Bỏ ghi tên cha mẹ lên CMND không khó
Đại tá Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Công an, cho rằng việc bỏ mục ghi họ tên cha mẹ công dân lên CMND không khó, Vụ Pháp chế sẽ nghiên cứu kỹ.
Thưa ông, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, soạn thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét không thực hiện quy định đưa tên cha mẹ lên CMND bởi điều này trái Bộ Luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký tham gia. Ông đã tiếp nhận thông tin này chưa?
Đại tá Trần Thế Quân: Tôi cũng chỉ đọc và tiếp nhận thông tin qua báo chí. Trong Bộ Luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em không có khoản nào nói đến việc không được đưa tên cha mẹ lên CMND. Việc ghi nhận họ tên người cha cho người con là quyền cơ bản. Con cái phải có cha mẹ và tự hào về điều đó cơ mà. Tất nhiên, dư luận về cái này thì ai cũng biết rồi nhưng bảo việc đó là trái luật thì cũng chỉ là suy luận thôi. Giấy khai sinh của mỗi công dân được coi là giấy tờ gốc để làm tất cả các giấy tờ khác cũng có phần ghi tên họ tên cha mẹ cơ mà.
Thời gian qua, hầu hết dư luận không đồng tình với quy định đưa tên cha mẹ lên CMND. Họ có lý do của mình, bởi nhiều người cha mẹ đã mất từ lâu, sinh ra chỉ có cha hoặc mẹ, cha mẹ là tử tù… Bộ Công an có lắng nghe ý kiến dư luận?
Nếu có nhiều cơ quan thống kê về việc này thì cần phải tìm hiểu. Tất nhiên là chúng tôi phải lắng nghe ý kiến cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc sửa trên mẫu CMND mới, bỏ mục ghi họ tên cha mẹ công dân không khó. Nhưng phải thấy rằng Nghị định 05 có từ năm 1998-1999 đã nói CMND có phần ghi họ tên bố mẹ. Đến năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 170 sửa đổi, bổ sung Nghị định 05 cũng chỉ sửa mẫu, dùng chữ “cha” thay cho chữ “bố” trước đây thôi. Từ đấy đến giờ Bộ Tư pháp thẩm định đều không có ý kiến phản ứng gì. Mà nghị định thì do Chính phủ ban hành, Bộ Công an chỉ thực thi thôi.
Người dân đến làm CMND tại Công an TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Với tư cách cá nhân, ông thấy dư luận lên tiếng như vậy thì Bộ Công an có phải xem xét lại không?
Tất nhiên là khi có ý kiến trái chiều, dù nhiều hay ít thì đều phải nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp cái đó (đưa tên cha mẹ lên CMND) cũng có nhiều mặt hợp lý của nó. Một ví dụ nhỏ thôi: Người dân điều khiển xe trên đường vi phạm giao thông bị CSGT giữ lại và hỏi xe này của ai, nếu nói là xe của cha thì chỉ cần trình ra CMND có phần ghi họ tên cha mẹ là không phải mất công xác minh thêm nữa. Lợi ích của việc này không phải chỉ trong quản lý của ngành công an mà còn giúp người dân thực hiện các giao dịch, hợp đồng thuận lợi hơn. Trước những ý kiến như thế chắc chắn bên Vụ Pháp chế của chúng tôi sẽ phải nghiên cứu kỹ.
Video đang HOT
Sau một thời gian thí điểm tại 3 quận, huyện ở Hà Nội, tại sao Bộ Công an không đánh giá tổng kết ngay mà tiếp tục thí điểm trên phạm vi rộng hơn? Sau này nếu quy định bị bãi bỏ thì có thể rất nhiều người đã được cấp rồi muốn đi làm lại CMND, gây tốn kém không nhỏ?
Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) chủ trì việc này. Chúng tôi không nằm trong dự án thí điểm nhưng việc nghiên cứu thì vẫn phải làm, bởi nó liên quan đến việc thực thi quy định trong nghị định của Chính phủ. Đây đang là giai đoạn thí điểm về công nghệ triển khai, cách thức làm, quản lý cơ sở dữ liệu. Tôi được biết mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản nói rằng Bộ Công an cứ tiếp tục thí điểm, sau đó có vấn đề gì thì xem xét.
Chưa tính đến tác dụng ngược
Theo TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp: “Xem xét một cách đầy đủ, đồng bộ các yếu tố khi thực hiện quy định đưa họ tên cha mẹ vào CMND của một công dân, tôi thấy nhiều trường hợp tạo ra sự “nhạy cảm, phiền toái”, như trường hợp do hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà khi ra đời việc xác định họ tên cha mẹ là không thể bởi đó kết quả của việc thụ tinh nhân tạo, sinh ra trong ống nghiệm, bà mẹ đơn thân sinh con và nuôi con một mình”.
Cũng theo ông Sơn, có ý kiến cho rằng việc đưa họ tên cha mẹ vào CMND để đáp ứng mục đích phân biệt một cách chính xác về nhân thân của người đó, giúp cho việc truy tìm, phân loại… chưa hợp lý lắm. Có thể việc đưa tên cha mẹ của một công dân vào CMND tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thật nhưng hình như người ta chưa tính đến những tác dụng ngược của quy định này.
Theo 24h
Vẫn cấp đại trà CMND có tên cha mẹ
Cho rằng "Không ai kêu ca, phàn nàn", Bộ Công an sẽ tiếp tục triển khai cấp CMND mẫu mới có ghi họ tên cha mẹ ở nhiều địa phương phía Bắc, dù trước đó dư luận đã bày tỏ sự không đồng tình.
Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VI) - Bộ Công an vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đợt triển khai thí điểm cấp đổi CMND theo mẫu mới tại 3 quận, huyện ở Hà Nội là Tây Hồ, Từ Liêm và Hoàng Mai.
Không ai phàn nàn!?
Trao đổi với phóng viên, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VI, cho biết trong thời gian thí điểm, đã có 7.500 trường hợp tới làm thủ tục xin cấp, đổi CMND mẫu mới.
"Không ai phàn nàn gì về việc CMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ. Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi cũng nói rõ trong thời gian thực hiện thí điểm tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã có phản ứng khi cho rằng việc đưa họ tên cha mẹ công dân lên CMND là chưa phù hợp, không đúng quy định trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, chính Bộ Tư pháp đã thẩm định nghị định cho phép thực hiện việc này và trình Chính phủ thông qua. Chúng tôi đã làm đúng theo quy định, không có gì là sai luật" - ông Vệ quả quyết.
Làm thủ tục xin cấp CMND. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo Tổng cục VI, do có hệ thống bảo mật và lưu giữ vân tay kết nối nội mạng trên toàn quốc nên việc xác định danh tính của công dân rất dễ dàng, không thể xảy ra trường hợp một người được cấp 2-3 CMND. Việc ghi họ tên cha mẹ công dân lên CMND sẽ giúp lực lượng chức năng nhanh chóng tìm ra chính xác người cần tìm vì hiện nay, số trường hợp trùng tên tuổi, quê quán không ít.
"Những trường hợp nhạy cảm như con ngoài giá thú, cha hoặc mẹ là tử tù, thụ tinh nhân tạo, bố mẹ đã mất từ lâu... thì sẽ được thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng làm công tác cấp CMND, có thể không nhất thiết phải kê khai và điền thông tin đó" - ông Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho biết.
Đánh giá đợt thí điểm ở 3 quận, huyện của Hà Nội "thành công tốt đẹp", trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an cho biết từ nay đến hết năm 2013, sẽ tiếp tục cấp CMND mới trên toàn TP và mở rộng ra nhiều địa phương phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình.
