trường này tính trung bình gấp khoảng trên 2 lần so với các trường chưa tự chủ.
Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học so với trước đây vì các lý do:
Video đang HOT
Học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, và vẫn do địa phương quy định đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây.
Học phí đại học chương trình đại trà tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2015 (trước đây khoảng 20%/năm).
Các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần học phí có cao hơn mức học phí các trường áp dụng hiện nay. Tùy tình hình cụ thể các trường xác định mức học phí phù hợp để một mặt nâng cao chất lượng đào tạo nhưng mặt khác đảm bảo được mức chi trả của người dân. Đến nay đã có 11 trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đối với học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, vẫn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như trước đây.
Địa phương quyết định mức học phí cụ thể
Thưa ông! với mức tăng học phí mới, tốc độ tăng học phí mới được đặt ra dựa trên cơ sở nào?
Khung học phí mới đối với giáo dục mầm non, phổ thông được xây dựng dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, cụ thể học phí giai đoạn 2016-2020 vẫn tăng theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm, giống như nguyên tắc trước đây quy định tại nghị định 49. Mức học phí cụ thể sẽ do các địa phương ban hành để phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương mình giống như trước đây.
Mức học phí đại học tại trường chưa thực hiện tự chủ chương trình đại trà, tốc độ tăng hàng năm là 10% (mức tăng này được xây dựng dựa trên mức tăng chỉ số giá trung bình của cả giai đoạn 2010-2015), mức tăng này chậm hơn so với giai đoạn 2011-2015 (trước đây Nghị định 49 tính trung bình khoảng là 20%/năm).
Mức học phí đại học đối với các trường thực hiện tự chủ được xây dựng dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí và theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16 của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật với từng ngành nghề đào tạo, việc này đã được thực hiện đến đâu và có trong quy định học phí mới theo ngành nghề đào tạo?
Đến nay đề án đã hoàn thành và đang gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, nhưng kết quả của Đề án đã được sử dụng để xây dựng cơ chế chính sách trong thời gian qua, cụ thể: Đã sử dụng để xây dựng Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Sử dụng trong việc tính toán khung học phí đại học cho khối các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo.
Đề xuất mức chi cho hoạt động khác từ ngân sách cho hoạt động giáo dục là tối thiểu 25% (Trước đây QĐ 59 của Thủ tướng Chính phủ quy định 20%). Tuy nhiên hiện nay vẫn đang trong thời kỳ ổn định ngân sách, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới cho giai đoạn 2017-2020 sẽ tham khảo đề xuất này.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh
"Mọi người cần hiểu đơn giản từ Chủ tịch Hội đồng tự quản. Ta phải hiểu cụm từ đó mềm đi, có quy định chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản, giúp giáo viên thế nào... thì từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh".
Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã có những chia sẻ về tổ chức lớp học theo hình thức Hội đồng tự quản trên cơ sở thực tế 58 trường tiểu học của Hà Nội đang triển khai.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, khi Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm mô hình trường học mới (VNEN) ở Trường tiểu học Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội), bản thân Phó giám đốc Phạm Xuân Tiến cũng chưa đánh giá cao mô hình này. Chỉ khi trực tiếp về chứng kiến sự mạnh dạn, tự tin của học trò trong giao tiếp... ông mới thực sự bất ngờ và bắt đầu đặt niềm tin vào mô hình VNEN.
Ông Phạm Xuân Tiến - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Ông Tiến chia sẻ, cách đây hơn 2 năm, Bộ triển khai thí điểm trường học mới ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Lúc đó, dư luận tập trung hai vấn đề. Một là, Nếu học theo VNEN thì học sinh "tự bơi"? Đến thời điểm này, điều đó được chứng minh, đúng học sinh đã "tự bơi", nhưng không những "bơi" được mà còn "bơi" giỏi. Việc "tự bơi" dư luận cho rằng khó khăn nhưng thực ra là rất tốt. Có nghĩa là khi chuyển từ học sang tự học đã thấy rõ trong mô hình VNEN. Học sinh ngồi học theo nhóm, trao đổi, thảo luận, lĩnh hội kiến thức hoàn toàn hợp lý và các em làm được điều đó.
Hai là tổ chức bộ máy của lớp học, mọi người bàn nhiều mô hình tự quản, trong đó có Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Ban, rồi nhóm... mọi người đều rộ lên và có nhiều ý kiến băn khoăn về việc giao cho học sinh làm quản lý quá sớm. Nhưng đến thời điểm này, cơ cấu trong lớp học, trong một Hội đồng tự quản hoàn toàn hợp lý, học sinh làm việc rất tốt và rất có trách nhiệm.
Trẻ nhỏ "tự bơi" được
Như ông chia sẻ ở trên, thực tế đã chứng minh được rằng trẻ nhỏ đã "tự bơi" được khi được học theo mô hình trường tiểu học mới. Vậy yếu tố nào làm nên sự thay đổi này?
Ông Phạm Xuân Tiến: Trước hết chúng ta cần phải nhìn nhận, ở mô hình VNEN thì sách được viết theo hướng học sinh có thể tự học được. Chương trình thì vẫn như cũ nhưng cách viết sách thì thay đổi.
