Bộ GD-ĐT đồng thuận giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên
Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay hoàn toàn thống nhất với nội dung báo cáo và các ý kiến mà Bộ Nội vụ đã đề xuất về việc giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT):
- Mới đây, Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức; trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên. Quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc này ra sao?
Việc rà soát các chứng chỉ bồi đưỡng đối với công chức, viên chức của các Bộ, ngành thời gian vừa qua là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản số 1242/BGDĐT-NGCB, ngày 31/3/2021 do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kí báo cáo Thủ tướng về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức ngành giáo dục.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ, ngành chỉ rà soát đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, còn Bộ Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực và tham mưu, đề xuất hướng giải quyết phù hợp với thực tiễn và đặc thù của các Bộ, ngành.
Về quan điểm, Bộ GD-ĐT hoàn toàn thống nhất và đồng tình với nội dung báo cáo và các ý kiến mà Bộ Nội vụ đã đề xuất. Tại thời điểm này, việc rà soát và có những điều chỉnh quy định về công tác bồi dưỡng, cấp và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực và việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển và đòi hỏi của thực tiễn.
Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT).
Sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sự vào cuộc của các Bộ, ngành thời gian vừa qua cũng khẳng định cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã thực sự cầu thị, nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản biện của dư luận xã hội cũng như của các đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách để xây dựng, điều chỉnh các chính sách đảm bảo vừa đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Bộ GD-ĐT trong thẩm quyền của mình và trong quy định của pháp luật cho phép, đã bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.
- Có phải trước đó Bộ GD-ĐT từng có kiến nghị về việc bỏ quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên?
Video đang HOT
Việc rà soát quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được Bộ GD-ĐT chủ động triển khai và đề xuất với Bộ Nội vụ từ năm 2020. Cụ thể là trong quá trình góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và xây dựng các thông tư thay thế các thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT/BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã 2 lần ký văn bản gửi Bộ Nội vụ đề cập đến nội dung này.
Lần thứ nhất là công văn số 2814 ngày 29/7/2020 của Bộ GD-ĐT gửi Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh quy định về bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101. Trong đó, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 101 theo hướng đối với viên chức ngành giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ GD-ĐT quy định (trong trường hợp không thể thay thế tất cả thì chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp).
Lần thứ hai là công văn số 2966 ngày 10/8/2020 của Bộ GD-ĐT gửi Bộ Nội vụ về việc xin cấp mã số hạng và thống nhất các dự thảo thông tư. Trong đó, Bộ GD-ĐT đã đề nghị không quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng mà quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên của các năm giữ hạng.
Tại thời điểm năm 2020, các ý kiến đề xuất của Bộ GD-ĐT đã được Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu. Tuy nhiên, do các quy định của Luật Viên chức và Nghị định 101 nên chưa thể có điều chỉnh riêng với viên chức ngành giáo dục. Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời của Bộ Nội vụ trong tổng hợp, đề xuất tham mưu với Chính phủ để cùng các Bộ, ngành giải quyết những tồn đọng, vướng mắc đối với công tác bồi dưỡng công chức, viên chức.
Dự kiến trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ làm việc trực tiếp với Bộ Nội vụ về một số vấn đề liên quan đến chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức ngành giáo dục, trong đó sẽ trao đổi cụ thể hơn về các nội dung đề xuất nêu trên của Bộ Nội vụ để tiếp tục khẳng định sự đồng thuận từ phía Bộ GD-ĐT.
- Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ, đồng nghĩa với việc các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên cũng sẽ được bãi bỏ. Vậy việc tiếp theo của Bộ GD-ĐT sẽ là gì, thưa ông?
Cần phải nhấn mạnh rằng, với đề xuất hiện nay của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Với định hướng như vậy, nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ thì Bộ GD-ĐT sẽ sớm triển khai việc sửa đổi các các quy định tại chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên cũng như các quy định về thi/xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên hạng I vốn đã ít nay càng hiếm hơn
Phần đông giáo viên Trung học cơ sở hạng I hiện nay đều cho rằng khi xây dựng Thông tư 03/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chú ý đến quyền lợi của họ.
Ngày 20/3/2021, khi các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập được ban hành ngày 02/02/2021 có hiệu lực thi hành, nhiều giáo viên các cấp học phổ thông vẫn còn đang boăn khoăn về tính hiệu quả thực thi của nó.