Làm khó người dân
Ông Chu Văn Khanh, Trưởng Phòng Công chứng A1, Chủ tịch Hội Công chứng Hà Nội, cho biết đã có không ít người dân gặp rắc rối trong lúc làm các thủ tục mua bán tài sản khi CMND mới có 12 số thay vì 9 số như trước đây. Nhiều trường hợp công chứng vẫn làm xong nhưng khi gửi sang Phòng Tài nguyên - Môi trường thì bị trả lại, yêu cầu phải bổ sung giấy tờ chứng minh việc thay đổi CMND. "Khổ nhất là những trường hợp trước đây làm giấy tờ ủy quyền tài sản nhưng bây giờ muốn làm thủ tục sang tên thì cơ quan Nhà nước yêu cầu phải có xác nhận thay đổi CMND của cả người ủy quyền" - ông Khanh nêu thực trạng.
TPHCM vẫn cấp CMND theo mẫu cũ Ảnh: TẤN THẠNH
Theo Thiếu tướng Trần Văn Vệ, trước ngày thí điểm ở Hà Nội (21/9), Tổng cục VI đã có văn bản gửi các bộ, ngành liên quan thông báo về việc cấp, đổi CMND mới, trong đó có điều chỉnh số CMND từ 9 lên 12 số và đề nghị tạo điều kiện cho người dân thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, chỉ có nhân viên tại các sân bay và ngành hải quan không gây phiền hà. Bản thân Tổng cục An ninh - Bộ Công an cũng đã điều chỉnh số hộ chiếu ngay trên hệ thống máy tính cho người dân. Ông Vệ cho biết ngân hàng chính là nơi hay gây khó dễ cho người dân nhất khi đến làm thủ tục giao dịch với CMND mới mà hồ sơ, giấy tờ trước đây đều là số CMND cũ.
"Tôi vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hà Nội và các ngân hàng thương mại đề nghị không gây phiền hà nếu thấy rằng thông tin trên CMND mới của họ chỉ khác thông tin CMND về việc xuất hiện 12 số thay vì 9 số. Việc thay đổi CMND từ 9 lên 12 số là phù hợp với yêu cầu quản lý của Bộ Công an, nếu ngân hàng hay đơn vị nào không thực hiện, gây khó dễ cho người dân là làm sai quy định"- ông Vệ khẳng định.
Tổng cục VI cũng đã có văn bản gửi lực lượng công an, hướng dẫn một số trường hợp nếu thấy cần thiết có thể xác nhận ngay cho người dân về việc thay đổi CMND. Công nghệ làm CMND mới nhanh, đơn giản và thuận tiện hơn trước rất nhiều. Trường hợp bị mất CMND, người sử dụng có thể nhờ người nhà đến cơ quan công an làm hộ (vì vân tay của mỗi người đã được công an lưu giữ), thay vì phải đích thân đến lăn tay mới được cấp lại.
Xem lại vai trò "gác cổng" của Bộ Tư pháp
Một số chuyên gia cho rằng Bộ Tư pháp cần nghiêm túc xem lại trách nhiệm của mình trong vụ việc này. Với vai trò thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Chính phủ xem xét ban hành nhưng Bộ Tư pháp đã không phát hiện quy định đưa họ tên cha mẹ lên CMND trong Nghị định 170/2007 là không phù hợp, trái với Bộ Luật Dân sự và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.
Phải đến khi Bộ Công an công bố kế hoạch thực hiện cấp CMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ công dân gây bức xúc trong dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) mới vào cuộc tìm hiểu. Sau đó, cơ quan này đã thừa nhận việc để lọt lưới văn bản có dấu hiệu trái luật. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp chưa phát đi thông báo nào thể hiện việc "khắc phục" thông qua việc "tuýt còi" Nghị định 170 hoặc có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điều chỉnh quy định này.
Theo 24h
CMND cũ sẽ bị cắt góc, đục lỗ CMND cũ sẽ phải bị đục lỗ hoặc cắt góc để không thực hiện những giao dịch mới mà chỉ có tác dụng trong những giao dịch dang dở. Giao dịch mới phải sử dụng CMND mới. Ngày 1/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp với đại diện các đơn vị trong bộ để mổ xẻ vấn đề Bộ Công an đang...