Bộ Giáo dục “bác” thông tin khai tử môn Lịch sử
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, lịch sử cũng sẽ đứng độc lập như một môn tự chọn trong chương trình trung học phổ thông, dành cho những học sinh chọn thi đại học vào các khối có tuyển sinh môn Lịch sử.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, thông tin môn Lịch sử sẽ bị xóa bỏ khỏi chương trình giáo dục phổ thông mới như nhiều ý kiến phản ánh là chưa đầy đủ và chưa phản ánh đúng bản chất của việc đổi mới giáo dục lịch sử trong chương trình phổ thông. Cũng như nhiều môn học khác, việc dạy học lịch sử sẽ được tổ chức lại theo từng cấp học.
Cụ thể, ở bậc tiểu học, giống như hiện nay, kiến thức lịch sử sẽ được chuyển tải cùng một số môn học khác trong môn Tìm hiểu xã hội. Ở bậc trung học cơ sở, Lịch sử được tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội.
Ở bậc trung học phổ thông, tiếp tục tích hợp với Lịch sử với môn Địa lý thành môn Khoa học xã hội. Ngoài ra, Lịch sử tích hợp với Giáo dục công dân và Giáo dục quốc phòng trong môn Công dân với Tổ quốc. Tuy không có hai tên gọi Quốc phòng – An Ninh (QP-AN) và Lịch sử nhưng tất cả học sinh đều phải học QP-AN theo quy định của Luật GD Quốc phòng – An ninh và tất cả học sinh THPT đều bắt buộc phải học lịch sử.
Đồng thời, tất cả học sinh còn phải bắt buộc học Lịch sử trong môn Khoa học xã hội (dành cho HS đi vào các ngành Khoa học Tự nhiên và Công nghệ – Kỹ thuật) hoặc môn Lịch sử (có yêu cầu cao hơn cả về Kiến thức lịch sử và về Khoa học lịch sử, dành cho những học sinh định hướng nghề nghiệp sẽ làm việc trực tiếp hoặc liên quan đến Khoa học lịch sử).
Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Lịch sử không bị ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông mà được tổ chức lại và dạy học theo những cách thức mới. Thời lượng học kiến thức lịch sử sẽ nhiều hơn so với chương trình phổ thông hiện hành. Lịch sử cũng sẽ đứng độc lập như một môn tự chọn trong chương trình trung học phổ thông, dành cho những học sinh chọn thi đại học vào các khối có tuyển sinh môn Lịch sử”.
Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc đối với học sinh.
Giải thích về việc tích hợp các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh -Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐHSP-ĐH Thái Nguyên cho biết, trước hết cần phân biệt giáo dục lịch sử với khoa học lịch sử.
Video đang HOT
Kiến thức Lịch sử có thể tích hợp trong Sinh học (ví dụ, lịch sử phát sinh và phát triển loài người); tích hợp trong Vật lý (ví dụ, lịch sử phát minh máy hơi nước) hay tích hợp trong nhiều lĩnh vực khác. Lĩnh vực giáo dục đạo đức – công dân ở cấp tiểu học là môn Giáo dục lối sống, ở cấp trung học cơ sở là môn Giáo dục công dân và ở trung học phổ thông là môn Công dân với Tổ quốc, đó là các môn học cốt lõi, bắt buộc.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, văn hoá pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống và thực hành tiết kiệm.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, văn hóa pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về kinh tế phổ thông, về quốc phòng và an ninh (gồm những hiểu biết ban đầu về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam, về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự và nghĩa vụ quân sự của công dân).
Muốn hình thành cho học sinh những kiến thức đó, rõ ràng phải sử dụng các tấm gương quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu và các vị anh hùng dân tộc với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm…
Ông Chỉnh khẳng định, việc tích tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới không phải là khai tử môn Lịch sử.
Trong CTGDPT mới, môn lịch sử thuộc lĩnh vực giáo dục Khoa học xã hội. Giáo dục Khoa học xã hội được thực hiện ở nhiều môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó các môn học cốt lõi tiếp nối nhau là: Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); Tìm hiểu Xã hội (các lớp 4, 5); Khoa học xã hội (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông); Lịch sử, Địa lý (cấp trung học phổ thông).
Như vậy, môn Lịch sử cũng như môn Địa lý hay các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) được học đầy đủ và theo một hệ thống hợp lý, đó là các môn khoa học. Thậm chí, nội dung các môn học đó ở THPT có thể còn sâu sắc hơn so với chương trình hiện hành, vì đó là các môn học theo định hướng nghề nghiệp.
Nhật Hồng
Theo Dantri
Giết người sao quá dễ: Nước mắt của người mẹ
Khi bà M. nghe tòa tuyên phạt con mình mức án tử hình vì tội giết người, bà xem như đó cũng là bản án cho chính mình, lòng dạ bà như chết từ khoảnh khắc đó.
Bị cáo Nguyễn Quang Mạnh bị tuyên án tử hình
Tội phạm giết người đang trẻ hóa
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong những năm gần đây, tội phạm trong lứa tuổi từ 14 đến 30 tuổi chiếm gần 70% trong tổng số tội phạm giết người. Phần lớn chưa có tiền án, tiền sự; chỉ số rất ít có 1 tiền án hay 1 tiền sự về các hành vi cố ý gây thương tích.
Đa số tội phạm giết người có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ người trẻ phạm tội có trình độ văn hoá cấp I và cấp II chiếm hơn 60%. Bên cạnh đó, có tới 46% xuất thân trong những gia đình có vấn đề như bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự, làm những nghề phi pháp; 18% đối tượng có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn...
Trao đổi với Thanh Niên Online, đại tá Trần Văn Quảng, Phó trưởng phòng Phòng phòng chống tệ nạn xã hội, Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an, cho biết tình hình tội phạm giết người trong giai đoạn hiện nay đang &'trẻ hoá', tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng, đặc biệt nhiều vụ xuất phát từ những nguyên nhân rất vô lý.
Bị can Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước - Ảnh: C.A
Trong đó, nhiều vụ giết người có động cơ phạm tội do ảnh hưởng mặt trái của phim ảnh bạo lực hoặc trò chơi điện tử, thậm chí vì đua đòi ăn chơi. Như vụ án đầu tháng 7.2014, Công an tỉnh Thái Nguyên đã bắt Trần Văn Sơn (14 tuổi) và Trần Văn Đức (13 tuổi) vì ra tay sát hại bà của mình một cách dã man, để cướp 4 triệu đồng nướng vào trò chơi điện tử.
Hay vụ án Nguyễn Quang Mạnh (27 tuổi, ngụ Q.10, TP.HCM) chỉ vì cần có tiền đi hút keo chó, Mạnh chém chết chị Nguyệt (16 tuổi, vừa sinh con được 2 tuần). Có mặt trong phiên xử án tại TP.HCM, bà Trương Thị M. (mẹ của bị án Mạnh) với vẻ mặt bần thần, đôi mắt in hằn nét mệt mỏi theo thời gian mà bà đã phải gánh chịu nỗi đau đớn do đứa con hư hỏng gây ra. Nhắc đến con trai, bà M. cố nuốt nước mắt vào trong, đôi môi như run rẩy: "Có chết tôi cũng không tin nổi con mình ra tay giết người. Tôi đã không dạy nó nên người nên nó hư hỏng, chơi với đám bạn xấu, sa vào nghiện ngập...".
Bà M. cho biết, kể từ khi hay tin con mình phạm tội giết người, bà mất ngủ vì quá đau buồn. Và đến khi bà M. nghe tòa tuyên phạt con mình mức án tử hình vì tội giết người, bà xem như đó cũng là bản án cho chính mình, lòng dạ bà như chết từ khoảnh khắc đó.
Thiếu cha mẹ, con cái dễ phạm tội
Không nghe lời lớp trưởng, một nữa sinh đã bị đánh hội đồng tại Trà Vinh - Ảnh cắt từ clip.
Đại úy Nguyễn Nam Hào, điều tra viên thuộc Cơ quan CSĐT Bộ công an, cho rằng gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Đối với đứa trẻ, cha mẹ là tấm gương để noi theo. Vì vậy, hành vi người lớn phải mang tính đạo đức và chuẩn mực mới tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển nhân cách.
Những trẻ thiếu cha hoặc mẹ, do thiếu thốn tình cảm, chúng thường tự ti, nên khi gặp điều kiện bất lợi trong cuộc sống sẽ dễ bị người khác lợi dụng, lôi kéo vào con đường tội phạm.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải có trách nhiệm giáo dục đạo đức, pháp luật cho người chưa thành niên. Những đứa trẻ "cá biệt" trong lớp cần được quan tâm đặt biệt từ nhà trường. Không nên cách ly những trẻ "cá biệt", bởi sẽ gây tổn thương cho chúng, khiến chúng ác cảm với nền giáo dục và cuối cùng chúng rời xa tập thể. Từ đó, những đứa trẻ có thể có hành vi tiêu cực như hung hãn, đánh nhau, rượu chè, ma túy... và dễ phát sinh tội phạm.
Ngọc Lê - H.Vy
Theo Thanhnien
Bộ Giáo dục lên tiếng vụ clip nữ sinh bị bạn đánh hội đồng Trao đổi với báo chí chiều ngày 12/3 về clip nữ sinh bị bạn đánh hội đồng ở Trà Vinh, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV Bộ GD-ĐT cho biết: "Sự việc xảy ra ở Trà Vinh rất đáng tiếc, đáng tiếc hơn là hơn 2 tháng sau khi sự việc diễn ra mà nhà trường chưa biết....