Bộ GD&ĐT phân tích dữ liệu số tìm lý do nhiều thí sinh không đăng ký xét tuyển
Bộ GD&ĐT vừa thông tin về kết quả phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2022 nhưng sau đó không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.
Bộ GD&ĐT cho biết, số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh là 642.270; năm 2021 số lượng là 794.739.
Theo số liệu trên, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020. Trong đó, cần lưu ý số lượng đăng ký xét tuyển tăng mạnh ở năm 2021 có lý do quan trọng là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều em học phổ thông, đại học ở nước ngoài cũng trở về Việt Nam.
Trong hơn 1 tháng qua, các thí sinh trên cả nước đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 theo hình thức trực tuyến.
Điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT. Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, mong muốn vào học đại học sau khi có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT, kể cả điểm sau phúc khảo. “Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin”, Bộ GD&ĐT nhận định.
Cũng trong nội dung mới phát ra chiều tối ngày 24/8, Bộ GD&ĐT cũng thông tin về một số kết quả phân tích trên cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào đại học nhưng sau đó không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.
Cụ thể, xét theo các miền trên cả nước, miền Bắc có tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm nay cao hơn, với 38%. Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học của miền Trung và miền Nam lần lượt là 32% và 30%.
Video đang HOT
Còn xét theo các vùng trên cả nước, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học lần lượt là 22% và 19%; tiếp đó là các vùng miền núi phía Bắc (16%), Bắc Trung Bộ (15%), Đông Nam Bộ (11%), Nam Trung Bộ (10%) và Tây Nguyên (7%).
20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 nhiều nhất.
Kết quả phân tích dữ liệu của Bộ GD&ĐT cho thấy, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm nay, với 22.187 thí sinh. Tiếp đó là Thanh Hóa, Nghệ An, TP.HCM, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bắc Giang, An Giang…
Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 theo các khu vực ưu tiên.
Đáng chú ý, thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của các thí sinh không đăng ký xét tuyển cho thấy điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển đều hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT; nhất ở các khối A0, A1 và B0 thì các mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp.
Thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của những thí sinh không đăng ký xét tuyển.
Riêng khối C0 điểm có khá hơn, song năm nay tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước, do vậy mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.
Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ ngày 24/8 đến trước 17h ngày 31/8, các thí sinh hoàn thành việc thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển. Từ ngày 1/9 đến 17/9, các cơ sở đào tạo sẽ tải dữ liệu từ Hệ thống để xét tuyển và phối hợp xử lý nguyện vọng, lọc ảo. Trước 17h ngày 17/9, các cơ sở đào tạo sẽ công bố kết quả trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 đợt 1. Trước 17h ngày 30/9, các thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuvến đợt 1 trên Hệ thống.
Phân tích dữ liệu số để lên kế hoạch mua vật tư, vắc xin phục vụ tiêm phòng Covid-19
Từ kết quả phân tích dữ liệu tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu với Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện phương án mua sắm, dự phòng vật tư, vắc xin...
Ngành TN&MT sẽ quản lý, điều hành dựa trên kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số
Bộ Công an mới đây đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả phân tích dữ liệu tiêm chủng trên Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.
Bộ Công an cho biết, thực hiện lộ trình Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06), thời gian qua Bộ đã chủ động phối hợp cùng Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chỉ đạo lực lượng Công an, Y tế cơ sở tập hợp, xác minh, thống kê số liệu về người tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Cụ thể, kết quả phân tích dữ liệu của Bộ Công an cho thấy, số trẻ từ 0 đến 4 tuổi là hơn 5,7 triệu; tổng số trẻ từ 5 đến 11 tuổi là gần 12,6 triệu, trong đó có hơn 2,85 triệu trẻ đã tiêm 1 mũi, 37.655 trẻ đã tiêm mũi 2, 655 trẻ đã tiêm mũi 3 và 2 trẻ đã tiêm mũi 4.
Số người dân từ 12 đến 17 tuổi là gần 9,3 triệu, trong đó gần 5,7 triệu người đã tiêm mũi 1, hơn 4,56 triệu người đã tiêm mũi 2, 44.597 người đã tiêm mũi 3 và 4 người đã tiêm mũi 4.
Trong gần 67,7 triệu người dân trong đội tuổi từ 18 đến 65, đã có gần 48,8 triệu người đã tiêm mũi 1, hơn 41,8 triệu người đã tiêm mũi 2, gần 29 triệu người đã tiêm mũi 3 và 4.528 người đã tiêm mũi 4.
Với hơn 9 triệu người dân trên 65 tuổi, có gần 5,9 triệu người đã tiêm mũi 1, hơn 5 triệu người đã tiêm mũi 2, trên 3,3 triệu người đã tiêm mũi 3 và 676 người đã tiêm mũi 4.
Cùng với đó, Bộ Công an cũng phân tích chi tiết dữ liệu tiêm chủng phòng Covid-19 trên CSDL quốc gia về dân cư theo các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bộ Y tế được giao phối hợp với Bộ Công an và các địa phương để sử dụng kết quả phân tích dữ liệu từ CSDL quốc gia dân cư phục vụ lên kế hoạch tiêm chủng.
Từ kết quả dữ liệu đã phân tích, Bộ Công an đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chuyển danh sách thống kê số lượng công dân theo các độ tuổi đã tiêm, chưa tiêm trên toàn quốc tới Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tiêm chủng phù hợp, đồng thời cập nhật thông tin tiêm chủng đầy đủ trên hệ thống.
Bộ Công an cũng đề xuất, trên cơ sở do Bộ cung cấp, Bộ Y tế nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu với Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện phương án mua sắm, dự phòng vật tư, vắc xin, trang thiết bị y tế... phục vụ phân bổ, tiêm chủng vắc xin, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, ngày 24/8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công an và giao Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để thực hiện và liên thông số liệu, dữ liệu.
Cùng với đó, nhận định kết quả thống kê số liệu về người tiêm vắc xin so với tổng số vắc xin đã tiêm chủng theo báo cáo của Bộ Y tế còn chênh lệch rất lớn, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an tiếp tục đối soát, làm rõ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, tại hội nghị ngày 9/8 sơ kết 6 tháng triển khai Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an đánh giá, phân tích dữ liệu tiêm chủng trên CSDL quốc gia về dân cư phục vụ các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm chủng và phân bổ vắc xin hợp lý, hiệu quả.
Kết nối thử nghiệm thông tin thuê bao VNPT, Viettel, MobiFone với cơ sở dữ liệu dân cư Theo Bộ TT&TT, thông tin thuê bao (trừ thông tin mật) của VNPT, Viettel, MobiFone đã được kết nối thử nghiệm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu người dùng. Xác thực thông tin thuê bao để giải quyết dứt điểm tình trạng dùng SIM rác, nặc danh Kết nối thông tin thuê bao (trừ...