Trên các diễn đàn, các tạp chí, nhiều nhà giáo, nhà khoa học đã lên tiếng phản ánh về những bất cập mà các thông tư mang lại, đặc biệt là thông tư 03/2021.
Mục đích của việc phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp học là nhằm để khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo trong các trường học.
Trong một cơ sở giáo dục phổ thông, chắc chắn sẽ có những giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy khá, giáo viên đạt yêu cầu...
Minh chứng thể hiện năng lực sư phạm của nhà giáo được biểu hiện rõ nhất là qua kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh, qua những phong trào, cuộc thi mà giáo viên đó đã đạt được.
Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Ở đó đối tượng lao động của nhà giáo là con người. Và sản phẩm của nhà giáo là những con người có tri thức, có phẩm chất, năng lực, sáng tạo và bản lĩnh.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, trình độ của nhà giáo ngày càng không ngừng được nâng cao.
Không ai có thể phủ nhận được tính tất yếu về hiệu quả công việc của nhà giáo khi trình độ được nâng lên.
Tuy nhiên chắc chắn một điều là giáo viên ở trường phổ thông có bằng cấp chứng chỉ cao hơn chưa hẳn có khả năng dạy học, giáo dục hiệu quả.
Thông tư 03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên Trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có trình độ Thạc sĩ. (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Thông tư 03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên Trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có trình độ thạc sĩ.
"Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) nên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng" ( khoản 3, điều 9 ).
Quy định này đã khiến nhiều giáo viên khá bức xúc.
Phần đông giáo viên Trung học cơ sở hạng I (có trình độ đại học) hiện nay đều cho rằng khi xây dựng thông tư 03/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chú ý đến quyền lợi của lực lượng này.
Thầy Nguyễn Văn H. (Đà Nẵng) cho biết sau 15 năm công tác, năm 2018 thầy cùng nhiều đồng nghiệp đã hội đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I giáo viên Trung học cơ sở theo thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ và được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cử đi dự thi.
Vượt qua một kỳ thi vô cùng áp lực và nghiêm túc (gần 30% giáo viên tham dự không đạt), những giáo viên trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I đã được Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm.
Niềm vui chưa được bao lâu thì nay Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư mới với tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao hơn, đã vô tình làm cho hàng trăm giáo viên phải rớt hạng.
Phần lớn giáo viên khi được hỏi có tiếp tục đi học thạc sĩ để được bổ nhiệm vào hạng I hay không? Câu trả lời là không.
Bởi lẽ ai cũng thấy rằng sự chênh lệch giữa bậc lương cuối cùng của giáo viên hạng II và hạng I chỉ là 0,4. Nhiều người cho đến lúc nghỉ hưu cũng chưa chạm bậc cuối cùng.
Do đó điều mà họ bức xúc không phải là chuyện lương tăng hay giảm mà là sự cào bằng trong đánh giá năng lực khi phần lớn giáo viên từ hạng II (mã số V.07.04.11) sẽ chuyển sang hạng II (mã số V.07.04.31), trong khi nhiều giáo viên hạng I (mã số V.07.04.10) vốn có nhiều thành tích trong công tác, được đồng nghiệp, các cấp giáo dục công nhận, là giáo viên cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh thì bị rớt hạng.
Theo thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thì hiện nay giáo viên hạng I chiếm tỉ lệ rất ít, khoảng 1.500 người bao gồm cả những người có trình độ thạc sĩ (cấp Trung học cơ sở có khoảng 0,5% so với tổng số giáo viên cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông có khoảng 0,16% so với tổng số giáo viên Trung học phổ thông).
Vì vậy có thể thấy rằng số giáo viên Trung học cơ sở hạng I lâu nay vốn đã ít, nay lại còn thấp hơn trước. Điều đó cho thấy kỳ thi thăng hạng của giáo viên Trung học cơ sở năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gây ra nhiều tốn kém, lãng phí.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp 'cân não' giáo viên Giáo viên tưởng thở phào nhẹ nhõm, mừng như 'bắt được vàng' khi 2 chứng chỉ tin học và ngoại ngữ được xóa bỏ thì nay lại phải bỏ tiền túi ra học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp... Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang 'làm khó' giáo viên. (Ảnh: YN) Ngày 2/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã...