Bỏ giải và hệ lụy
Như vậy là sau rất nhiều ồn ào, tình hình V.League 2020 nói chung và Thanh Hóa nói riêng cũng tạm ổn.
Việc đội bóng xứ Thanh tiếp tục thi đấu là niềm vui của người hâm mộ, cũng như là “một bàn thắng trong phút bù giờ” với các cầu thủ. Nên nhớ, trong lịch sử hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam đã chứng kiến khá nhiều trường hợp bỏ giải và hệ lụy của nó là không thể kể hết.
Bầu Đệ của Thanh Hóa.
Mùa 2011, dù CLB còn hạn chế về chuyên môn nhưng theo Ban lãnh đạo Hòa Phát Hà Nội, việc họ bị trọng tài thổi ép là nguyên nhân không nhỏ khiến đội này đì đẹt. Sau vòng 23, vì quá bức xúc, Hòa Phát Hà Nội tuyên bố sẽ bỏ giải.
Video đang HOT
Dù mọi việc sau đó được BTC V.League thu xếp ổn thỏa, trọng tài Trần Công Trọng bị treo còi vĩnh viễn, đồng thời Hòa Phát Hà Nội trụ hạng thành công, nhưng bầu Tuấn và bầu Long của đội bóng này vẫn tuyên bố bỏ bóng đá. Toàn bộ cơ sơ vật chất và con người của Hòa Phát Hà Nội được chuyển giao cho Hà Nội ACB của bầu Kiên và được hợp nhất dưới cái tên mới: Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội. Tuy nhiên sau khi mùa giải 2012 kết thúc, việc bầu Kiên vướng vào vòng lao lý khiến cho đội bóng này cũng bị giải thể nốt.
Tiếp tục, sau khi không thể vô địch V.League 2012, bầu Thụy dường như đã chán nản và quyết định nhường ghế chủ tịch CLB Sài Gòn Xuân Thành lại cho bầu Thủy là em trai lúc này mới 24 tuổi. Với nền tảng bất ổn, sau trận thua 1-3 trước Kiên Giang ở vòng 19 V.League 2013, đội bóng này phải nhận án phạt trừ 4 điểm. Án phạt mạnh tay này đã trở thành giọt nước làm tràn ly. Anh em bầu Thụy, bầu Thủy rất nhanh chóng quyết định giải tán đội bóng bất chấp việc V.League 2013 vẫn chưa kết thúc.
Ngoài ra, còn những trường hợp của Hùng Vương An Giang hay Vissai Ninh Bình. Dù nguyên nhân như thế nào thì chung cuộc vẫn dẫn đến cái kết giải thể, người khổ nhất là lứa cầu thủ trong sạch, tiềm năng bỗng chốc bơ vơ.
Các 'phiên bản' đòi bỏ giải
Vụ hăm dọa đòi bỏ giải của bầu Đệ mới đây được giới bóng đá nghi ngờ là ông bầu này bị "dân bóng đá thứ thiệt" giật dây, xúi bậy.
Mục đích là để gây sức ép để VFF và VPF phải có trách nhiệm hỗ trợ các CLB đang khó khăn trong việc nuôi quân chờ đá lại.
Lâu nay bóng đá Việt Nam không lạ với chuyện nhiều CLB đòi bỏ giải và họ đã làm thật nhân có một sự cố nào đó.
Những "phiên bản" bỏ giải trước đây có rất nhiều nguyên nhân nhưng đa phần từ ý đồ làm bóng đá không nghiêm túc. Nói đúng hơn là những ông bầu đấy làm bóng đá là phụ, còn mục tiêu chính là nhắm vào dự án, vào đất vàng từ những ưu đãi của địa phương.
Cũng có ông bầu khi đầu tư cho bóng đá thì hứa hẹn với địa phương rất dữ nhưng khi mục đích "khai thác" bất thành thì lập tức đẩy công văn xin bỏ đội và kèm theo các vế "nếu", "thì"... gây sức ép ngược với địa phương.
Trước đây cũng có những ông chủ đầu tư cho bóng đá và song song đó là xin đất để phục vụ cho bóng đá và dự án nghe rất êm tai như xây chung cư cho tầng lớp thu nhập thấp kết hợp cao ốc văn phòng cho thuê cùng nhiều cơ chế khác.
Bầu Thụy (trái) từng bỏ đội Sài Gòn Xuân Thành, còn bầu Đệ thì mới làm đơn bỏ giải đã bị CĐV lên án và lãnh đạo tỉnh bắt hủy lá đơn bỏ giải. Ảnh: CTV
Bóng đá Việt Nam khi lên chuyên nghiệp từng mất nhiều đội bóng mà khởi điểm rất đình đám nhưng khi kết thúc lại rất chóng vánh và gây ngỡ ngàng. Như Thép miền Nam - CSG hay Thép Pomina - Đông Á, Sài Gòn Xuân Thành, Vissai Ninh Bình, Kiên Long Bank - Kiên Giang...
Nhưng với kế hoạch bỏ giải lần này của Thanh Hóa, hay nói đúng hơn là của bầu Đệ thì lại rất lạ. Thanh Hóa đang đứng vị trí thứ tám sau 11 lượt trận. Một đội bóng có lượng cổ động viên lớn và là niềm tự hào của xứ Thanh. Đó cũng là đội đang có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục từ vị trí chót bảng lên nhóm đi tranh vô địch, lại cũng không phải là đội bóng nghèo, thế thì tại sao lại đòi bỏ giải?
Chẳng phải là vì ông bầu có nhiều quyền lực vốn không phải là dân bóng đá nhưng dễ bị những đồng nghiệp lọc lõi trong bóng đá xúi dại và nhân danh đội bóng của cả tỉnh đi làm chuyện "rung cây"?
Khi đơn bỏ giải vừa ban hành thì hàng ngàn fan Thanh Hóa tức giận nêu quan điểm "Đội bóng Thanh Hóa là của dân Thanh Hóa chứ đâu phải của cá nhân bầu Đệ mà ông bầu này đòi bỏ giải!". Từ đó, chính lãnh đạo Thanh Hóa đã lệnh cho bầu Đệ phải rút đơn và duy trì việc Thanh Hóa tiếp tục thi đấu.
Bóng đá là một cuộc chơi mà không chỉ có đá trên sân cỏ. Thậm chí, có khi còn là cuộc chơi của các ông bầu nhưng mỗi bầu "ôm" đội một kiểu. Có bầu chi tất cho đội vì trúng nhiều dự án của địa phương nhưng cũng có người mang danh bầu lo cho đội bóng bằng tiền của địa phương và tiền của doanh nghiệp có trách nhiệm "đóng góp" cho đội bóng.
Giờ thì bóng ngừng lăn nhưng chắc chắn nhiều ông bầu, nhiều lãnh đạo đội bóng đang ủ mưu với nhiều phép tính để đội bóng ít bị thiệt hại nhất và nhất là để có phần bánh từ 1,5 triệu USD mà FIFA hứa cho bóng đá Việt Nam.
Bầu Đệ lý giải vụ Thanh Hóa định dừng chơi V-League, ngỡ ngàng sự thật Những ngày qua, bóng đá Việt Nam xôn xao với quyết định xin dừng cuộc chơi ở V-League 2020 của CLB Thanh Hóa. Phải đến khi "bầu" Đệ lý giải, người hâm mộ mới vỡ lẽ. Chiều tối ngày 5/8, ông bầu Nguyễn Văn Đệ của CLB Thanh Hoá gây ngỡ ngàng làng bóng đá Việt Nam khi ký công văn gửi đến...