Bộ GD&ĐT lên tiếng về nghi vấn rao bán dữ liệu của 30 triệu người dùng Việt từ website giáo dục
Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có thông tin trả lời về nghi vấn rao bán dữ liệu liên quan đến giáo viên và học sinh ở Việt Nam.
Hacker rao bán ‘dữ liệu trường học của 30 triệu người Việt’. Ảnh: Chụp màn hình.
Đầu tháng 7, trên một diễn đàn trực tuyến, có thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, được thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được thông tin về nghi vấn trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, rà soát. Kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu từ các mẫu dữ liệu (do người rao bán chia sẻ) thông qua dung lượng dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, trường dữ liệu, độ chính xác dữ liệu và logic sắp xếp dữ liệu cho thấy, nguồn dữ liệu này khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục do Bộ GD&ĐT quản lý.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã, đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an để tiếp tục xác minh, đồng thời tiếp tục rà quét, kiểm tra các hệ thống bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin.
Bộ GD&ĐT lưu ý các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành giáo dục như: hệ thống học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyến, hệ thống quản lý trực tuyến chủ động rà quét, kiểm tra và khắc phục các lỗ hổng về bảo mật (nếu có) để đảm bảo an toàn cho các hệ thống dịch vụ.
Video đang HOT
Bộ cũng đề nghị các đơn vị, trong trường hợp phát hiện nghi vấn không đảm bảo an toàn thông tin, đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an, Bộ GD&ĐT (qua Cục Công nghệ thông tin) để phối hợp giải quyết.
Trước đó, bài rao bán dữ liệu được thành viên meli**** đăng trên một diễn đàn hacker vào ngày 8/7. Người này khẳng định thu thập được lượng dữ liệu lớn này ‘từ một website trường học phổ biến ở Việt Nam’ vào tháng 7/2022. Hacker cũng đã đăng tải một phần trong số đó để làm minh chứng.
Một phần dữ liệu rò rỉ được hacker này chia sẻ công khai.
Hacker mô tả các thông tin bao gồm tên đăng nhập, email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, trường học và địa chỉ, là những dữ liệu chưa từng rò rỉ trước đây.
‘Cơ sở dữ liệu này rất hữu ích cho việc tiếp thị hay đánh cắp thông tin, vì con số này tương đương 1/3 dân số Việt Nam’, meli**** viết. Để tăng sự tin tưởng, hacer này đã đăng ảnh chụp thông tin của khoảng 70 người, hầu hết là giáo viên. Ngoài ra, hacker này cũng cho biết có thể cung cấp bản xem trước của khoảng 10.000 người, hoặc có thể thương lượng để mua bán các gói dữ liệu nhỏ hơn.
Giá bán cho tập dữ liệu này được hacker đề ra là 3.500 USD (khoảng 82 triệu đồng) và thanh toán bằng token XMR (tiền điện tử Monero).
Bài viết của hacker được đặt chế độ hạn chế bình luận. Những người muốn mua phải liên hệ qua nền tảng Telegram.
Vì sao còn tới 28 triệu mũi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa được xác thực để cấp hộ chiếu?
Dù đã quá hạn giao nhưng vẫn còn 28 triệu mũi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa được các đơn vị tiêm chủng xác thực.
Việc này đã ảnh hưởng đến quy trình xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân.
Liên quan đến việc xác thực dữ liệu tiêm chủng vắc-xin Covid-19, phục vụ ký xác nhận hộ chiếu vắc-xin, chiều 3-6, Bộ Y tế cho biết tính đến đầu tháng 6, cả nước đã tiêm hơn 221,1 triệu mũi tiêm. Hiện trên hệ thống ghi nhận gần 209.000 triệu mũi tiêm, hiện còn hơn 13 triệu mũi tiêm chưa cập nhật.
Theo Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, đến nay hơn 31 triệu người đã có hộ chiếu vắc-xin, hơn 28 triệu mũi tiêm bị sai thông tin.
Việc xác thực dữ liệu tiêm chủng chậm ảnh hưởng đến quá trình xác nhận hộ chiếu vắc-xin
"Tiến độ cấp hộ chiếu vắc-xin trong tuần qua đã tăng nhanh hơn so với các tuần trước, tuy nhiên, việc cấp hộ chiếu vắc-xin còn chậm do công tác "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng vẫn còn rất chậm. Hơn 28 triệu mũi tiêm nói trên đã đúng số căn cước công dân, nhưng sai thông tin cơ bản như: ngày sinh, họ tên, số định danh không có trong hệ thống và các thông tin khác"- đại diện Cục Công nghệ thông tin cho biết.
Nguyên nhân do các cơ sở tiêm chủng không tuân thủ việc kiểm tra thông tin căn cước công dân. Hiện công tác "làm sạch" dữ liệu do cơ sở y tế phối hợp với công an địa phương thực hiện, mục tiêu là khớp thông tin tiêm chủng với thông tin của người dân lưu tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm số căn cước hoặc mã định danh công dân, họ tên, ngày sinh... Đây là khâu rất quan trọng để cấp hộ chiếu vắc-xin cho người dân.
Để đẩy nhanh tiến độ "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng, đại diện Cục Công nghệ thông tin cho biết Bộ Y tế đã đề nghị các cấp đôn đốc việc xác thực dữ liệu, hướng dẫn công an địa phương cách xử lý các trường hợp đúng thông tin cá nhân nhưng không xác thực được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Y tế cũng yêu cầu được cập nhật dữ liệu theo đúng thông tin của công dân trên cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, song song với việc các địa phương tiếp tục cập nhật, hoàn thiện thông tin mũi tiêm chủng.
Để đẩy nhanh tiến độ "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Thường trực Tổ Công tác chủ trì đôn đốc Tổ công tác Đề án các cấp trong việc chỉ đạo công tác "làm sạch" dữ liệu; Bộ Công an hướng dẫn Công an địa phương xử lý đối với trường hợp dữ liệu đã được xác minh đúng thông tin cá nhân nhưng không xác thực được với cơ sở Quốc gia về dân cư.
Đối với khoảng 28 triệu dữ liệu mũi tiêm đã đúng thông tin căn cước công dân nhưng sai thông tin cơ bản, Cục Công nghệ thông tin đã thống nhất với Cục C06 về mặt kỹ thuật, trên cơ sở đó Bộ Y tế đề nghị Tổ trưởng Tổ công tác cho phép thực hiện cập nhật dữ liệu theo thông tin đúng của Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đồng thời các địa phương vẫn tiếp tục việc xác thực.
Trước đó, Bộ Y tế và Bộ Công an đã tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng Covid-19. Tại thời điểm đó, cả nước còn 43 triệu mũi tiêm vắc-xin Covid-19 chưa được "làm sạch". Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các địa phương phải hoàn thành việc cập nhật xác thực thông tin này trước ngày 1-6. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng tiến hành "làm sạch" dữ liệu của 43 triệu mũi tiêm, đến nay các đơn vị chỉ mới hoàn thành xác thực thêm được 15 triệu mũi tiêm.
Chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các số liệu báo cáo thống kê phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ảnh: Trần Việt/TTXVN...