Nếu nói học sinh "tự bơi" thì không hẳn như thế. Vì học sinh tham gia quá trình học tập có sự hỗ trợ của giáo viên. Còn về quản lý, phải hiểu rộng khái niệm quản lý. Không phải chỉ có chữ ký, có con dấu mới là quản lý. Do đó, từ nhỏ, đã phải dạy cho trẻ nếu đã ra một quyết định có tác động đến người khác thì trẻ phải suy nghĩ, lựa chọn để ra quyết định. Chính vì điều đó, rất cần trong mô hình này. Từ thực tiễn, từ nhóm trưởng, khi làm việc gì đó, đã phải nghĩ đến việc ý kiến phải hợp lý để mọi người cũng làm, cùng nghe. Các Ban cũng thế, Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng vậy, ý kiến đưa ra phải hợp lý để cho các bạn trong lớp cùng thực hiện. Vấn đề ở chỗ, trong quá trình làm như vậy, các nhóm trưởng được luân phiên, các ban cũng luân phiên, Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng luân phiên và các em nhìn nhau để học.
Đừng nặng nề khi gắn chức "Chủ tịch
Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc gắn chức "chủ tịch" cho trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến sự háo danh?
Ông Phạm Xuân Tiến: Theo quan điểm của tôi thì mọi người cần hiểu đơn giản từ "Chủ tịch".
Trên thực tế, đã gọi là Hội đồng tự quản thì chức vụ phù hợp nhất là Chủ tịch Hội đồng tự quản. Ta phải hiểu cụm từ đó mềm đi, có quy định chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản, giúp giáo viên thế nào... thì từ "Chủ tịch" không có gì xa vời với học sinh.
Một tiết tập huấn giáo viên trong mô hình trường tiểu học mới của Hà Nội
Trên thực tế, tất cả những lớp, những trường thí điểm mô hình VNEN thì các em đều làm rất tốt, rất tín nhiệm. Bản thân tôi khi đi thăm những lớp đó, tôi có hỏi em nào thích làm nhóm trưởng thì các con đều giơ tay. Hỏi tại sao thì các em nói làm nhóm trưởng để cố gắng học tập và làm nhóm trưởng để bảo ban và giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi tôi hỏi lớp mình có bạn nào có mong muốn làm Chủ tịch Hội đồng tự quản thì cũng có nhiều cánh tay giơ lên. Và nếu muốn nhiệm kỳ sau được bầu thì các em trả lời là gương mẫu, tích cực giúp đỡ bạn bè để bạn bè tín nhiệm em. Như vậy chính HS nhận thức được vấn đề đó. Điều đó còn giúp đứa trẻ nhận thức trách nhiệm không chỉ với bản thân mà với bạn bè trong lớp.
Nên tôi cho rằng, việc bố trí, sắp xếp cơ cấu một lớp học theo mô hình tự quản là hoàn toàn hợp lý. Có chăng là người lớn đang áp suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con trẻ. Suy nghĩ của trẻ con rất đơn giản, người lớn áp suy nghĩ của mình vào làm cho việc đó trở nên nặng nề. Ở hội đồng tự quản thì dân chủ hơn rất nhiều so với mô hình lớp cũ. Nhưng suy nghĩ của tôi, nhóm trưởng các ban được luân phiên nhau, các em được làm và ý thức được trách nhiệm với bản thân mình và bạn bè rất quan trọng.
Bên cạnh đó, cũng phải nói, với những em có cá tính, hay bộc lộ điều gì đó thì giáo viên phải có trách nhiệm điều chỉnh, các bạn trong lớp cũng phải góp ý.
Dư luận đặt câu hỏi trái chiều, có phải chăng do dư luận chưa hiểu, chưa được tiếp cận với mô hình trường học mới
Ông Phạm Xuân Tiến: Theo tôi đúng là như vậy. Ngành mới chỉ đang thí điểm mô hình VNEN nên hiện nay khá nhiều phụ huynh học sinh, người dân chưa biết đến điều này và cũng chưa biết cách tổ chức trong lớp học của mô hình VNEN. Do đó, khi thay đổi lớp trưởng thành chủ tịch hội đồng tự quản người ta thấy ngỡ ngàng, đột biến. Nhưng với phụ huynh đang có con học tại mô hình VNEN thì người ta không bỡ ngỡ với việc tổ chức trong lớp học.
Nhưng đáng lẽ ra những việc này là của giáo viên, việc học sinh tham gia quá sớm sẽ làm mất thời gian ảnh hưởng đến học tập của các em?
Ông Phạm Xuân Tiến: Nếu mất quá nhiều thời gian thì chúng ta cần phải xem xét lại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, những việc này không mất quá nhiều thời gian của các em. Mà các em cùng tham gia, cùng tổ chức các hoạt động để thông qua đó các em sẽ thấy được việc mình làm đem lại cho chính bản thân và các bạn một ý nghĩa nhất định.
Ngay cả Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng không phải bỏ việc học để làm công việc của lớp. Vì công việc đó đồng thời với diễn biến hoạt động của lớp kể cả hoạt động học tập và các hoạt động khác. Chính việc làm đó giúp các em nâng cao năng lực bản thân, ý thức và trách nhiệm để làm tốt được, các em phải học tốt hơn các bạn, làm tốt hơn các bạn. Việc này lại được luân phiên, các bạn nhìn vào nhau để học tập.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hùng (thực hiện)
Theo Dantri
Lớp trưởng thành Chủ tịch: Nên giúp đỡ hơn là "ban phát" và "ra lệnh" "Người lớn cần giúp đứa trẻ trở thành "chủ tịch" hay lớp trưởng tốt bằng cách giúp chúng hiểu đúng vai trò, nhiệm vụ, giúp chúng biết cách tổ chức các hoạt động có ích cho tập thể, biết cách rèn luyện bản thân để làm việc chứ không phải coi đó là gánh nặng phải hoàn thành..." Mấy ngày này, dư luận...